Kết quả điều tra Tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra giáo viên ( nộ

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm dạy học hiện đại thiết kế một số bài học chương Động lực học chất điểm vật lý 10 THPT để nâng cao chất lượng dạy học (Trang 35)

dung phiếu điều tra xem tại phụ lục). Kết quả điều tra nhƣ sau:

* Tình hình dạy:

Bài soạn của giáo viên thường sơ sài, chủ yếu là tóm tắt kiến thức, các câu hỏi trong sách giáo khoa, dù đã phân định các hoạt động nhưng các hoạt động của giáo viên và học sinh còn nêu rất chung chung, nội dung kiến thức không nêu rõ, việc tổ chức định hướng hoạt động học của học sinh còn chưa được thể hiện rõ trong giáo án.

Hầu như giáo viên không sử dụng thí nghiệm trong qua trình giảng dạy. khi phỏng vấn các giáo viên thì thu được thông tin phản hồi là:

-Không có hoặc dụng cụ thí nghiệm không đầy đủ ( hỏng, mất).

-Nhiều thí nghiệm cồng kềnh, lắp rắp mất thời gian dẫn đến cháy giáo án. -Khó ổn định tổ chức lớp trước và sau khi làm thí nghiệm…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đa phần giáo viên đều nhận định, nếu sử dụng được thí nghiệm trên lớp sẽ kích thích hứng thú học tập của học sinh xong do các lí do trên trong quá trình dạy học giáo viên chỉ cho học sinh quan sát một số thí nghiệm đơn giản, hoặc yêu cầu học sinh đọc trong sách giáo khoa.

Ngoài ra các giáo viên còn cho biết chỉ có giáo án thi giáo viên dạy giỏi, các bài dạy có người dự giờ thì giáo viên mới soạn giáo án cẩn thận hơn và có sử dụng thí nghiệm trong bài giảng, còn nói chung giáo viên cho rằng việc chuẩn bị thí nghiệm mất thời gian và không quen sử dụng nên không sử dụng chúng trong đa số bài dạy của mình.

Phương pháp dạy học chủ yếu vẫn là thuyết trình, chưa kết hợp các phương pháp dạy học với nhau.

* Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học của nhà trƣờng

-Nhìn chung trường có đủ số phòng học, đảm bảo điều kiện về bàn ghế, bảng, ánh sáng…

- Dụng cụ trong các phòng thí nghiệm tương đối đầy đủ nhưng tần suất sử dụng chưa cao.

-Phòng học bộ môn và thiết bị dạy học hiện đại: trường THPT Bình Lục B có phòng học chuyên môn nhưng chưa được trang bị đầy đủ về đồ dùng thực hành thí nghiệm đồng loạt, trường có ba chiếc máy chiếu cho ba phòng học chức năng và một chiếc trong phòng hội đồng; trường Bắc Lí có hai máy chiếu đặt trong phòng chuyên môn và một chiếc trong phòng hội đồng. Nhà trường đã tổ chức giờ học thêm công nghệ thông tin cho giáo viên vì đa phần giáo viên đã có kĩ năng cơ bản về sử dụng máy vi tính, trong các đợt thao giảng 100% các giáo viên đã kết hợp dược ứng dụng công nghệ thông tin với phương tiện dạy học, phương pháp dạy học truyền thống. Tuy nhiên việc sử dụng các thiết bị trên trong các giờ học chưa được thường xuyên.

Việc trang bị sách giáo khoa, sách bài tập và sách giáo viên của bộ môn vật lí tương đối đầy đủ, thuận lợi cho việc soạn giáo án của giáo viên. Sách tham khảo còn ít chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Tình hình học tập của học sinh và những khó khăn sai lầm mà học sinh thƣờng gặp phải

Qua thực tế giảng dạy ở trường phổ thông và qua trao đổi với một số giáo viên giảng dạy bộ môn vật lí, tác giả có một số nhận xét sau về quá trình lĩnh hội kiến thức có liên quan của học sinh:

- Đa số học sinh chưa hăng hái, hứng thú trong giờ học vật lý, ngại phát biểu ý kiến ,sợ sai, không tự tin vào bản thân.

- Đa số học sinh thụ động, công nhận các kết quả mà thầy, cô giáo cung cấp. - Học sinh chủ yếu học theo kiểu đối phó chỉ tập trung nhớ công thức để làm bài tập mà đôi khi không hiểu bản chất, ý nghĩa công thức đó. Vì vậy kiến thức của các em rất hời hợt, không chắc chắn , nhanh quên.

- Khả năng diễn đạt kém, các em thường lúng túng khi phải trình bày hay giải thích một vấn đề.

Do đó chất lượng học tập bộ môn Vật lí còn thấp, tỉ lệ học sinh khá giỏi chưa cao, tỉ lệ học sinh yếu kém còn nhiều. cụ thể qua điều tra kết quả học tập môn vật lí khối 10 học kì I trườngTHPT B Bình Lục như sau HS giỏi 1,8 %, học sinh khá 18%, học sinh trung bình 65% học sinh yếu 17,2%; trường THPT Bắc Lí có HS giỏi 1,5 %, học sinh khá 17%, học sinh trung bình 64% học sinh yếu 17,5%

Qua điều tra, trò chuyện với học sinh tác giả thấy có một số nguyên nhân ảnh hưởng đến việc học tập môn vật lý của các em như sau:

-Một số học sinh cho rằng môn vật lí khó, trìu tượng. -Một số em bị mất gốc từ hồi cấp II.

-Chưa có động cơ học tập đúng đắn và biện pháp học tập phù hợp, hiệu quả.

-Một số học sinh bị cuốn hút bởi các trò chơi giải trí trên mạng Internet nên bị phân tán tư tưởng và dành ít thời gian cho học tập nên kết quả học tập chưa cao…

Bản thân các em cũng rất mong muốn mình học tốt môn vật lí để có thành tích cao trong học tập, có thể giải thích được một số hiện tượng trong tự nhiên và có thể áp dụng kiến thức vào trong đời sống, sản xuất. Trong giờ học vật lí nếu được sử dụng và quan sát thí nghiệm sẽ giúp học sinh hiểu và nắm chắc kiến thức hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết luận chƣơng 1

Mục tiêu của các quá trình dạy học cụ thể thường rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, người ta thường chú ý nhiều hơn đến ba lĩnh vực : Mục tiêu kiến thức , mục tiêu kỹ năng, mục tiêu thái độ. Mục tiêu này được cụ thể hóa thành chuẩn kiến thức , kĩ năng, thái độ của môn học . Đây là cơ sở quan trọng để GV thiết kế bài học và kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của HS.

Mục tiêu và chất lượng dạy học môn vật lí ở trường PT được căn cứ theo mục tiêu chung của dạy học và được cụ thể hóa cho mỗi bài học theo chuẩn kiến thức kĩ năng là cơ sở để đánh giá chất lượng dạy học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động dạy và hoạt động học là sự tương tác lẫn nhau giữa hai mặt của một hoạt động- hoạt động dạy học. Trong đó hoạt động dạy có chức năng định hướng; chức năng ủy thác; chức năng kích thích, động viên, làm nảy sinh nhu cầu, tạo động cơ, phát triển hứng thú học tập của người học; chức năng trợ giúp tham vấn, giúp đỡ người học; chức năng tổ chức hành động của người học; chức năng kiểm soát; chức năng đánh giá.

Bản thiết kế bài học là sự kết hợp những thiết kế cụ thể bao quát đủ những yếu tố cơ bản và xác lập được những liên hệ cần thiết, hợp lí giữa những yếu tố này. Đó là thiết kế mục tiêu học tập, nội dung học tập, các hoạt động học tập, các phương tiện giảng dạy-học tập và học liệu, đánh giá tổng kết và hướng dẫn học tập bổ sung, môi trường học tập. Tất cả những thiết kế này và liên hệ giữa chúng tạo nên một quy trình tương đối rõ ràng về logic và nội dung của bài học. Khi thiết kế mục tiêu bài học phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo qui định chung của bộ GD & ĐT từ đó phối hợp thiết kế một cách linh hoạt các hoạt động dạy học, PPDH phù hợp với điều kiện phương tiện dạy học của trường học cho từng bài học trên lớp cụ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DẠY HỌC HIỆN ĐẠI THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI HỌC CHƢƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” VẬT

LÍ 10 ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC

2.1. Vận dụng LLDH hiện đại thiết kế bài học để nâng cao chất lƣợng dạy học vật lí THPT

2.1.1. Đặc điểm dạy học vật lí [3]

Cũng như các môn khoa học tự nhiên khác, khoa học vật lý nghiên cứu thể giới tự nhiên nhằm phát hiện ra những đặc tính và quy luật khách quan của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên. Việc nghiên cứu vật lí cũng theo con đường mà V.I. Lênin đã khái quát hóa: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức hiện thực khách quan”. V.G. Razumôpxki trên cơ sở khái quát những phát biểu giống nhau của những nhà vật lý nổi tiếng như Anhxtanh, M. Plăng, M.Boocnơ, P.l. Kapitsa… đã trình bày những khía cạnh chính của quá trình sáng tạo khoa học dưới dạng chu trình như sau. Từ sự khái quát những sự kiện xuất phát đi đến xây dựng mô hình trừu tượng giả định (có tính chất như một giả thuyết); từ mô hình dẫn đến việc rút ra hệ quả lý thuyết (bằng suy luận logic hay suy luận toán học); kiểm tra bằng thực nghiệm những hệ quả đó.

Hình 1.3: Chu trình sáng tạo V.G. Ra-zu-mốp-xki

Nếu những kết quả thực nghiệm phù hợp với hệ quả dự đoán thì mô hình giả thuyết đó được xác nhận là đúng đắn và trở thành chân lý. Nếu những sự kiện thực

Mô hình – Giả thuyết trừu tượng

Các hệ quả logic

Các sự kiện khởi đầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệm không phù hợp với những dự đoán lý thuyết thì phải xem lại lý thuyết, chỉnh lý hoặc thay đổi. Mô hình trừu tượng được xác nhận trở thành nguồn tri thức mới, tiếp tục được sử dụng để suy ra những hệ quả mới hoặc để giải thích những sự kiện thực nghiệm mới phát hiện.

Ta có thể mô tả quá trình nhận thức vật lý chi tiết hơn, gồm các giai đoạn điển hình sau:

Thực tiễn → Vấn đề → Giả thuyết → Hệ quả → Định luật → Lý thuyết → Thực tiễn.

Vật lý phổ thông chủ yếu là khoa học thực nghiệm. Việc trình bày các định luật vật lý nên xuất phát từ thực nghiệm được kiểm nghiệm bằng thí nghiệm. Khi giảng dạy, cần làm các thí nghiệm khảo sát hoặc các thí nghiệm minh hoạ và tổ chức cho học sinh làm các bài tập thực hành, việc rèn luyện khả năng quan sát và các kỹ năng sử dụng các thiết bị dụng cụ rất cần thiết cho học sinh. Trong dạy học Vật lí ở THPT người ta đặc biệt chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng dự đoán và đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán, nhằm hình thành và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Bên cạnh việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng thực nghiệm, một số trường hợp, trong dạy học vật lí phổ thông cũng có thể đi theo con đường vận dụng các kiến thức đã học để xây dựng kiến thức mới. Thí dụ, xây dựng định luật bảo toàn động lượng từ định luật 2 và 3 Niutơn.

Vật lý học là khoa học gắn với thực tế sản xuất và đời sống, nên khi dạy cần yêu cầu HS vận dụng những hiểu biết trong cuộc sống vào việc nghiên cứu kiến thức mới và cần nêu các ứng dụng của vật lý vào thực tế.

Vật lý học hiện đại phát triển bằng cả hai con đường thực nghiệm và lý thuyết. Việc dạy vật lý vừa phải coi trọng mặt thực nghiệm, vừa phải chú ý đến mặt lý luận, để vừa bảo đảm truyền đạt chính xác các kiến thức vừa góp phần xây dựng cho học sinh tư duy khoa học, phương pháp suy luận logic, chặt chẽ, nhưng biện chứng, không máy móc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1.2.Mục tiêu của môn vật lí ở trƣờng phổ thông.

Mục tiêu dạy học vật lí ở trường phổ thông là góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông.

Các mục tiêu cụ thể của dạy học vật lí ở trường phổ thông:

1.Về kiến thức

Đạt được một hệ thống kiến thức vật lí phổ thông, cơ bản và phù hợp với những quan điểm hiện đại bao gồm:

a) Các khái niệm về các sự vật, hiện tượng và quá trình vật lí thường gặp trong đời sống, sản xuất.

b)Các đại lượng, các định luật và nguyên lí vật lí cơ bản.

c) Những nội dung chính của một số thuyết vật lí quan trọng nhất. d)Những ứng dụng phổ biến của vật lí trong đời sống và trong sản xuất.

e) Các phương thức chung của nhận thức khoa học và những phương pháp đặc thù của vật lí, trước hết là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Về kĩ năng

a) Biết quan sát các hiện tượng và quá trình vật lí trong tự nhiên, trong đời sống hằng ngày hoặc trong thí nghiệm, biết điều tra, sưu tầm tra cứu các tài liệu từ các nguồn khác nhau để thu thập thông tin cần thiết cho việc học tập môn vật lí.

b)Sử dụng được các dụng cụ đo phổ biến của vật lí, biết lắp rắp và tiến hành các thí nghiệm vật lí đơn giản.

c) Biết phân tích, tổng hợp và sử lí thông tin thu được để rút ra kết luận, đề ra các dự đoán đơn giản về các mối quan hệ hay về các bản chất của các hiện tượng hoặc quá trình vật lí cũng như đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đã đề ra.

d)Vận dụng được kiến thức vật lí để mô tả, giải thích các hiện tượng và quá trình vật lí, giải các bài tập vật lí, và giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống và sản xuất ở mức độ phổ thông.

e) Sử dụng được các thuật ngữ vật lí, các biểu, bảng, đồ thị để trình bày rõ ràng, chính xác những hiểu biết cũng như nhũng kết quả thu được qua thu thập và sử lí thông tin.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3. về thái độ

a)Có hứng thú học tập vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học, trân trọng những đóng góp của vật lí cho sự tiến bộ của xã hội và công lao của các nhà khoa học.

b)Có thái độ khách quan, trung thực; có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận , chính xác và có tinh thần hợp tác trong học tập môn vật lí, cũng như trong việc áp dụng các hiểu biết đã đạt được.

c)Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lí vào đời sống nhằm cải thiện điều kiện sống, học tập cũng như để bảo vệ môi trường sống tự nhiên.

d)Có thế giới quan, nhân sinh quan, tư duy khoa học và những phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của giáo dục phổ thông.

2.1.3. Thiết kế bài học vật lí theo yêu cầu nâng cao chất lƣợng dạy học vật lí ở trƣờng THPT. [12], [22]

Để thiết kế được bài học vật lí theo yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường THPT, GV cần xác định được cụ thể và hợp lí mối quan hệ giữa mục đích, nội dung, phương pháp, dạy học cũng như mối quan hệ giữa phương pháp dạy học với đối tượng học và phương tiện dạy học hiện đại. Đồng thời phải bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng, với mục tiêu là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, dạy không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK. Việc khai thác sâu kiến thức, kĩ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS.

2.1.3.1. Lượng hoá mục tiêu bài học

Hiện nay, giáo án của GV hay trong hướng dẫn giảng dạy, mục tiêu bài học (mục đích yêu cầu) thường viết chung chung như: nắm được khái niệm hiện tượng,, nội dung định luật... Nhiều khi mục tiêu còn được hiểu là những điều mà GV sẽ phải làm, trong quá trình giảng dạy: “Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm dạy học hiện đại thiết kế một số bài học chương Động lực học chất điểm vật lý 10 THPT để nâng cao chất lượng dạy học (Trang 35)