Sử dụng hệ thống bài toán hóa học theo các mức độ nhận thức tư

Một phần của tài liệu Phân loại và giải các bài toán hóa học hữu cơ lớp 12 theo một phương pháp chung góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học trung học phổ thông (Trang 86)

trong việc xây dựng kiến thức mới, kĩ năng mới

Thông thường trong một bài học GV chuẩn bị các câu hỏi ở dạng sau ứng với các giai đoạn dạy học:

Giai đoạn một: Câu hỏi và các bài toán ở mức độ biết, hiểu và vận dụng

để kiểm tra kiến thức cũ.

Giai đoạn hai: Giải quyết các vấn đề thuộc bài mới bằng các bài toán chủ yếu ở mức độ biết, hiểu.

Giai đoạn ba: Tổng kết, tìm ra các logic, các mối liên hệ. Thông thường sử dụng các bài tập vận dụng và vận dụng sáng tạo.

Ví dụ: Khi dạy bài Lipit, GV có thể sử dụng bài toán thủy phân Este. HS sẽ vận dụng kiến thức cũ, viết phương trình phản ứng và nhận thấy sản phẩm của phản ứng là muối và ancol. Từ đó HS, xác định được một hóa tính cơ bản của Lipit là phản ứng thủy phân và xác định được sản phẩm phản ứng. GV có thể sử dụng các bài toán đã trình bày trong luận văn:

Phiếu bài tập số 1:

Câu 1: (Bài 2 - Mục 2.2.1 - Dạng biết - Phần tự luận) Câu 2: (Bài 1 - Mục 2.2.1 - Dạng hiểu - Phần tự luận)

Phiếu bài tập số 2:

Câu 3: (Bài 1 - Mục 2.2.1 - Dạng vận dụng - Phần trắc nghiệm) Câu 4: (Bài 2 - Mục 2.2.1 - Dạng vận dụng - Phần trắc nghiệm)

Trong việc xây dựng kiến thức mới, kĩ năng mới; khi nghiên cứu về tính chất hóa học của chất béo, GV có thể sử dụng các bài toán hóa học đã được trình bày trong luận văn dưới hình thức phát phiếu học tập cho HS:

Phiếu bài tập số 3: Phản ứng thủy phân chất béo

Câu 5: (Bài 4 - Mục 2.2.1 - Dạng vận dụng - Phần tự luận)

Phiếu bài tập số 4: Phản ứng hiđro hóa chất béo

Câu 6: (Bài 3 - Mục 2.2.1 - Dạng biết - Phần trắc nghiệm)

Phiếu bài tập số 5: Chỉ số axit, chỉ số xà phòng hóa chất béo

Câu 7: (Bài 2 - Mục 2.2.1 - Dạng biết - Phần trắc nghiệm) Câu 8: (Bài 5 - Mục 2.2.1 - Dạng vận dụng - Phần trắc nghiệm)

2.3.2. Sử dụng hệ thống bài toán hóa học theo các mức độ nhận thức tư duy trong việc vận dụng, củng cố kiến thức, kĩ năng trong việc vận dụng, củng cố kiến thức, kĩ năng

Như đã phân tích ở trên thì khi kết thúc một bài học hoặc khi có bài luyện tập, ôn tập, thì hệ thống bài toán hóa học càng quan trọng. Nó sẽ giúp HS vận dụng những kiến thức đã học để củng cố và khắc sâu kiến thức, kĩ năng thông qua các bài tập dạng vận dụng và vận dụng sáng tạo.

Ví dụ: Khi dạy bài (Luyện tập Este và chất béo), trong giờ luyện tập GV sử dụng bài toán hóa học ở mức độ vận dụng và vận dụng sáng tạo (Mục 2.2.1) dưới hình thức phát phiếu học tập cho HS, để học sinh nắm vững tính chất hóa học của Este, Lipit và cách điều chế Este; rèn luyện kĩ năng giải toán hóa học và khả năng tư duy ở mức độ cao.

Sau mỗi tiết học hoặc sau mỗi giờ luyện tập, GV có thể sử dụng hệ thống bài tập tự luyện giao cho HS tự làm ở nhà giúp HS nâng cao tính chủ động, độc lập, sáng tạo trong học tập.

2.3.3 Sử dụng hệ thống bài toán hóa học theo các mức độ nhận thức tư duy vào việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh

Kiểm tra đánh giá là một khâu rất quan trọng của quá trình dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá có thể áp dụng trong mọi khâu của quá trình dạy học, với nhiều hình thức khác như nhau như: Kiểm tra miệng, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết, trắc nghiệm… hoặc phối hợp các hình thức kiểm tra với nhau. Tùy vào mục đích kiểm tra và đối tượng HS ta có thể sử dụng các dạng bài tập ở cả 4 mức độ nhận thức và tư duy.

Chúng tôi xây dựng các đề kiểm tra 15 phút và 45 phút (chỉ có các bài toán hóa học) theo cấu trúc sau:

- Đề kiểm tra 15 phút: gồm 5 câu hỏi trắc nghiệm khách quan (2 điểm/câu), các câu hỏi được xây dựng theo các mức độ ( mức độ biết – 1 câu, mức độ hiểu – 2 câu, mức độ vận dụng – 1 câu, mức độ vận dụng sáng tạo – 1 câu). Thời gian dự kiến 3 phút/câu.

- Đề kiểm tra 45 phút (100% trắc nghiệm khách quan):10 câu (1,0 điểm/câu), các câu hỏi được xây dựng theo các mức độ (dạng biết – 2 câu, dạng hiểu – 3 câu, dạng vận dụng – 3 câu, dạng vận dụng sáng tạo – 2 câu).

- Đề kiểm tra 45 phút (100% tự luận): 5 câu (2 điểm/câu), các câu hỏi được xây dựng theo các mức độ (dạng biết – 1 câu, dạng hiểu – 2 câu, dạng vận dụng – 1 câu, dạng vận dụng sáng tạo – 1 câu).

- Đề kiểm tra 45 phút: gồm 9 câu hỏi dưới cả 2 hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan.

+) 6 câu hỏi trắc nghiệm khách quan (0,67 điểm/câu), các câu hỏi được xây dựng theo các mức độ ( mức độ biết – 2 câu, mức độ hiểu – 2 câu, mức độ vận dụng – 2 câu). Thời gian dự kiến 3 phút/câu.

+) 3 câu tự luận (2 điểm/câu), các câu hỏi được xây dựng theo các mức độ ( mức độ hiểu – 1 câu, mức độ vận dụng – 1 câu, mức độ vận dụng sáng tạo – 1 câu). Thời gian dự kiến trung bình 9 phút/câu.

GV có thể sử dụng các bài kiểm tra này để đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS. Qua kết quả kiểm tra, GV chỉ ra cho HS biết các thiếu sót, lỗ hổng trong kiến thức, đồng thời có kế hoạch bổ sung trong quá trình dạy học.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương này, chúng tôi đã:

- Giới thiệu về chương trình hóa học hữu cơ lớp 12 THPT

- Lựa chọn, phân loại các bài toán hóa học hữu cơ lớp 12 theo 4 mức độ nhận thức tư duy và giải chúng theo phương pháp chung giải các bài toán hóa học THPT. Cụ thể chúng tôi đã biên soạn được 120 bài toán hóa học hữu cơ lớp 12 (trong đó có 60 bài tập tự luận và 60 bài tập trắc nghiệm khách quan) và 40 bài tập tự luyện (trong đó có 20 bài tập tự luận và 20 bài tập trắc nghiệm khách quan).

- Đề xuất việc sử dụng hệ thống bài toán đã biên soạn trong dạy và học phần hóa học hữu cơ lớp 12, THPT.

CHƢƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm

Chúng tôi đã tiến hành TN sư phạm nhằm khẳng định mục đích nghiên cứu của đề tài là thiết thực, khả thi, đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực nhận thức tư duy cho HS và góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học trung học phổ thông.

3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm

- Lựa chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm, kiểm tra trước thực nghiệm để đánh giá sự tương đương giữa lớp TN và lớp ĐC.

- Thiết kế chương trình thực nghiệm. Soạn thảo các giáo án, các đề kiểm tra theo nội dung của đề tài.

- Chấm điểm kiểm tra, thu thập số liệu và phân tích, xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm để:

+ Đánh giá sự phù hợp của các bài toán theo các mức độ nhận thức tư duy của HS.

+ Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài toán đã biên soạn trong việc phát triển năng lực nhận thức tư duy của HS.

Qua đó đánh giá hiệu quả của đề tài.

3.3. Quá trình tiến hành thực nghiệm sƣ phạm

3.3.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

- Địa bàn TN: chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở trường THPT An Lão và THPT Hàng Hải - Hải Phòng là các trường có cơ sở trang thiết bị vật chất khá tốt, với đội ngũ GV có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết với nghề.

- Đối tượng TN: HS lớp 12 trường THPT An Lão và THPT Hàng Hải năm học 2012 – 2013.

STT Trường Lớp TN Lớp ĐC GV dạy TN

1 THPT An Lão 12A4 12A6 Phùng Thị Kim Ngân 2 THPT Hàng Hải 12A01 12A02 Hoàng Sơn Hải

- Để đảm bảo tính khách quan khi tiến hành TN, chúng tôi chọn các lớp TN và lớp ĐC có sĩ số tương đương và có sức học tương đương nhau.

+ Lớp TN: 83 HS của 2 lớp 12, GV hướng dẫn HS phương pháp chung giải bài toán hóa học và tiến hành giờ dạy cho HS có sử dụng hệ thống bài tập đã biên soạn.

+ Lớp ĐC: 84 học sinh của 2 lớp 12 với cách dạy học bình thường.

Trước khi tiến hành thực nghiệm, HS đều tham gia kiểm tra một bài 15 phút gồm 3 câu trắc nghiệm khách quan và 2 câu tự luận về các kiến thức đã học trước đó (các bài toán hóa hữu cơ lớp 11) và có liên quan đến nội dung thực nghiệm, chủ yếu để đánh giá về khả năng tư duy hóa học của HS. Kết quả bài kiểm tra này được xem là yếu tố để khẳng định cách chọn mẫu thực nghiệm là phù hợp và sự tương đương của lớp TN và lớp ĐC.

Bảng 3.1. Phân phối tần suất số học sinh theo điểm bài kiểm tra Nhóm Số học sinh đạt điểm Trung bình Độ lệch chuẩn Tổng số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm 83 0 0 3 10 11 17 17 13 9 3 6.506 1.763 Đối chứng 84 0 0 2 14 10 16 19 11 8 4 6.440 1.793 Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm (TN và ĐC) có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động: p = 0,406 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm TN và ĐC là không có ‎ nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.

3.3.2. Thiết kế chương trình thực nghiệm sư phạm

Tổ chức biên soạn giáo án các bài dạy có sử dụng hệ thống bài toán hóa học theo các mức độ nhận thức tư duy trong dạy học hóa học hữu cơ lớp 12. Đồng thời, chúng tôi trao đổi ý kiến với GV dạy thực nghiệm về ý đồ sư phạm của các đợt thực nghiệm để có sự thống nhất về nội dung và phương pháp giảng dạy (hướng dẫn HS sử dụng phương pháp chung giải các bài toán hóa học THPT để giải các bài toán hóa học hữu cơ lớp 12). Sau khi đã dạy các bài thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra đồng thời lớp TN và lớp ĐC. Việc kiểm tra đánh giá được tiến hành để thực hiện hai nhiệm vụ:

- Nhiệm vụ thứ nhất

Để đánh giá mức độ khó của các dạng bài tập theo các mức độ nhận thức tư duy của HS, chúng tôi tiến hành lựa chọn và sử dụng các bài toán đã biên soạn để xây dựng các đề kiểm tra cho cả hai nhóm lớp TN và ĐC.

+ Đề số 1(Phụ lục) + Đề số 2 (Phụ lục)

- Nhiệm vụ thứ hai

Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài toán hóa học đã biên soạn đối với quá trình dạy và học môn hóa học THPT chúng tôi tiến hành áp dụng vào dạy các bài cụ thể trong 4 chương của chương trình hóa hữu cơ lớp 12 ( từ chương 1 đến chương 4) đối với các lớp TN 12A4 – trường THPT An Lão và lớp 12A01 – trường THPT Hàng Hải. Sau đó chúng tôi tiến hành kiểm tra cho cả 4 lớp (2 lớp TN và 2 lớp ĐC) với 2 đề kiểm tra 45 phút:

+ Đề số 3 (Phụ lục) + Đề số 4 (Phụ lục)

3.4. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm

3.4.1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ thứ nhất

Sau khi chấm bài kiểm tra (đề số 1, 2) của HS ở hai lớp TN và ĐC, chúng tôi tổng hợp kết quả thu được ở bảng sau:

Bảng 3.2. Tỉ lệ HS trả lời đúng câu hỏi

Nhóm Tổng số

HS

Tỉ lệ HS trả lời đúng câu hỏi

Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3 Dạng 4

TN 83 100% 90,4% 77,1% 6,02%

ĐC 84 100% 85% 52,3% 1,19%

Với dạng 1 - dạng biết, dạng 2 - dạng hiểu, dạng 3 - dạng vận dụng, dạng 4 - dạng vận dụng sáng tạo.

Phân tích kết quả:

- Đối với các bài tập ở dạng 1 là các bài tập đơn giản, mang tính chất tìm hiểu, HS chỉ cần nhớ là có thể trả lời được. Vì vậy ở dạng này 100% HS trả lời đúng.

- Đối với các bài tập thuộc dạng 2 là những bài tập mà HS học bài cẩn thận là có thể trả lời đúng. Bài tập dạng này không đòi hỏi trình độ tư duy cao, có khoảng 85% đến 90,4% HS ở cả hai nhóm trả lời đúng.

- Đối với bài tập ở dạng 3 là các bài tập mang tính vận dụng, HS phải thực hiện các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp tuy nhiên ở mức độ đơn giản do đó đòi hỏi HS phải nắm vững kiến thức, hiểu và vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau. Với loại bài tập này chỉ có 52,3% đến 77,1% trả lời đúng.

- Đối với bài tập ở dạng 4 là những bài tập ở mức độ vận dụng sáng tạo, đòi hỏi HS phải có tư duy ở mức độ cao, linh hoạt sáng tạo, suy luận để tìm ra câu trả lời. Với bài tập này chỉ có 1,19% đến 6,02% HS trả lời đúng.

Từ phân tích trên, chúng tôi thấy việc lựa chọn, phân loại các bài toán hóa học theo 4 mức độ nhận thức tư duy của HS ở trên là phù hợp. Hệ thống bài tập trên đánh giá được năng lực nhận thức tư duy của HS và giúp GV phát hiện ra những HS có năng khiếu về hóa học.

3.4.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ thứ hai

Kết quả bài kiểm tra (đề số 3, 4) của HS được thể hiện qua các bảng và biểu đồ sau:

- Bảng phân phối tần suất:

Bảng 3.3. Bảng điểm kiểm tra của học sinh

Đề số Trường THPT Lớp Sĩ số Số HS đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 3 An Lão 12A4 (TN) 40 0 0 0 1 2 4 10 14 7 2 12A6 (ĐC) 42 0 0 1 5 5 10 9 9 2 1 Hàng Hải 12A01 (TN) 43 0 0 0 2 3 7 11 12 7 1 12A02 (ĐC) 42 0 0 0 5 9 7 11 8 2 0 4 An Lão 12A4 (TN) 40 0 0 0 1 2 5 8 12 9 3 12A6 (ĐC) 42 0 0 0 5 6 11 10 7 2 1 Hàng Hải 12A01 (TN) 43 0 0 0 1 4 6 8 14 8 2 12A02 (ĐC) 42 0 0 1 3 9 8 12 8 1 0

Bảng 3.4. Bảng điểm trung bình

Đề số THPT An Lão THPT Hàng Hải

12A4 12A6 12A01 12A02

3 7,575 6,452 7,233 6,333

4 7,675 6,429 7,442 6,31

Bảng 3.5. Bảng % HS đạt điểm yếu, kém; trung bình; khá; giỏi

Đề số Trường THPT Lớp % Yếu, kém % Trung bình % Khá % Giỏi 3 An Lão 12A4 (TN) 2.50 15.00 60.00 22.50 12A6 (ĐC) 14.29 35.71 42.86 7.14 Hàng Hải 12A01 (TN) 4.65 23.26 53.49 18.60 12A02 (ĐC) 11.90 38.10 45.24 4.76 4 An Lão 12A4 (TN) 2.50 17.50 50.00 30.0 12A6 (ĐC) 11.90 40.48 40.48 7.14 Hàng Hải 12A01 (TN) 2.33 23.26 51.16 23.26 12A02 (ĐC) 9.52 40.48 47.62 2.38 Bảng 3.6. Bảng % HS đạt điểm từ Xi trở xuống Đề số Lớp % HS đạt điểm từ Xi trở xuống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 3 12A4 (TN) 0 0 0 2.50 7.50 17.50 42.50 77.50 95.00 100 12A6 (ĐC) 0 0 2.32 14.29 26.19 50.00 71.49 92.86 97.62 100 12A01 (TN) 0 0 0 4.65 11.63 27.91 53.49 81.39 97.67 100 12A02 (ĐC) 0 0 0 11.91 33.33 50.00 76.19 95.24 100 100 4 12A4 (TN) 0 0 0 2.50 7.50 20.00 40.00 70.00 92.50 100 12A6 (ĐC) 0 0 0 11.91 26.19 52.38 76.19 92.86 97.62 100 12A01 (TN) 0 0 0 2.33 11.63 25.58 44.19 76.74 95.35 100 12A02 (ĐC) 0 0 2.38 9.52 30.95 50.00 78.57 97.62 100 100

- Đồ thị, biểu đồ:

Đường lũy tích ứng với kết quả nêu trong bảng 3.6. Trục tung chỉ %HS đạt điểm từ Xi trở xuống, trục hoành chỉ điểm số.

0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm Tỉ lệ % TN - 12A4 ĐC - 12A6

Đồ thị 3.1. Đƣờng luỹ tích điểm kiểm tra - Đề số 3 - Trƣờng THPT An Lão

0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm Tỉ lệ % TN - 12A01 ĐC - 12A02

0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm Tỉ lệ % TN - 12A4 ĐC - 12A6

Đồ thị 3.3. Đƣờng luỹ tích điểm kiểm tra - Đề số 4 - Trƣờng THPT An Lão

0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 điểm Tỉ lệ % TN - 12A01 ĐC - 12A02

Biểu đồ hình cột biểu diễn trình độ của HS thông qua dữ liệu trong bảng 3.5. 0 10 20 30 40 50 60 YK TB K G TN - 12A4 - L1 ĐC - 12A6 - L1 0 10 20 30

Một phần của tài liệu Phân loại và giải các bài toán hóa học hữu cơ lớp 12 theo một phương pháp chung góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học trung học phổ thông (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)