Tác dụng không mong muốn của thuốc

Một phần của tài liệu Luận văn So sánh hiệu quả của thuốc olanzapin và haloperidol trong điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần trung ương 1 (Trang 47)

- Đối với đa số BN, sự tăng thể trọng không làm ảnh hởng lớn đến tình trạng bệnh nhân Tuy nhiên, có 2 BN ở nhóm A đã chuyển từ nhóm thừa cân sang nhóm

3.2.3. Tác dụng không mong muốn của thuốc

Để đạt đợc hiệu quả tốt trong điều trị TTPL, một trong những vấn đề đặt ra là bệnh nhân phải tuân thủ thời gian điều trị. Do những tác dụng không mong muốn của thuốc ATK, đặc biệt là các thuốc ATK cổ điển, nhiều BN đã bỏ uống thuốc dẫn đến thất bại trong điều trị. Bảng 3.14 cho ta thấy các rối loạn vận động do thuốc an thần kinh gây nên nh hội chứng Parkinson do thuốc ATK, các rối loạn vận động... ở nhóm điều trị bằng haloperidol xuất hiện nhiều hơn so với nhóm điều trị bằng olanzapin. Có thể lý giải vấn đề này nh sau: ở ngời bình thờng nếu dopamin giải phóng ra từ sợi trục của vùng trớc khớp thần kinh và gắn vào vùng sau khớp thần kinh sẽ tạo ra những động tác chuyển động chính xác ở bàn tay, bàn chân, nụ cời.... Do haloperidol là chất đối vận mạnh với dopamin và có ái lực mạnh với thụ thể D2, nên khi thuốc qua não sẽ gắn vào thụ thể D2 của tế bào nhân đuôi, tranh chỗ của dopamin và làm mất tác dụng điều khiển những cử động chính xác gây ra triệu chứng giống Parkinson [13].

Kết quả nghiên cứu của JeffreyA. Lieberman và cộng sự trên 263 bệnh nhân, thời gian theo dõi 104 tuần, cho thấy, số BN ở nhóm điều trị bằng olanzapin bị hội chứng Parkinson chiếm tỉ lệ 26,1%, còn nhóm điều trị bằng haloperidol chiếm tỉ lệ tới 54,8% [13]. Theo kết quả nghiên cứu của Charles M. Beasley [31], tỷ lệ BN bị hội chứng Parkinson ở nhóm dùng olanzapin là 8,7%, còn nhóm dùng haloperidol là 24,6%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ thấp hơn so với các tác giả khác, có thể do liều dùng thấp hơn và thời gian theo dõi của chúng tôi ngắn hơn.

Chứng bồn chồn đứng ngồi không yên là một trong những tác dụng không mong muốn thờng hay xẩy ra khi dùng các thuốc an thần kinh, đặc biệt là các an thần kinh cổ điển. Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy số BN xuất hiện chứng bồn chồn đứng ngồi không yên nhóm B xuất hiện nhiều hơn so với nhóm A.

So với kết quả nghiên cứu của Jeffrey A. Lieberman, số BN ở nhóm điều trị bằng haloperidol bị chứng bồn chồn đứng ngồi không yên chiếm tỉ lệ 51,2%, còn ở nhóm điều trị bằng olanzapin chiếm tỉ lệ 11,9% [34]. Còn theo nghiên cứu của Charles M. Beasley, số BN bị chứng bồn chồn đứng ngồi không yên ở nhóm điều trị bằng haloperidol chiếm tỷ lệ 15,9%, nhóm dùng olanzapin có 7,2% [31]. Theo kết quả nghiên cứu của Sanger T., chứng bồn chồn đứng ngồi không yên ở nhóm điều trị bằng haloperidol là 29,2%, còn ở nhóm điều trị bằng olanzapin là 5,1% [38]. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Văn Cờng, triệu chứng bồn chồn ở bệnh nhân điều trị bằng olanzapin chiếm tỷ lệ 6,6% [7].

Kết quả nghiên cứu của các tác giả khác và của chúng tôi cho thấy, hội chứng Parkinson và chứng bồn chồn đứng ngồi không yên ở nhóm điều trị bằng haloperidol xuất hiện nhiều hơn so với nhóm điều trị bằng olanzapin.

Rối loạn vận động cấp là tác dụng không mong muốn thờng xảy ra sau 3- 4 ngày điều trị, đặc biệt là các thuốc ATK đa năng. Trong quá trình theo dõi chúng tôi nhận thấy, ở nhóm điều trị bằng olanzapin không có bệnh nhân nào bị rối loạn vận động cấp, còn ở nhóm điều trị bằng haloperidol có tới 12 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 26,67%.

Bất động là tác dụng phụ hay xảy ra đối với an thần kinh cổ điển. Trong nghiên cứu này, tác dụng KMM này xuất hiện ở 2 bệnh nhân (4,44%) trong nhóm điều trị bằng olanzapin và ở 7 bệnh nhân (15,56 %) trong nhóm điều trị bằng haloperidol.

Rối loạn vận động muộn thờng xảy ra khi điều trị dài ngày bằng thuốc an thần kinh, tuy ít xảy ra, nhng tác dụng không mong muốn này thờng khó hồi phục và chậm. Trong hai nhóm nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận đợc có 1 BN trong nhóm điều trị bằng haloperidol xuất hiện rối loạn vận động muộn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Charles M. Beasley trên 335 BN TTPL cho thấy nhóm điều trị bằng olanzapin không thấy xuất hiện rối loạn vận động muộn,

còn nhóm điều trị bằng haloperidol có 5 BN xuất hiện rối loạn vận động muộn [31]. Haloperidol có nhiều tác dụng không mong muốn trên hệ ngoại tháp so với olanzapin. Giải thích vấn đề này ta tìm hiểu mối quan hệ giữa dấu hiệu lâm sàng với sự gắn kết với thụ thể D2 của thuốc. Các thuốc AKT cổ điển (nh haloperridol) có tác dụng chống loạn thần khi thuốc gắn kết 65- 80% với D2, với tỉ lệ này các dấu hiệu ngoại tháp cũng xuất hiện (tức là khi thuốc có tác dụng điều trị thì đồng thời tác dụng không mong muốn cũng xẩy ra). Đó là lý do tại sao haloperidol gây ra nhiều tác dụng không mong muốn trên hệ vận động [13].

Bảng 3.15 cho ta thấy tác dụng KMM trên hệ thần kinh thực vật ở hai nhóm điều trị. Tác dụng KMM trên mạch và huyết áp ở nhóm dùng haloperidol có 5 bệnh nhân (3 BN hạ huyết áp và 2 BN mạch nhanh), trong khi đó ở nhóm dùng olanzapin không có bệnh nhân nào. Điều này có thể do các thuốc an thần kinh cổ điển gắn vào thụ thể α 1 adrenergicsẽ gây giãn mạch, hạ huyết áp. Do đó cần lu ý, khi cho bệnh nhân dùng thuốc an thần kinh, cần khuyên bệnh nhân khi đang nằm thì nên đứng dậy từ từ, tránh hạ huyết áp t thế [13].

Tác dụng phụ gây khô miệng và táo bón ở nhóm dùng olanzapin có tỉ lệ cao hơn so với nhóm dùng haloperidol. Tác dụng phụ gây khô miệng và táo bón là do thuốc gắn kết vào thụ thể muscarin nên có tác dụng kháng acetylcholin.

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Văn Cờng và cộng sự, olanzapin gây khô miệng và táo bón cùng có tỷ lệ là 6,6% [7], kết quả này cũng gần tơng đơng với kết quả của chúng tôi.

Theo kết quả nghiên cứu của Charles M. Beasley, khô miệng và táo bón ở nhóm dùng olanzapin có tỉ lệ tơng ứng là 13% và 14,5%, ở nhóm dùng haloperidol là 4,3% và 5,8% [31]. Kết quả này cao hơn so với kết quả chúng tôi nghiên cứu nh- ng có điểm chung là nhóm dùng olanzapin tác dụng phụ gây khô miệng và táo bón chiếm tỉ lệ cao hơn so với nhóm điều trị bằng haloperidol.

Tác dụng không mong muốn gây buồn ngủ (ngủ gà) là tác dụng phụ thờng hay gặp nhiều và chiếm tỉ lệ cao ở nhóm điều trị bằng olanzapin, với nhóm dùng haloperidol tác dụng phụ này rất hiếm gặp.

So với kết quả nghiên cứu của Sanger T., tác dụng phụ gây ngủ nhiều nhóm điều trị băng olanzapin chiếm tỷ lệ 18,6%, còn nhóm điều trị bằng haloperidol không có bệnh nhân nào [38]. Vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng gần tơng đơng với kết quả nghiên cứu của Sanger T., Lierman J.A. Qua đó, ta nhận thấy ngủ nhiều là tác dụng KMM điển hình, hay gặp nhất và chiếm tỉ lệ cao nhất trong các tác dụng không mong muốn mà olanzapin thờng gây ra.

Đau đầu, mất ngủ, hoa mắt chóng mặt ở nhóm dùng olanzapin chiếm tỉ lệ lần lợt là 24,44%; 8,89% và 11,11%; còn ở nhóm dùng haloperidol, các tỉ lệ tơng ứng là

2,22% ; 4,44% ; 4,44%. Nhóm điều trị bằng olanzapin có tỉ lệ mắc cao hơn so với nhóm điều trị bằng haloperidol, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P> 0,05).

Theo kết quả nghiên cứu của Sanger T., đau đầu-mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt ở nhóm dùng olanzapin có tỷ lệ tơng ứng là 15,3%; 15,9% và 10,2%, trong khi nhóm dùng haloperidol có tỷ lệ tơng ứng là 0,0%; 12,5% và 4,2% [38]. Còn theo nghiên cứu của Trần Văn Cờng và cộng sự, Tỷ lệ BN trong nhóm điều trị bằng olanzapin bị mất ngủ là 10%, bị chóng mặt là 10% [7]. Vậy kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nớc cũng gần tơng đơng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

* Nhận xét về chỉ số sinh hoá.

Trớc khi điều trị, chỉ số enzym gan (ASAT và ALAT) ở hai nhóm nghiên cứu đều nằm trong giới hạn bình thờng. Sau 60 ngày điều trị, nhóm A có 7 BN và nhóm B có 4 BN có enzym gan tăng cao trên 65 U/l. Tuy nhiên không có bệnh nhân nào có chỉ số enzym gan tăng gấp 3 lần giới hạn trên cho phép, trong số các bệnh nhân có enzym gan tăng cao này đều không thấy có những biểu lâm sàng nh vàng mắt vàng da. Bảng 3.18 cho thấy chỉ số men gan (ASAT và ALAT) trung bình trớc điều trị so với sau điều trị ở hai nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê.

* Nhận xét về thay đổi trọng lợng cơ thể

Bảng 3.19 cho thấy, ở nhóm dùng olanzapin sau 2 tháng điều trị, trọng lợng cơ thể trung bình có tăng lên 3,08 ± 1,73 kg, còn nhóm dùng haloperidol trọng lợng cơ thể trung bình tăng 1,28± 1,01 kg so với trớc điều trị. Đối với chỉ số BMI, đa số BN ở hai nhóm nghiên cứu có chỉ số BMI<19 tức là trong tình trạng thiếu cân (chiếm > 60% ở cả hai nhóm). Sau điều trị chỉ số BMI có sự thay đổi ở cả hai nhóm A và B: tỷ lệ bệnh nhân có BMI<19 giảm xuống, trong khi tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số BMI từ 19 -25 (trong khoảng đủ cân) thì lại tăng lên. Nhìn chung BN trong nghiên cứu này có thể trạng gầy, thiếu cân, sau điều trị thể trạng có cải thiện hơn so với trớc điều trị nh- ng chỉ số BMI trớc và sau điều trị khác nhau không có ý nghĩa thống kê.

Theo kết quả nghiên cứu của Sanger T. sau 6 tuần điều trị trọng lợng cơ thể nhóm dùng olanzapin trung bình tăng 4,1kg, nhóm dùng haloperidol trọng lợng trung bình tăng 0,5 kg [38]. Còn theo nghiên cứu của JeffreyA. Lieberman thì nhóm điều trị bằng olanzapin sau điều trị trung bình tăng 7,3 kg, nhóm điều trị bằng haloperidol trung bình tăng sau điều trị là 2,6 kg [34].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thấp hơn so với nghiên cứu của các tác giả nớc ngoài. Lý giải vấn đề này có thể là do trọng lợng cơ thể trung bình ở ngời Việt Nam thấp hơn so với ngời nớc ngoài, do đó mức độ tăng trung bình của trọng l-

ợng cơ thể cũng sẽ thấp hơn. So sánh xu hớng tăng cân, chúng tôi nhận thấy olanzapin có xu hớng tăng cân nhiều hơn so với haloperidol.

Nh vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi tơng đơng với nghiên cứu của các tác giả khác là olanzapin gây tăng cân nhiều hơn so với haloperidol, kết quả này cũng phù hợp với các y văn (olanzapin có tác dụng phụ gây tăng cân) [19].

Bệnh nhân điều trị bằng thuốc ATK thờng gây tăng cân bởi vì khi dùng thuốc an thần kinh BN có cảm giác đói và thèm ăn, do đó BN ăn nhiều và tăng cân. Giải thích vấn đề này nh sau: bình thờng, dopamin gắn vào thụ thể D2 vùng dới đồi gây ức chế ăn uống, khi dùng thuốc ATK nh haloperidol sẽ chẹn thụ thể D2, không cho dopamin gắn vào, nên không có tác dụng ức chế ăn uống do đó BN ăn nhiều dẫn đến tăng cân. Mặt khác, cảm giác no đợc điều khiển bởi nhân giữa và nhân trớc của vùng dới đồi, bình thờng serotonin gắn vào thụ thể 5-HT2A ở vùng này gây ra cảm giác no, khi dùng thuốc ATK nh olanzapin sẽ chẹn mạnh thụ thể 5-HT2A làm serotonin không gắn vào đợc nên không gây ra cảm giác no, kết quả là BN tiếp tục ăn và tăng cân.

Việc tăng trọng đợc coi là tác dụng KMM nhng theo chúng tôi với BN điều này nhiều khi lại có lợi bởi vì BN tâm thần với thể trọng gầy gò gặp khá nhiều. Chỉ có điều cần phải theo rõi chặt để sự tăng cân nằm trong giới hạn cho phép, tránh dẫn đến béo phì vì dễ gây ra các biến chứng tim mạch và đái đờng.

Một phần của tài liệu Luận văn So sánh hiệu quả của thuốc olanzapin và haloperidol trong điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần trung ương 1 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w