Thực trạng của chính sách

Một phần của tài liệu Phân tích chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam (Trang 26)

Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 có hiệu lực, Việt Nam đã đạt được kết quả khả quan trong thu hút luồng vốn FDI. Tính đến 31/12/2004, Việt được kết quả khả quan trong thu hút luồng vốn FDI. Tính đến 31/12/2004, Việt Nam đã thu hút được 6.164 dự án với tổng vốn đăng ký và tăng thêm đạt khoảng 59,8 tỷ USD. Đáng chú ý, tổng số vốn thực hiện tính đến hết năm 2004 chiếm gần 50.1% tổng vốn FDI đã đăng ký và tăng thêm. Tuy nhiên, luồng vốn đầu tư FDI hàng năm vào Việt Nam diễn biến thất thường, không ổn định.

Có thể phân chia quá trình thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong 15 năm qua thành ba giai đoạn chủ yếu sau: thành ba giai đoạn chủ yếu sau:

Từ 1988 đến 1996: Trong giai đoạn này, vốn FDI đổ vào Việt Nam liên tục tăng với tốc độ nhanh cả về số dự án, số vốn đăng ký mới tăng và đạt mức đỉnh tục tăng với tốc độ nhanh cả về số dự án, số vốn đăng ký mới tăng và đạt mức đỉnh điểm gần 8,9 tỷ USD vào năm 1996. Kết quả này phần nào là do kỳ vọng của các nhà đầu tư nước ngoài đối với một nền kinh tế mới mở cửa, có quy mô dân số khá lớn với trên 70 triệu người và thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng. Đặc điểm của giai đoạn này là vốn thực tế giải ngân tăng về tuyệt đối và tương đối, nhưng tỷ lệ vốn giải ngân thấp, một phần do đây là giai đoạn đầu, một phần do tốc độ tăng vốn đăng ký cao hơn.

Từ 1997 đến 1999: Đặc trưng bởi sự giảm sút mạnh của dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam, chủ yếu do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và do vào Việt Nam, chủ yếu do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và do môi trường đầu tư ở Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn so với các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc. Một nguyên nhân có thể là do Luật Đầu tư Nước ngoài sửa đổi năm 1996 đã giảm đi một số ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài. Vốn FDI đăng ký mới giảm trung bình tới 24%/năm, trong khi vốn giải ngân giảm với tốc độ chậm hơn, trung bình khoảng 14%, góp phần thay đổi sự tương quan giữa vốn giải ngân và vốn đăng ký. Từ năm 1999 trở đi, vốn giải ngân luôn vượt vốn đăng ký mới.

chậm, trong khi vốn và số dự án đăng ký mới biến động thất thường. Năm 2002 được ghi nhận là năm có số vốn đăng ký thấp nhất, nhưng số dự án cao nhất hay được ghi nhận là năm có số vốn đăng ký thấp nhất, nhưng số dự án cao nhất hay quy mô vốn/dự án là thấp nhất.

Từ năm 2004 đến giữa năm 2005: tổng vốn đăng ký tăng trên 30% so với năm 2003 (của riêng phía nước ngoài tăng 28,4%), tổng vốn thực hiện tuy nhiên năm 2003 (của riêng phía nước ngoài tăng 28,4%), tổng vốn thực hiện tuy nhiên chỉ tăng 7,6%. Tốc độ tăng nhanh vốn FDI năm 2004 và 6 tháng đầu năm 2005 một phần là do kết quả của cải thiện môi trường đầu tư bằng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Chính phủ cho phép đầu tư gián tiếp vào 35 ngành, đồng thời mở cửa hơn một số ngành do Nhà nước độc quyền nắm giữ trước đây như điện lực, bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông cho đầu tư nước ngoài và cho phép chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang công ty cổ phần. Năm 2004, Việt Nam đã chú trọng hơn tới công tác xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước.

Từ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á các nước trong khu vực đã cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để thu hút vốn FDI. Cũng từ mốc này, chính thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để thu hút vốn FDI. Cũng từ mốc này, chính sách về FDI của Việt Nam cũng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, mặc dù thay đổi nhưng các quy định luật pháp của Việt Nam vẫn thiếu minh bạch, thiếu nhất quán, hiệu lực thực thi pháp luật thấp. Những yếu tố này làm tăng chi phí đầu tư và kinh doanh và làm cho môi trường đầu tư ở Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn so với trước và so với một số nước trong khu vực, nhất là so với Trung Quốc.

Chính sách thu hút vốn FDI tại Việt Nam đã được thực hiện ngay từ khi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế và được thể chế hóa thông qua ban hành Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế và được thể chế hóa thông qua ban hành Luật Đầu tư Nước ngoài năm 1987. Cho đến nay, Luật Đầu tư Nước ngoài đã được sửa đổi và hoàn thiện 4 lần vào các năm 1990, 1992, 1996 và gần đây nhất là năm 2000. Biểu 1 khái quát lại những thay đổi quan trọng trong chính sách thu hút FDI qua các kỳ sửa đổi Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam. Xu hướng chung của thay đổi chính sách Việt Nam là ngày càng nới rộng quyền, tạo

điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài và thu hẹp sự khác biệt về chính sách đầu tư giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Những thay đổi chính sách đầu tư giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Những thay đổi này thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong cải thiện, tạo môi trường đầu tư chung theo xu hướng hội nhập của Việt Nam.

Bên cạnh diễn biến về thu hút vốn FDI và thực tiễn hoạt động của khu vực có vốn FDI, những thay đổi trong chính sách thu hút FDI của Việt Nam trong có vốn FDI, những thay đổi trong chính sách thu hút FDI của Việt Nam trong những năm qua còn xuất phát từ ba yếu tố khác, đó là: (1) sự thay đổi về nhận thức và quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với khu vực có vốn FDI; (2) chính sách thu hút FDI của các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo nên áp lực cạnh tranh đối với dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam và; (3) những cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư nước ngoài. Phân tích dưới đây sẽ đề cập tới từng yếu tố đó, đồng thời nêu lên những thách thức đối với việc tiếp tục hoàn thiện chính sách và luật pháp về FDI tại Việt Nam trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Phân tích chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w