vị thành niên phạm pháp ở Hưng Yên từ năm 2000 - 2004.
Chúng tôi tiến hành chọn mẫu nghiên cứu gồm: 15 khách thể thuộc trại giam tỉnh Hưng Yên.
Qua quá trình phân tích và xử lý số liệu chúng tôi đã có kết quả thu được như sau:
a- Thực trạng giao tiếp giữa các cán bộ trại giam và các em vị thành niên bị phạm pháp.
Bảng1: Sự gần gũi của các em vị thành niên phạm pháp với các cán bộ trong trại giam.
STT Các phương án lựa chọn Số lượng
phiếu Tỷ lệ
2 Tiếp xúc với Cán bộ trong trại 30 100%
3 Số em tuẩn thủ nội qui của trại 30 100%
4 Các em lao động học tập 19 63%
5 Sức khoẻ tốt 5 17%
6 Sức khoẻ bình thường 19 63%
7 Sức khoẻ yếu 6 20%
Qua bảng ta thấy các em có mối quan hệ giao tiếp thường xuyên nhất là với cán bộ 100%, tiếp đó là đến Giám thi 17%.
Sauđó là anh chị người thân trong gia đình cùng là bạn bè các em được học và thực hiện nội qui trong trại, trong trại đã quan tâm giáo dục, cải tạo bằng lao động, học tập, đặc biệt trại giam đã chú ý đến sức khoẻ các cháu.
Khi tội phạm là trẻ em vị thành niên vào trại các em được tiếp xúc ngay với Giám thị và cán bộ trong trại. Sự tiếp cận gặp gỡ ban đầu, giám thị và cán bộ trại giam thăm hỏi, biết các cháu để động viên làm công tác tư tưởng cho các cháu. Bước đầu tạo ra uy tín nhất định trong mắt phạm nhân. Bởi các cháu bước vào cuộc sống mới, cách ly với cuộc sống đời thường, lúc đầu có cháu chưa nhận thức được, một số cháu lệch lạc trong nhận thức về trại giam. Các em được nuôi dạy tại nhà giữ hành chính. Cách ly hẳn với các phạm nhân khác. Nhiệm vụ của Trại là giáo dục cải tạo các cháu tiến bộ hoàn lương để về hoà nhập cộng đồng.
Để tiếp tục tìm hiểu đặc điểm tâm lý giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp, chúng tôi tiếp tục tham khảo, trao đổi với ông giám thị và các cán bộ của trại để nghiên cứu tiếp nội dung nghiên cứu giáo dục cải tạo.
b. Công tác giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp bằng sự quan tâm của giám thị và cán bộ quản giáo.
Để tìm hiểu tình cảm gắn bó của cán bộ trại giam đối với các em vị thành niên phạm pháp, chúng tôi tiến hành tìm hiểu hoạt động giáo dục, cải tạo của trại giam đối với ác em phạm pháp. Với câu hỏi trực tiếp ông
Giám thị và cán bộ trại giam có thường xuyên gần gũi với các em vị thành niên phạm pháp không? Chúng tôi nhận được ý kiến trả lời của cán bộ là thường xuyên gần gũi, quan tâm tới các cháu. Vì đây là đối tượng đặc biệt, vì lứa tuổi tâm lý chưa ổn định, chưa hiểu đầy đủ về pháp luật và chưa chủ động trong cuộc sống, nếu vào hoàn cảnh đặc biệt các cháu dễ sinh ra tư tưởng. Từ tiếp xúc thường xuyên, cán bộ trong trại dần dần xây dựng phẩm chất mới cho các cháu để đáp ứng như chịu khó học tập, lao động. Thậm trí cả học nghề để trơ thành người tiến bộ. Để đạt được mục tiêu đó, cán bộ của trại phải mẫu mực, tạo được niềm tin yêu các em trong giáo dục, cải tạo. Xác định việc giáo dục trẻ em là rất khó, cần nắm bắt các đặc điểm tâm lý của trẻ em vị thành niên phạm pháp.
Với trao đổi trực tiếp cán bộ trại giam vừa là nhiệm vụ vừa là trách nhiệm giáo dục, cải tạo đối tượng phạm tội, chúng tôi rát ra kết luận, qua nghiên cứu thực tế là cán bộ trong trại giam là người gần gũi nhất với trẻ và dẫn dắt, cải tạo, giáo dục, trực tiếp để các em tiến bộ. Qua đó xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa cán bộ trong trại giam với trẻ em vị thành niên phạm pháp, và công tác giáo dục, cải tạo trẻ em phạm pháp có hiệu quả.
c- Về hình thức quan tâm của giám thị và cán bộ trại giam tỉnh Hưng Yên trong công tác giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp.
Thực tế đối tượng các em là phạm pháp nên việc quản lý giáo dục cải tạo không thể thoát ly với cải tạo, giáo dục chung mà còn tiếp cận với các phạm nhân khác.
Về hình thức quan tâm của giám thị và cán bộ trong trại, qua trao đổi bằng phiếu và trao đổi trực tiếp với cán bộ trại giam và các em trong trại, thực tế cho thấy:
- Việc xây dựng nội qui trong trại phù hợp để các em tuân thủ. Đa số là các em thực hiện được, còn một số em vì lý do nào đó chưa làm
được. Trại giam có hình thức khuyên bảo là chính 25%/30 phiếu bằng, 83% đối với cá biệt trại dùng hình phạt nặng 9/30 bằng 30%.
Thực tế việc các chú quản giáo và cán bộ trong trại giam thường xuyên hướng dẫn, khuyên bảo, luôn chăm ló sinh hoạt, sức khoẻ các em. Đặc biệt là hoạt động học tập và lao động, hoạt động văn hoá văn nghệ, xây dựng tình thân ái của cán bộ trong trại, mọi người hiểu và thông cảm với một số cháu do hoàn cảnh lầm lỡ.
Đối với đối tượng, và gia đình đối tượng: Sau khi điều tra xác định và phân loại đối tượng, khi trao đổi với chúng tôi cán bộ trại cho biết, cán bộ trại giam bố trí thời gian tâm sự về trắc ẩn, đối tượng có khó khăn về mặt vật chất và tình cảm, để đề xuất với trại thăm nom, tạo điều kiện gặp gỡ nhà trường, gia đình để giáo dục chung.
Để minh chứng cho các hình thức hoạt động giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp nằm trong trại giam, chúng tôi xử dụng phiếu điều tra, 15 phiếu, bảng hỏi cán bộ trại giam, 15 phiếu cho đối tượng các em. Kết quả hư sau:
- Có 25/30 phiếu trả lời, các em thực hiện tốt nội quy. - Có 5/30 em chưa thực hiện tốt nội qui (bị phạt nặng).
- 30/30 phiếu trả lời các em được học tập, lao động, sinh hoạt văn hoá văn nghệ.
Từ kết quả trao đổi, điều tra trên trong nghiên cứu vấn đề giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp ở tỉnh Hưng Yên được tiến hành từ bề rộng (toàn bộ các phạm nhân trong trại) đến chiều sâu (các đối tượng trẻ em vị thành niên phạm pháp có kết hợp cùng nhà trường và gia đình phối hợp giáo dục, cải tạo). Để thay đổi hành vi, lối sống không lành mạnh, (vi phạm pháp luật) động viên các em tham gia những hoạt động tập thể tươi vui trong sáng, tự nguyện học tập, lao động để tiến bộ và được trở về sống hoà nhập cộng đồng.
Thực tế trên chứng minh cho việc trại giam, với sự nỗ lực của giám thị và cán bộ trại giam đã không ngừng xây dựng môi trường trong sạch,
lành mạnh. Điều đó giúp cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi nắm thêm thực trạng của trại giam, trại giáo dưỡng, xây dựng thêm nhận thức đâỳ đủ hơn về việc giáo dục cải tạo phạm nhân nói chung và đối tượng trẻ em vị thành niên phạm pháp nói riêng.
d. Một số khó khăn diễn ra trong môi trường giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp.
Qua trao đổi với giám thị và cán bộ trại giam chúng tôi nắm được thực trạng của trại giam có những khó khăn như sau:
- Về vật chất của trại giam chưa đảm bảo như chật chội. Chưa có đầy đủ phòng, lớp cũng như cơ sở vật chất để cải tạo, giáo dục. Khi hỏi vấn đề này bằng phiếu có 15/15 phiếu cho rằng hiện tại cơ sở vật chất trong trại chưa đảm bảo về cán bộ trong trại đã có kinh nghiệm trong công các, song vẫn khó khăn trong việc giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp.
Về đối tượng trẻ em vị thành niên phạm pháp mặc dù cán bộ trại giam, trại cảik tạo rất tin tưởng về công tác giáo dục, cải tạo, song điều khẳng định đối tượng này rất khó giáo dục, cải tạo so với các đối tượng khác, các em khó hội nhập ngay vào trong trại.
Trong tham khảo bằng phiếu có 15/15 phiếu cho rằng việc giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên rất khó.
Mặt khác xét về mặt tâm lý thì các em vị thành niên một số đặc điểm tâm lý cơ bản ở lứa tuổi này do sự chưa hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh Trung ương và các giác quan, do sự tích luỹ kinh nghiệm sống và tri thức, do yêu cầu cao của hoạt động học tập, lao động (theo Tâm lý học đại cương). Tuy nhiên thực tế các em vị thành niên phạm pháp lớn sống trong gia đình khuyết thiếu, bố mẹ ly hôn, ly thân, luôn mâu thuẫn bất hoà. Các em không được chăm sóc đầy đủ, không được học tập đến nơi đến chốn, thậm trí bỏ học sớm. Trong vấn đề này qua tham khảo chúng tôi xây dựng bảng như sau:
STT Học lực Tổng số Tỷ lệ % 1 Lớp 4 1 3,3 2 Lớp 5 2 7 3 Lớp 6 2 7 4 Lớp 7 4 14 5 Lớp 8 12 29 6 Lớp 9 7 22 7 Lớp 10 3 9
Qua số liệu thống kê trình độ văn hoá của các em rất thấp, liên quan đến sự hiểu biết trước sự hướng dẫn dạy dỗ trong học tập, lao động của các em. Môi trường sống, sinh hoạt trước khi vào trại các em có các chuẩn mực tiêu cực, chỉ nhằm mục đích phạm pháp, lười học tập, lười lao động. Thích tham gia vào các nhóm, đua đòi, tiêu cực, nghiện hút, và tệ nạn xã hội.
Trong trại có cả giới tính nam và số ít giới tính nữ, bởi vậy phần nào khó khăn tới công tác giáo dục, cải tạo trẻ em phạm pháp.
Một trở ngại lớn các em sống trong môi trường hẹp, càng ngày càng xa môi trường gia đình, nhà trường và xã hội.
Những khó khăn đã nêu trên qua trao đổi với cán bộ trại giam và các em trong trại giam tỉnh Hưng Yên đòi hỏi công tác giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp cần phải nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, cải tạo, xây dựng tốt mối quan hệ thường xuyên xây dựng những chuẩn mực tích cực giúp cho cá nhân phát triển.
Tại trại giam đã xây dựng môi trường lành mạnh có lợi trong công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân, cần hiểu đầy đủ công tác giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp là công việc khó khăn và phức tạp. Kết quả của công tác này phụ thuộc vào sự quan tâm cuảe trại của các cấp các ngành, nhà trường và gia đình, đặc biệt là sự tự giác, vươn lên, học tập các chuẩn mực tích cực, có khát vọng trở về tái hoà nhập cộng đồng.