tỉnh Hưng Yên.
Trong những năm qua công tác quản lý, giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp được trại giam hoạt động có hiệu quả, đã phối hợp với Đoàn Thanh niên và một số ngành chức năng phói hợp với gia đình, nhà trường phân công trách nhiệm giúp đỡ, cảm hoá giáo dục cháu để các cháu mau chóng trở thành người tiến bộ về hoà nhập với cộng đồng.
Với câu hỏi trong 5 năm qua kết quả giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp được hoàn lương là bao nhiêu?
Kết quả chúng tôi được trại giam cung cấp và phân tích để nghiên cứu chúng tôi xây dựng bảng sau:
Bảng xếp loại kết quả giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp 5 năm 2000-2004.
Các năm Vào trại
Số lượng Tỷ lệ (%) Về với cộng đồng Chuyển đi Về với cộng đồng Chuyển đi 2000 33 25 8 75 24 2001 39 32 7 82 18 2002 47 40 7 82 18 2003 44 36 8 81 19 2004 31 28 3 90 10
Với kết quả như trên ta thấy số lượng các em vị thành niên phạm pháp được giáo dục, cải tạo hoàn lương qua từng năm là cao.
Điều thành công nhất trong sự phối hợp giữa công an trại giam với các ngành pháp luật, các phường, xã, trường học và gia đình. Đồng thời giải quyết được nỗi băn khoăn, trăn trở của cán bộ trại giam tỉnh Hưng Yên là làm gì để cải tạo, giáo dục trẻ em vị thành niên phạm pháp tiến bộ hoàn lương trở về hoà nhập cuộc sống cộng đồng của trại giam Hưng Yên đem lại kết quả cao.
Qua nghiên cứu chúng tôi hiểu sâu sắc về giám thị, cán bộ trại giam là những người đặc biệt hy sinh một số quyền lợi cá nhân, hết lòng
quan tâm chăm sóc người phạm tội, trong đó có các em vị thành niên phạm pháp.
Trong hoàn cảnh hiện nay những lo toan kinh tế của những người làm chủ gia đình đòi hỏi ở họ sự nỗ lực ngày càng cao, phải thường xuyên tiếp xúc với những mặt trái của xã hội, còn những người phạm tội là hết sức phức tạp có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Do đó giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp tiến bộ, hoàn lương trở lại tái hoà nhập cộng đồng là một công việc cải biến các giá trị lối sống mới cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện tỉnh Hưng Yên là bài học quí, mang tính nhân văn, nhân đạo, góp phần làm giảm mạnh các em vị thành niên phạm pháp.
PHẦN THỨ 3 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 1. KẾT LUẬN:
Đề tài nghiên cứu thực trạng giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp ở tỉnh Hưng Yên đã đưa ra vai trò vị trí của Giám thị, cán bộ quản giáo trại giam đối với trẻ em phạm pháp và các hình thức giáo dục, cải tạo trong quan niệm của cán bộ trại giam về giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp phải tỏ ra có sức thuyết phục các em bằng “sự thương yêu, độ lượng, khoan hồng” là những yếu tố được xếp lên hàng đầu.
Đề tài cũng nghiên cứu những đặc điểm tâm lý của trẻ em vị thành niên phạm pháp, về số phận con người đang phải chịu đựng nỗi bất hạnh, tan nát do tội phạm gây ra để cán bộ trại giam quan tâm giáo dục, cải tạo phù hợp để các em thay đổi hành vi tiêu cực, định hướng cho trẻ phẩm chất đạo đức, chuẩn mực tích cực từng bước trở thành tiến bộ trở về tái hoà nhập cộng đồng.
Qua số liệu và kết quả điều tra thu được khẳng định cho giả thuyết nêu ra là đúng. Lý thuyết như vậy nhưng thực tế thực trạng giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp ở Hưng Yên hiện nay thể hiện Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho các em tiến bộ trở về cuộc sống hoà nhập cộng đồng. Thể hiện tính nhân đạo, nhân văn của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà điều 65 Hiến pháp khẳng định: “Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”.
2. Kiến nghị.
- Những kiến nghị với những bậc làm cha mẹ chưa có điều kiện quan tâm tới con cái trong tuổi vị thành niên, cần nêu cao ý thức trách nhiệm công dân, nghĩa vụ của bậc cha mẹ cần biết nuôi dạy con tiến bộ.
- Việc giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm tội là cơ hội cảm hoá giáo dục những người lầm lỗi, phạm tội tại trại giam và trại giáo dưỡng mà người giám thị, các cán bộ trại giam cần làm tất cả các công
việc để tạo điều kiện tạo môi trường đảm bảo cho các em vị thành niên phạm pháp tiến bộ, hoàn lương. Cán bộ trại giam gắn bó với các em bằng sự tin cậy, tình thương yêu, sự tin cậy, tình yêu thương, sự khoan dung độ lượng, sự quan tâm che chở để giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp, quản lý chặt chẽ đối tượng, Mở rộng công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin cơ bản tác hại của trẻ em vị thành niên phạm pháp, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng. Đài, tivi là những phương tiện thông dụng gần gũi với đời sống người dân nhất, để xây dựng môi trường lành mạnh, tuyên truyền giáo dục cho thanh thiếu niên lối sống lành mạnh, tích cực, phù hợp với truyền thống gia đình, thuần phong mỹ tục của dân tộc, xây dựng môi trường trong sạch, lành mạnh ở các khu dân cư; trong trại cải tạo và toàn xã hội.
Đề nghị Nhà nước tăng cường kinh phí và cơ sở vật chất, gia đình các đối tượng đóng góp xây dựng để tạo điều kiện cho công tác giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp ngày càng có hiệu quả hơn.
Đề nghị các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương phối hợp với các tổ chức xã hội, giúp đỡ đối tượng và gia đình sản xuất, vay vốn… để phát triển kinh tế gia đình làm cho các đối tượng nhận thức ược sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền và nhân dân như không bị xa lánh, ruồng bỏ, dần dần hoà nhập với cộng đồng, không còn mặc cảm. Như vậy công tác giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp ngày một tốt hơn./.