Sau khi chấm bài kiểm tra (đề số 1, 2) của HS ở hai lớp TN và ĐC, chúng tôi tổng hợp kết quả thu được ở bảng sau:
Bảng 3.2. Tỉ lệ HS trả lời đúng câu hỏi
Nhóm Tổng số
HS
Tỉ lệ HS trả lời đúng câu hỏi
Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3 Dạng 4
TN 83 100% 90,4% 77,1% 6,02%
ĐC 84 100% 85% 52,3% 1,19%
Với dạng 1 - dạng biết, dạng 2 - dạng hiểu, dạng 3 - dạng vận dụng, dạng 4 - dạng vận dụng sáng tạo.
Phân tích kết quả:
- Đối với các bài tập ở dạng 1 là các bài tập đơn giản, mang tính chất tìm hiểu, HS chỉ cần nhớ là có thể trả lời được. Vì vậy ở dạng này 100% HS trả lời đúng.
- Đối với các bài tập thuộc dạng 2 là những bài tập mà HS học bài cẩn thận là có thể trả lời đúng. Bài tập dạng này không đòi hỏi trình độ tư duy cao, có khoảng 85% đến 90,4% HS ở cả hai nhóm trả lời đúng.
- Đối với bài tập ở dạng 3 là các bài tập mang tính vận dụng, HS phải thực hiện các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp tuy nhiên ở mức độ đơn giản do đó đòi hỏi HS phải nắm vững kiến thức, hiểu và vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau. Với loại bài tập này chỉ có 52,3% đến 77,1% trả lời đúng.
- Đối với bài tập ở dạng 4 là những bài tập ở mức độ vận dụng sáng tạo, đòi hỏi HS phải có tư duy ở mức độ cao, linh hoạt sáng tạo, suy luận để tìm ra câu trả lời. Với bài tập này chỉ có 1,19% đến 6,02% HS trả lời đúng.
Từ phân tích trên, chúng tôi thấy việc lựa chọn, phân loại các bài toán hóa học theo 4 mức độ nhận thức tư duy của HS ở trên là phù hợp. Hệ thống bài tập trên đánh giá được năng lực nhận thức tư duy của HS và giúp GV phát hiện ra những HS có năng khiếu về hóa học.