Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng Tác động đến môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường khu du lịch (Trang 39)

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

1.Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng Tác động đến môi trường tự nhiên

Tác động đến môi trường tự nhiên

Không khí

a) Nguồn gây ô nhiễm

Trong giai đoạn san lấp mặt bằng và xây dựng các công trình của dự án, chất lượng không khí xung quanh bị tác động do những nguyên nhân sau:

- Bụi sinh do hoạt động san hạ mặt bằng.

- Bụi phát sinh trong giai đoạn xây dựng các công trình của dự án.

- Bụi than và các chất khí SO2, NO2, CO, THC do khói thải của xe cơ giới vận chuyển vật liệu gây ô nhiễm không khí xung quanh, ảnh hưởng đến đời sống người dân xung quanh và công nhân lao

- Bức xạ nhiệt từ các quá trình thi công có gia nhiệt, khói hàn (như quá trình cắt, hàn). Các tác nhân gây ô nhiễm này tác động chủ yếu lên công nhân trực tiếp làm việc tại công trường và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư đối diện với khu đất dự án nếu không có giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường hữu hiệu.

- Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông, xe ủi, máy đầm, đóng cọc bê tông, v.v.. gây tác động mạnh đến khu vực xung quanh.

- Mùi hôi phát sinh ra từ nước thải, rác thải sinh hoạt của công nhân tại công trường.

b) Đặc trưng ô nhiễm không khí

- Ô nhiễm không khí từ các khâu: bóc lớp đất, cát bề mặt, san hạ mặt bằng.

Lượng bụi sinh ra chủ yếu tại khu vực san hạ mặt bằng, xúc cát,... Nồng độ bụi thường cao gấp hàng vài chục tới vài trăm lần so với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (thường từ 10 – 100 mg/m3 ). Tải lượng bụi lớn và tỷ trọng bụi cao (d = 1,6 – 2,0), vì vậy phát tán của bụi trong không khí không lớn nên chủ yếu ảnh hưởng đến công nhân lao động tại công trường và một số khu biệt thự, cơ quan công sở bên cạnh khu đất của dự án. Lượng bụi trên sẽ giảm nhiều trong điều kiện mùa mưa khi đất, cát bị ướt.

- Ô nhiễm bụi đất, cát trong quá trình xây dựng: Trong quá trình vận chuyển, các loại nguyên liệu có khả năng phát sinh bụi là đất, đá, cát, xi măng, gạch ngói …

Tùy theo điều kiện chất lượng đường xá, phương thức bốc dỡ và tập kết nguyên liệu mà ô nhiễm phát sinh nhiều hay ít. Nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày khô, nắng gió. Bụi do nguyên liệu rơi vãi hoặc từ các bãi chứa cuốn theo gió phát tán vào không khí gây nên ô nhiễm cho các khu vực xung quanh. Một thực tế khách quan là ô nhiễm bụi trên đường vận chuyển và tập kết nguyên liệu rất phổ biến. Kết quả tính tải lượng bụi trong quá trình vận chuyển, tập kết vật liệu xây dựng (theo WHO, 1993) như sau:

L = 1,7k       − ×       ×       ×       ×       × 365 365 4 7 , 2 48 12 5 , 0 7 , 0 p w W S s

W: trọng lượng có tải của xe; 10 tấn

w: số bánh xe; 6 bánh; p : số ngày hoạt động trong năm. Từ công thức tính trên, có thể xác định được trung bình: 0,15 kg bụi/km/lượt xe/năm. Dự án sử dụng 1 xe với quãng đường vận tải trung bình trong là 0,25 m, số lượt xe là 100 lượt/ngày. Vậy, tải lượng ô nhiễm bụi do vận chuyển là 0,15 x 0,25 x 100 x 30 = 112,5kg bụi trong suốt quá trình dự án.

Thông thường giá trị hàm lượng bụi lơ lửng đo được tại khu vực bốc dỡ thường dao động trong khoảng 0,9-2,7 mg/m3 tức cao hơn tiêu chuẩn không khí xung quanh 3-9 lần (TCVN 5937:2005, quy định bụi: 0,3 mg/m3). Ô nhiễm bụi sẽ giảm vì chất lượng đường giao thông tại khu vực khá tốt và Chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm như vệ sinh mặt bằng, cách ly nguồn ô nhiễm hoặc tạo độ ẩm cho nguyên liệu,…

Chủ dự án sẽ áp dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm hạn chế ô nhiễm bụi do quá trình vận chuyển và tập kết nguyên vật liệu xây dựng.

- Ô nhiễm khí thải của các phương tiện giao thông vận tải

Khi hoạt động các phương tiện vận tải với nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu là xăng và dầu diezel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải khá lớn chứa các chất ô nhiễm không khí như NO2, CxHy, CO, CO2,...

Bảng 3.8. Thành phần các chất trong khói thải ô tô Tình trạng vận hành CxHy, (ppm) CO (%) NO2 (ppm) CO2 (%)

Chạy không tải 750 5,2 30 9,5

Chạy chậm 300 0,8 1.500 12,5

Chạy tăng tốc 400 5,2 3.000 10,2

Chạy giảm tốc 4.000 4,2 60 9,5

Để ước tính tải lượng các chất ô nhiễm không khí thải vào môi trường, có thể căn cứ vào số lượng xe hoạt động trong ngày và thành phần khí thải của xe khi hoạt động cho ở bảng 3.8 , lượng xăng tiêu thụ hàng ngày của các phương tiện giao thông hoạt động tại dự án trong quá trình xây dựng, chúng ta có thể tính được lượng các chất ô nhiễm không khí thải vào môi trường dựa theo hệ số ô nhiễm cho ở bảng 3.9 sau đây:

Bảng 3.9. Hệ số ô nhiễm của xe hơi (kg/1.000 lít xăng)

Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm CO 291 CxHy 33,2 NOx 11,3 SO2 0,9 Aldehyde 0,4 Chì 0,3 (Nguồn: WHO, 1993) Nước thải

a) Nguồn gây ô nhiễm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong giai đoạn san lấp mặt bằng và xây dựng hệ thống các công trình cho Dự án, chất lượng nước trong khu vực bị tác động do những nguyên nhân:

Nước thải sinh hoạt của 60 công nhân xây dựng.

Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng dự án có chứa cặn, đất cát, rác và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất thoát vào hệ thống thoát nước của nằm dọc theo đường liên tỉnh Phước Hưng – Phước Tỉnh

b) Đặc trưng ô nhiễm nước

Nguồn nước thải sinh hoạt và chất thải rắn của công nhân tại khu vực dự án là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, chứa lượng lớn các khuẩn Coli và các vi khuẩn gây bệnh khác.

Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh. Theo tính toán thống kê, đối với những Quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (nếu không xử lý) như trong bảng 3.10

Bảng 3.10. Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường

Số

TT Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người.ngày)

1 BOD5 45 – 54 2 COD (Dicromate) 72 – 102 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 – 145 4 Dầu mỡ 10 – 30 5 Tổng Nitơ 6 – 12 6 Amôni 2,4 – 4,8 7 Tổng Phốt Pho 0,8 – 4,0 8 Tổng Coliform (MPN/100ml) 106 – 109 (Nguồn: WHO, 1993)

Tải lượng các chất ô nhiễm thải thải vào môi trường trong quá trình thi công dự án được trình bày trong bảng 3.11.

Bảng 3.11. Tải lượng các chất ô nhiễm thải vào môi trường Số

TT Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm (kg/ngày)

1 BOD5 2,7 – 3,5 2 COD 4,5 – 6,5 3 SS 4,5 – 9,0 4 Dầu mỡ 0,6 – 1,8 5 Tổng N 0,4 – 0,8 6 Amôni 0,2 – 0,3 7 Tổng Phospho 0,05 – 0,3 (Nguồn: WHO, 1993)

Nếu trung bình 1 người công nhân sử dụng 50 lít nước/ngày, thì tổng lượng nước thải mỗi ngày (ước tinh cho 60 công nhân) khoảng 2,5m3

(khoảng 80% khối lượng nước được sử dụng). Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được đưa ra trong bảng 3.12.

Bảng 3.12. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Số

TT Chất ô nhiễm

Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)

Không xử lý Có hệ thống bể tự hoại TCVN 6772 – 2000(Mức II)

1 BOD5 562 - 675 100 - 200 30 2 COD 900 -1275 180 - 360 50 3 SS 875 -1812 80 - 160 50 4 Dầu mỡ 125 - 375 - 20 5 Tổng N 75 -150 20 - 40 - 6 Amôni 30 - 60 5 - 15 - 7 Tổng Phospho 10 - 50 - 6 8 Tổng Coliform(MPN/100ml) 106 - 108 104 103 (Nguồn: WHO, 1993)

So sánh nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý bằng bể tự hoại với tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt (TCVN 6772:2000, Mức II) cho thấy: Nước thải sinh hoạt trước xử lý có hàm lượng BOD5 cao gấp 18 – 22 lần tiêu chuẩn, COD cao hơn gấp 18 – 25 lần tiêu chuẩn, SS cao gấp 17 – 36 lần tiêu chuẩn. Sau khi qua hệ thống xử lý, các chất gây ô nhiễm trong nước thải đã giảm đáng kể.

Rác thải

a) Nguồn gốc phát sinh

Lượng rác thải phát sinh trong quá trình xây dựng chủ yếu : Rác thải sinh hoạt của 60 công nhân xây dựng

b) Khối lượng rác thải

Theo ước tính, mỗi cán bộ công nhân viên làm việc tại khu vực dự án thải ra từ 0,5 – 0,8 kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Chất thải sinh hoạt này nhìn chung là những loại chứa nhiều chất hữu cơ, dễ phân huỷ (trừ bao bì, nylon). Nếu tính trung bình mỗi ngày tại khu vực dự án có 60 cán bộ, công nhân làm việc, thì tổng khối lượng rác thải sinh hoạt ước khoảng 30 – 48 kg/ngày.

Mặc dù khối lượng rác thải rắn sinh hoạt không nhiều, nhưng nếu không có biện pháp thu gom hợp lý, lượng rác tích tụ trong thời gian xây dựng ngày càng nhiều sẽ gây tác động đến môi trường .

Lượng xà bần từ quá trình xây dựng không nhiều, do có hai nhà dân hiện hữu, tuy nhiên chúng cũng cần có biện pháp thu gom hợp lý như: thu gom và tái sử dụng cho san nền, chôn lấp hợp vệ sinh.

Tác động tới tài nguyên sinh học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ sinh thái trên cạn

Hoạt động của dự án không làm biến đổi nhiều về thảm thực vật, vì như đã đánh giá ở trên, hiện trạng thảm thực vật trên khu đất của dự án khá nghèo nàn, chủ yếu còn sót một số cây dương tồn tại sau cơn bão số 9 – tháng 12/2006. Sau khi dự án hoàn tất, sẽ trồng mới cây xanh với tỷ lệ > 20% diện tích nhằm tái tạo lại cảnh quan môi trường trên khu đất.

Hệ sinh thái dưới nước

Nguồn nước mặt trong khu vực là nước biển ven bờ Bãi tắm Long Hải. Trong quá trình xây dựng, các nguồn thải của dự án không tác động trực tiếp đến nguồn nước mặt này, chỉ tác động mang tính gián tiếp, nếu không quản lý tốt các chất thải sẽ làm tăng thêm mức độ ô nhiễm của nước thải tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên, với lưu lượng nhỏ, nước thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình xây dựng đều được xử lý bằng bể tự hoại di động, có hợp đồng thu gom với công ty Môi trường Đô thị huyện Long Điền thu gom theo định kỳ, nên không ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước trong khu vực.

Tác động đến kinh tế xã hội

Trong quá trình thi công xây dựng một số tác động bất lợi có thể xảy ra như:

An ninh trật tự tại khu vực dự án.

Trong quá trình thi công dự án, tập trung nhiều vật tư, đồng thời huy động một lực lượng lao động với nhiều đơn vị khác nhau có thể gây ra một số tác động tiêu cực như: tai nạn trong lao động, mất trật tự trị an ninh nên cần có sự quản lý chặt chẽ. Vì vậy, cần phải có kế hoạch chủ động phòng tránh các tác động trên.

An toàn trong quá trình lao động

Các phương tiện giao thông, thiết bị thi công, quy định an toàn lao động không được chuẩn bị, kiểm tra, bảo dưỡng chu đáo cũng dễ xảy ra tai nạn giao thông, an toàn lao động không được đảm bảo.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường khu du lịch (Trang 39)