Cơ cấu tội phạm.

Một phần của tài liệu thực trạng giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp ở tỉnh hưng yên (Trang 25 - 26)

Qua làm việc với Ban quản lý trại giam, qua phân tích 194 đối tượng trẻ em vị thành niên phạm pháp, 5 năm qua thì cơ cấu tội phạm như sau:

58% phạm tội trộm căp, 10% phạm tội hiếp dâm, 2% phạm tội giết người (trong đó nhiều trường hợp mượn xe máy người lớn đâm chết người), 1% phạm tội chống người thi hành công vụ, 5% phạm tội tập thể phá tài sản công dân và tập thể, 24% phạm tội khác. Với ơ cấu trên so với cơ cấu tội phạm là vị thành niên trong toàn quốc có một số điểm tương đồng ở cơ cấu tội phạm như cơ cấu phạm tội trộm cắp là đông nhất, tiếp theo là tội hiếp dâm, tội tụ tập phá hoại tài sản công dân và Nhà nước.

Trong công tác phòng chống và các tệ nạn xã hội ở Hưng Yên đã tích cực tuyên truyền vận động, con cháu không mắc vào tội phạm, không mắc vào tệ nạn xã hội như hút, trích ma tuý, cờ bạc, góp phần làm giảm tỷ lệ cơ cấu tội phạm so với toàn quốc. Thông qua con số tội phạm là trẻ em vị thành niên được so sánh trên. Tuy nhiênb kết quả so sánh đó có thể khập khiễng trong thực tế, nhưng nó là căn cứ khoa học cho chúng tôi nghiên cứu và rút ra kết luận:

Thực trạng số trẻ em vị thành niên trong tỉnh Hưng Yên vi phạm pháp luật và phạm pháp là tương đối cao, là một trở ngại khó khăn trong việc chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ, đòi hỏi mọi người quan tâm đầy đủ, có trách nhiệm cao trong việc giáo dục cải tạo các cháu tiến bộ trởlại hoà nhập với cộng đồng, góp phần tích cực ngăn chặn tội phạm và tai tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên.

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu xung quanh vấn đề giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp. Qua làm việc với lãnh đạo và cán bộ trại giam, bằng trao đổi chúng tôi nắm được một số thông tin sau:

Hàng năm số trẻ em vị thành niên phạm pháp vào trại không nhiều, đây là các em phạm tội hết sức nghiêm trọng, có tái phạm hai, ba lần. Các cháu ở vào cảnh đáng thương, không được chăm sóc đầy đủ, do bố mẹ bỏ nhau hoặc có mâu thuẫn phức tạp; có một số cháu bị khống chế một số phần tử xấu dễn đến sai phạm, hoặc nhóm xã hội như 12 con giáp, để khống chế các cháu. Vì vậy có gia đình tạm ổn, kinh tế khá vẫn bị mắc phạm tội.

Trước khi vào trại các cháu đã được các cấp xử phạt hành chính, răn đe, giáo dục hay đưa ra trước dân phê bình giáo dục, được toà án kết án tội trạng và chuyển sang trại tạm giam cấp huyện, thị và tỉnh. Hình phạt là một biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội.

Việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội không chỉ nhằm trừng trị mà còn giáo dục họ trở thành người có ích trong xã hội.

Một phần của tài liệu thực trạng giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp ở tỉnh hưng yên (Trang 25 - 26)