Thiết kế nội dung học tập

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm dạy học hiện đại thiết kế một số bài học chương Động lực học chất điểm vật lý 10 THPT để nâng cao chất lượng dạy học (Trang 31)

Dự kiến cấu trúc và tính chất của các hoạt động mà người học phải thực hiện. Nói cách khác, các hoạt động là môi trường bên ngoài chứa nội dung học tập. Cách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mô tả nội dung cần gợi ra được cấu trúc, cơ cấu, tính chất và cường độ các hoạt động, nhưng không nhất thiết phải ấn định các hoạt động một cách cứng nhắc.

Cần cố gắng chuyển hóa các nội dung trìu tượng thành mô tả hành động hoặc kĩ năng hành vi, hoặc đối tượng cảm tính. Điều này được các nhà khoa học, kĩ thuật phân tích rất chu đáo khi trình bày các giáo trình chuyên môn hoặc sách chuyên khảo. Để làm điều này phải có kĩ năng sử dụng các mô hình, biểu trưng, đồ họa, sơ đồ… và biết lựa chọn kiểu loại, số lượng những công cụ như thế nào để mô tả càng cụ thể càng tốt.

1.4.3. Thiết kế các hoạt động của ngƣời học

Khi thết kế các hoạt động dạy (GV) và học (HS) thì trọng tâm và điểm xuất phát là hoạt động của người học. Từ hoạt động của người học mới dự kiến cách thức hoạt động của người dạy, tức là lựa chọn phương pháp luận dạy học và thiết kế phương pháp dạy học cụ thể. Không nên làm ngược lại, tuy vậy dù dạy như thế nào thì cơ cấu chung của hoạt động của người học cũng bao gồm những kiểu sau ( được phân biệt về chức năng giáo dục):

+ Các hoạt động tìm tòi-phát hiện.

+ Các hoạt động xử lí, biến đổi và phát triển sự kiện, vấn đề. + Các hoạt động ứng dụng-củng cố

+Các hoạt động đánh giá và điều chỉnh.

1.4.4. Thiết kế các phƣơng tiện giảng dạy-học tập và học liệu

Gồm:+ Các phương tiện thông thường phải có bất cứ lúc nào, ở bất cứ môn và bài học nào như, bảng, sách giáo khoa, thước tính, các dụng cụ học tập: thước kẻ, bút vở, giấy…

+ Những phương tiện và học liệu đặc thù của bài đó (thí nghiệm, phương tiện trực quan..)

+ Phương tiện dạy học cần được xác định về chức năng một cách cụ thể. Mỗi thứ hàm chứa giá trị gì và khi sử dụng thì nó có tác dụng gì. Chức năng được quy định thành 3 nhóm: Hỗ trợ giáo viên, hỗ trợ học sinh, hỗ trợ đồng thời cả giáo viên và học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.4.5. Thiết kế tổng kết và hƣớng dẫn học tập

+ Tổng kết bài cũng là một việc mà người học phải tham gia, mặc dù đây là hoạt động giảng dạy của giáo viên. Những ý chủ chốt, những liên hệ cốt yếu, những liên hệ cốt yếu, những sự kiện cơ bản, những nguyên tắc và quan điểm nền tảng, những khái niệm hoặc giá trị có tính công cụ cần được nhắc đến dưới những hình thức cô đọng, rút gọn, đặc biệt là những sơ đồ, mô hình, công thức hoặc các tài liệu trực quan. Nội dung cốt lõi của bài cần được phát biểu lại trong những liên hệ và cấu trúc hệ thống, có quan hệ logic với khái niệm tổng thể và được biểu hiện rõ vị trí trong mạng khái niệm hoặc trong quan niệm toàn vẹn.

+ Hướng dẫn học tập. Việc hướng dẫn học tập không phải đơn giản là giao bài tập hoặc nhiệm vụ về nhà. Điều chủ yếu nhất của khâu này là gợi ý đọc thêm, luyện tập bổ sung, khuyến khích tìm kiếm tư liêu và chỉ dẫn thư mục bổ ích, nêu lên những giả thuyết hoặc luận điểm có tính vấn đề để động viên người học suy nghĩ tiếp tục trong quá trình học tập sau bài học. Những ý được gợi lên, nói chung nên có liên hệ với bài học sau, hoặc có ý nghĩa hỗ trợ ghi nhớ, kích thích tư duy phê phán, khuyến khích tư duy độc lập, tạo cảm xúc và bồi dưỡng tình cảm, nâng cao nhu cầu nhận thức của người học.

1.4.6. Thiết kế môi trƣờng học tập

Bản chất của việc thiết kế môi trường học tập là tổ chức tất cả những yếu tố đã thiết kế trên thành hệ thống các tình huống vật chất mà người dạy và người học trực tiếp tác động đến và qua đó tác động với nhau. Có nhiều kiểu môi trường, song kiểu nào cũng phải bao quát mục tiêu, nội dung, hoạt động, phương tiện và nguồn lực đã thiết kế. Cấu trúc của môi trường tùy thuộc kiểu môi trường, và nó đòi hỏi những kĩ năng quản lí, giao tiếp cụ thể của giáo viên. Có thể kể đến những môi trường sau đây:

+ Giờ lên lớp.

Là môi trường truyền thống và quen thuộc, nhưng không dễ tổ chức hoạt động nếu thiết kế không phù hợp. Trong môi trường lớp học, có thể thiết kế môi trường làm việc theo nhóm, tổ, môi trường lớp học, có thể thiết kế môi trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiết học trong đó người học tự nghiên cứu và giải quyết vấn đề. Điều này quy định cách bố trí bàn ghế, bảng, bàn thí nghiệm, dụng cụ thực nghiệm, máy tính…theo sơ đồ khác nhau.

+ Môi trường dã ngoại.

Là tất cả những môi trường bên ngoài lớp học, công tuy, nhà máy, địa điểm tham quan như bảo tàng, di tích lịch sử, cảnh quan địa lí, danh thắng văn hóa… chúng đòi hỏi cấu trúc và cách thiết kế khác hẳn môi trường lớp học, đặc biệt là yếu tố thời gian và vận động trong học tập

+ Môi trường trò chơi

Là môi trường không được tổ chức theo bài bản như giờ lên lớp, mang tính chất tự do và khoáng đạt hơn rất nhiều. Mặc dù vậy, môi trường chơi vẫn có thể tổ chức ở bất cứ nơi đâu: trong lớp, ngoài lớp, ở nhà. Những yếu tố đáng chú ý nhất ở môi trường này là kĩ năng điều hành, thiết kế phương tiện, đồ chơi và kịch bản hoạt động.

+ Môi trường thực tiễn.

Tức là môi trường công việc thực sự, chẳng hạn như lao động vật chất, bảo vệ môi trường sống, giữ gìn và điều khiển các phương tiện giao thông, giúp đỡ người khuyết tật, tình nguyện viên trong các hoạt động xã hội và văn hóa quần chúng, làm việc ở nhà, giao tiếp xã hôi…

Thiết kế môi trường học tập, các hoạt động của người học và phương tiện, học liệu được thực hiện cùng lúc, dựa vào sự lựa chọn, cân nhắc những nguồn lực và điều kiện cụ thể mà giáo viên nắm được tại mỗi bài học. Toàn bộ những thiết kế này trên cơ sở thiết kế mục tiêu, nội dung học tập tạo nên thực chất của việc lực chọn phương pháp dạy học của giáo viên

Hiện nay thiết kế giờ học trên lớp chiếm đa số các tiết học của học sinh vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chúng tôi đề cập là thiết kế giờ học trên lớp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5. Tìm hiểu thực trạng dạy và học một số bài chƣơng “Động lực học chất điểm” SGK 10 ở trƣờng THPT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tìm hiểu phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học của học sinh, những khó khăn của giáo viên và học sinh, các sai làm phổ biến của học sinh khi học nội dung kiến thức có liên quan.

- Tìm hiểu thực tế sử dụng dụng cụ thí nghiệm có liên quan tới kiến thức đã nêu và tình trạng các bộ thí nghiệm sử dụng để dạy các bài học trong chương “động lực học chất điểm” SGK vật lí 10 THPT.

- Trên cơ sở đó phát hiện ra những khó khăn của giáo viên và học sinh, các sai lầm phổ biến của học sinh khi học nội dung kiến thức này, từ đó có biện pháp khắc phục khi soạn thảo các bài học cụ thể của chương.

1.5.2. Phƣơng pháp điều tra

Để thục hiện mục đích trên chúng tôi đã sử dụng các phương pháp:

-Điều tra giáo viên: Trao đổi trực tiếp với giáo viên, xem giáo án cụ thể và dự giờ dạy của giáo viên; Phát phiếu điều tra lấy thông tin từ giáo viên.

-Điều tra học sinh. Trao đổi trực tiếp , dùng phiếu điều tra.

-Trao đổi với lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn, thăm quan các phòng dạy học bộ môn.

1.5.3. Kết quả điều tra. Tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra giáo viên ( nội dung phiếu điều tra xem tại phụ lục). Kết quả điều tra nhƣ sau: dung phiếu điều tra xem tại phụ lục). Kết quả điều tra nhƣ sau:

* Tình hình dạy:

Bài soạn của giáo viên thường sơ sài, chủ yếu là tóm tắt kiến thức, các câu hỏi trong sách giáo khoa, dù đã phân định các hoạt động nhưng các hoạt động của giáo viên và học sinh còn nêu rất chung chung, nội dung kiến thức không nêu rõ, việc tổ chức định hướng hoạt động học của học sinh còn chưa được thể hiện rõ trong giáo án.

Hầu như giáo viên không sử dụng thí nghiệm trong qua trình giảng dạy. khi phỏng vấn các giáo viên thì thu được thông tin phản hồi là:

-Không có hoặc dụng cụ thí nghiệm không đầy đủ ( hỏng, mất).

-Nhiều thí nghiệm cồng kềnh, lắp rắp mất thời gian dẫn đến cháy giáo án. -Khó ổn định tổ chức lớp trước và sau khi làm thí nghiệm…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đa phần giáo viên đều nhận định, nếu sử dụng được thí nghiệm trên lớp sẽ kích thích hứng thú học tập của học sinh xong do các lí do trên trong quá trình dạy học giáo viên chỉ cho học sinh quan sát một số thí nghiệm đơn giản, hoặc yêu cầu học sinh đọc trong sách giáo khoa.

Ngoài ra các giáo viên còn cho biết chỉ có giáo án thi giáo viên dạy giỏi, các bài dạy có người dự giờ thì giáo viên mới soạn giáo án cẩn thận hơn và có sử dụng thí nghiệm trong bài giảng, còn nói chung giáo viên cho rằng việc chuẩn bị thí nghiệm mất thời gian và không quen sử dụng nên không sử dụng chúng trong đa số bài dạy của mình.

Phương pháp dạy học chủ yếu vẫn là thuyết trình, chưa kết hợp các phương pháp dạy học với nhau.

* Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học của nhà trƣờng

-Nhìn chung trường có đủ số phòng học, đảm bảo điều kiện về bàn ghế, bảng, ánh sáng…

- Dụng cụ trong các phòng thí nghiệm tương đối đầy đủ nhưng tần suất sử dụng chưa cao.

-Phòng học bộ môn và thiết bị dạy học hiện đại: trường THPT Bình Lục B có phòng học chuyên môn nhưng chưa được trang bị đầy đủ về đồ dùng thực hành thí nghiệm đồng loạt, trường có ba chiếc máy chiếu cho ba phòng học chức năng và một chiếc trong phòng hội đồng; trường Bắc Lí có hai máy chiếu đặt trong phòng chuyên môn và một chiếc trong phòng hội đồng. Nhà trường đã tổ chức giờ học thêm công nghệ thông tin cho giáo viên vì đa phần giáo viên đã có kĩ năng cơ bản về sử dụng máy vi tính, trong các đợt thao giảng 100% các giáo viên đã kết hợp dược ứng dụng công nghệ thông tin với phương tiện dạy học, phương pháp dạy học truyền thống. Tuy nhiên việc sử dụng các thiết bị trên trong các giờ học chưa được thường xuyên.

Việc trang bị sách giáo khoa, sách bài tập và sách giáo viên của bộ môn vật lí tương đối đầy đủ, thuận lợi cho việc soạn giáo án của giáo viên. Sách tham khảo còn ít chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Tình hình học tập của học sinh và những khó khăn sai lầm mà học sinh thƣờng gặp phải

Qua thực tế giảng dạy ở trường phổ thông và qua trao đổi với một số giáo viên giảng dạy bộ môn vật lí, tác giả có một số nhận xét sau về quá trình lĩnh hội kiến thức có liên quan của học sinh:

- Đa số học sinh chưa hăng hái, hứng thú trong giờ học vật lý, ngại phát biểu ý kiến ,sợ sai, không tự tin vào bản thân.

- Đa số học sinh thụ động, công nhận các kết quả mà thầy, cô giáo cung cấp. - Học sinh chủ yếu học theo kiểu đối phó chỉ tập trung nhớ công thức để làm bài tập mà đôi khi không hiểu bản chất, ý nghĩa công thức đó. Vì vậy kiến thức của các em rất hời hợt, không chắc chắn , nhanh quên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khả năng diễn đạt kém, các em thường lúng túng khi phải trình bày hay giải thích một vấn đề.

Do đó chất lượng học tập bộ môn Vật lí còn thấp, tỉ lệ học sinh khá giỏi chưa cao, tỉ lệ học sinh yếu kém còn nhiều. cụ thể qua điều tra kết quả học tập môn vật lí khối 10 học kì I trườngTHPT B Bình Lục như sau HS giỏi 1,8 %, học sinh khá 18%, học sinh trung bình 65% học sinh yếu 17,2%; trường THPT Bắc Lí có HS giỏi 1,5 %, học sinh khá 17%, học sinh trung bình 64% học sinh yếu 17,5%

Qua điều tra, trò chuyện với học sinh tác giả thấy có một số nguyên nhân ảnh hưởng đến việc học tập môn vật lý của các em như sau:

-Một số học sinh cho rằng môn vật lí khó, trìu tượng. -Một số em bị mất gốc từ hồi cấp II.

-Chưa có động cơ học tập đúng đắn và biện pháp học tập phù hợp, hiệu quả.

-Một số học sinh bị cuốn hút bởi các trò chơi giải trí trên mạng Internet nên bị phân tán tư tưởng và dành ít thời gian cho học tập nên kết quả học tập chưa cao…

Bản thân các em cũng rất mong muốn mình học tốt môn vật lí để có thành tích cao trong học tập, có thể giải thích được một số hiện tượng trong tự nhiên và có thể áp dụng kiến thức vào trong đời sống, sản xuất. Trong giờ học vật lí nếu được sử dụng và quan sát thí nghiệm sẽ giúp học sinh hiểu và nắm chắc kiến thức hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết luận chƣơng 1

Mục tiêu của các quá trình dạy học cụ thể thường rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, người ta thường chú ý nhiều hơn đến ba lĩnh vực : Mục tiêu kiến thức , mục tiêu kỹ năng, mục tiêu thái độ. Mục tiêu này được cụ thể hóa thành chuẩn kiến thức , kĩ năng, thái độ của môn học . Đây là cơ sở quan trọng để GV thiết kế bài học và kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của HS.

Mục tiêu và chất lượng dạy học môn vật lí ở trường PT được căn cứ theo mục tiêu chung của dạy học và được cụ thể hóa cho mỗi bài học theo chuẩn kiến thức kĩ năng là cơ sở để đánh giá chất lượng dạy học.

Hoạt động dạy và hoạt động học là sự tương tác lẫn nhau giữa hai mặt của một hoạt động- hoạt động dạy học. Trong đó hoạt động dạy có chức năng định hướng; chức năng ủy thác; chức năng kích thích, động viên, làm nảy sinh nhu cầu, tạo động cơ, phát triển hứng thú học tập của người học; chức năng trợ giúp tham vấn, giúp đỡ người học; chức năng tổ chức hành động của người học; chức năng kiểm soát; chức năng đánh giá.

Bản thiết kế bài học là sự kết hợp những thiết kế cụ thể bao quát đủ những yếu tố cơ bản và xác lập được những liên hệ cần thiết, hợp lí giữa những yếu tố này. Đó là thiết kế mục tiêu học tập, nội dung học tập, các hoạt động học tập, các phương tiện giảng dạy-học tập và học liệu, đánh giá tổng kết và hướng dẫn học tập bổ sung, môi trường học tập. Tất cả những thiết kế này và liên hệ giữa chúng tạo nên một quy trình tương đối rõ ràng về logic và nội dung của bài học. Khi thiết kế mục tiêu bài học phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo qui định chung của bộ GD & ĐT từ đó phối hợp thiết kế một cách linh hoạt các hoạt động dạy học, PPDH

Một phần của tài liệu Vận dụng quan điểm dạy học hiện đại thiết kế một số bài học chương Động lực học chất điểm vật lý 10 THPT để nâng cao chất lượng dạy học (Trang 31)