Phương án giảm thiểu rủi ro do thiên ta

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường khu du lịch (Trang 79)

II. AN NINH TRẬT TỰ VÀ PHÒNG CHỐNG SỰ CỐ

d. Phương án giảm thiểu rủi ro do thiên ta

Bão:

Tổ Quản lý Môi trường Khu du lịch sẽ thường xuyên theo dõi tình hình dự báo diễn biến thời tiết và trình lên Ban quản lý dự án để có phương án phòng ngừa khi xảy ra thiên tai.

Kết hợp với chính quyền địa phương triển khai các biện pháp phòng tránh. Thực hiện việc thông báo và sơ tán du khách đến nơi an toàn, kêu gọi sự trợ giúp về lực lượng, phương tiện cấp cứu từ phía địa phương khi có những hiện tượng bất thường.

Di chuyển những vật tư, thiết bị có thể để giảm thiếu thiệt hại về vật chất. Cam kết chịu phí tổn bồi thường cho du khách nếu trong hợp đồng du lịch có bảo hiểm.

Xói lở bờ biển:

- Xây dựng kè cứng mái nghiêng bảo vệ bờ

Do san nền cao hơn cao độ tự nhiên khoảng 1.50m – 2.60m nên để đảm bảo cho lớp đất san nền ổn định không bị sạt lở và đảm bảo công trình chính của khu du lịch được ổn định, không làm ảnh hưởng đến khu vực xung quanh và các tai nạn có thể xảy ra nên cần thiết phải xây tường ở phía Nam giáp biển và hai phía Đông, Tây có chiều cao đắp lớn.

- Gia cố mái bằng hai lớp đá:

Lớp trên: đá hộc lát chít mạch bằng vữa xi măng mác M100, chiều cao tường chắn là 2.5m và 3.3m.

Lớp dưới cát đệm dày trung bình 10 cm.

- Xây dựng kè mỏ hàn mềm ứng dụng công nghệ Stabiplage

Từ cuối năm 2003, Sở KH&CN BR-VT đã tiếp cận công nghệ Stabiplage. Sau một thời gian ứng dụng, công nghệ Stabiplage đã đáp ứng tốt các yêu cầu đề ra đối với bờ biển bị xói lở, với nhiều ưu điểm vượt trội: không gây tác động xấu đến môi trường mà dựa vào tự nhiên để điều chỉnh; thời gian thực hiện được rút ngắn đáng kể so với các công trình cứng; giá thành rẻ; thi công đơn giản; công trình không cần phải bảo trì, tiết kiệm nhân công... Đặc biệt, công trình không chỉ có tác dụng chống xói lở mà còn tạo nên bãi bồi với cảnh quan mới. Sự thành công này đã mở ra hướng đi mới trong việc chống xói lở bờ biển không chỉ đối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mà còn cho nhiều địa phương khác trong cả nước.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ Stabiplage là thu giữ, tích tụ và duy trì tại chỗ các trầm tích, không chống lại thiên nhiên mà trợ giúp thiên nhiên thông qua hoạt động thuỷ động lực học ven biển và dịch chuyển trầm tích vào dọc bờ, từ đó tạo ra các trao đổi ổn định động lực các khu vực xói lở cần được xử lý.

Stabiplage gồm các con lươn có vỏ bọc ngoài, sử dụng vật liệu tổng hợp Geocomposite (vải địa kỹ thuật) có hai lớp, lớp ngoài là lưới polyeste màu sáng, lớp lọc bên trong là polypropylene kiểu không dệt. Đặc tính cơ bản của Geocomposite là có độ bền kéo 400 kN/m và độ thấm 0,041 m/s. Chiều dài trung bình của Stabiplage từ 50 đến 80 m, có mặt cắt gần như hình elip chu vi khoảng 6,5 đến 10 m. Kích thước của Stabiplage cũng như loại vật liệu được lựa chọn thích ứng với từng khu vực của công trình.

Về cơ bản có ba kiểu công trình Stabiplage:

- Stabiplage đặt nửa chìm, nửa lộ thiên vuông góc với bờ như kiểu mỏ hàn, nhằm hạn chế dòng ven bờ, tăng cường bồi tụ phù sa mà dòng chảy ven bờ mang theo, duy trì tại chỗ lượng phù sa theo cơ chế bồi tụ.

- Stabiplage đặt ngầm và song song với bờ, có tác dụng làm giảm bớt năng lượng sóng lừng mạnh, nguy hiểm, tạo vùng sóng lừng nhỏ hơn, cho phép phù sa mịn lắng đọng trong vùng bị xói lở.

Hình 4.6. Cách bố trí công trình Stabiplage Đề xuất phương án xây bờ kè mềm:

Xây dựng 4 mỏ hàn mềm vuông góc với bờ (áp dụng công nghệ Stabiplage) có chiều dài mỗi mỏ hàn là 40 m, đặt cách nhau 165 m. Độ bền kéo 590 KN/m, độ thấm nước 28 l/s/m2, độ dãn dài 16%; bên trong bơm đầy cát.

Vật liệu Geocomposites gồm 2 lớp: lớp ngoài dệt bằng polypropylene gia cố bằng polyamide, lớp trong bằng vật liệu polypropylene không dệt. Các mỏ hàn được neo nổi trên mặt nước, mặt cắt ngang gần như ovan, cao 0,8m rộng 2,2m, phía dưới đào hào để chứa cát lắng, 2 neo đặt ở độ sâu thích hợp.

Kinh phí dự tính xây dựng bờ kè mềm Stabiplage sẽ được trình bày trong chương 7.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường khu du lịch (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)