- Tổng chất rắn lơ lửng (TSS ): 1020 mg/l
d. Đánh giá sơ bộ sức chịu tải của môi trường
- Về nguyên tắc, việc đánh giá sức chịu tải của môi trường sẽ do Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc các Viện, Trung tâm về bảo vệ môi trường nghiên cứu, thực hiện vì trong một khu vực, một vùng sẽ tiếp nhận rất nhiều nguồn chất thải từ các cơ sở sản xuất, khu dân cư,…khác nhau, trong khả năng của dự án sẽ không đủ năng lực để thực hiện việc này.
- Theo hướng dẫn của Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ dự án sẽ phải thực hiện việc đánh giá sơ bộ sức chịu tải của môi trường khu vực tiếp nhận chất thải của dự án khi đi vào hoạt động.
- Trên cơ sở phân tích hiện trạng và những tác động môi trường khi triển khai dự án, sơ bộ đánh giá sức chịu tải của môi trường tại khu vực triển khai dự án như sau:
- Đối với môi trường không khí:
Khi dự án đi vào hoạt động thì việc ảnh hưởng đến môi trường không khí bao gồm các hoạt động giao thông, nấu nướng, nhiệt thừa từ máy điều hòa nhiệt độ, khí phân hủy từ chất thải rắn (rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và du khách) và máy phát điện dự phòng. Những chất thải này có thể gây ô nhiễm cho môi trường không khí, đặc biệt là khi có sự cố về ô nhiễm. Tuy nhiên, các nguồn thải trên ảnh hưởng rất thấp đến môi trường.
Đối với môi trường nước:
Hoạt động của dự án phát thải với một lượng chất thải gồm chất thải rắn khoảng 800 kg/ngày, nước thải là 300 m³/ngày và nếu được kiểm soát tốt bằng nhiều biện pháp khác nhau thì tác động của các chất thải này là không đáng kể. Ngoài ra, nước thải của dự án không xả ra khu vực biển ven bờ (các bãi tắm) mà được dẫn đến hệ thống thoát nước chung trên đường liên xã Phước Hưng – Phước Tỉnh.
Như vậy, khi dự án đi vào hoạt động khả năng tác động đến môi trường là thấp và với hiện trạng môi trường nền như đã phân tích ở chương 2 thì sức chịu tải của môi trường sẽ được đảm bảo.