154 755.361.249 KC giá vốn xác
SỔ ĐIỂM DANH VẬT TƯ
Ký hiệu Tên , nhãn hiệu, quy cách ĐV Ghi
Nhóm VLC Danh điểm Vật liệu tính chú
1521.01 Thép Kg 1521.01.001 Thép phi 6 1521.01.002 Thép phi 8 1521.01.003 Thép phi 12 ….. 1521.02 Xi măng Tấn
1521.01.001 Xi măng Chin Fon 1521.02.002 Xi măng Bỉm sơn
1521.003 Xi măng Hoàng Thạch …. 1521.03 Cát M3 1521.03.001 Cát đen 1521.03.002 Cát vàng ….. …. 1521.04 …. …..
+ Quá trình quản lý vật tư, sử dụng vật tư cũng như hạch toán chi phí nguyên vật liệu của công ty nhìn chung được thực hiện chặt chẽ, hợp lý. Bên cạnh đó đối với một số công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ xuất cho các đội sử dụng, nhiều khi công ty tiến hành hạch toán vào TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp làm tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong chi phí sản xuất chung ( TK 627 ) bị thiết một khoản. Hạch toán như trên sẽ làm thay đổi tỷ trọng từng khoản mục chi phí trong giá thành tuy giá thành vẫn được xác định một cách chính xác. Do vậy, theo em đối với các công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ công ty có thể hạch toán toàn bộ sang TK 627.3 – Chi phí công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất.
* Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành :
+ Kế toán công ty sử dụng TK 621, TK 622, TK 623, TK 627 để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng. Cuối tháng kế toán kết chuyển các tài khoản chi phí đó sang bên nợ TK 154.
+ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang :
Đối với TK 621, TK 622 kế toán tập hợp chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Còn đối với TK 623, TK 627 kế toán tập hợp chung cho toàn công ty đến cuối quý thực hiện phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình làm căn cứ lập biểu tính giá thành. Việc tính và phân bổ trên sẽ làm mất tính kịp thời của thông tin kế toán trong tính giá thành công trình hoàn thành, khi công trình được hoàn thành không phải vào thời điểm cuối quý.
Hơn nữa , trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất : Chi phí sản xuất chung và chi phí máy thi công hàng tháng được công ty kết chuyển sang TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, sau đó cuối quý khi phân bổ hai khoản chi phí trên lại được ghi : Nợ TK 154, Có TK 623, Có TK 627. Cuối quý, công ty sử dụng “ Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung và chi phí máy thi công” để tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình do đó giá thành vẫn được xác định chính xác. Tuy nhiên, nếu ghi đúng vào TK 154 thì việc ghi như trên sẽ dẫn đến số liệu của TK 623 và TK 627 bị ghi lặp ( ghi trùng ).
Biểu 3.4
SÔ THEO DÕI TÔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT Năm 2008
Công trình : Trung tâm nuôi điều dưỡng Hạng mục : Nhà Y tế
Khoản mục Thời gian CPNVL Trực tiếp CPNC Trực tiếp CP máy Thi công CPSX chung Cộng (TK 154) Lũy kế đến cuối tháng T7 82105650 15501100
Quý III T8 32689000 9678689 T9 36890700 9761500 Cộng 151685350 34941189 8675412 7181549 202483500 202483500 Quý IV T10 57100000 T11 86175510 T12 15417500 0 Cộng 29745051 0 59480094 15745996 5 38487180 552877749 552877749 Tông cộng 44913586 0 94421283 166135377 45668729 75536124 9 755361249
Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá của công ty là công trình, hạng mục công trình. Ky tính giá là khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao. Như vậy, giá thành công trình hoàn thành là tổng cộng chi phí từ khi khởi công công trình đến khi nghiệm thu bàn giao công trình. Do đó khi sử dụng sổ này, việc tập hợp và tính toán đơn giản nhanh chóng, khi hoàn thành hợp đồng là kế toán có thể xác định ngay giá thành xây lắp của các công trình, hạng mục công trình mà không phải đợi đến hết ky hạch toán, đáp ứng kịp thời về số liệu cần thiết cho việc phân tích phục vụ cho công tác quản lý.
* Hoàn thiện hạch toán kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất :
Hiện nay, công ty chưa tiến hành hạch toán các khoản thiệt hại phá đi làm lại, điều này làm cho hạch toán chi phí thiếu chính xác. Mặt khác do không quy kết trách nhiệm cá nhân làm giảm ý thức của người lao động đồng thời gây ra thất thoát, lãng phí vật tư rất lớn. Vì lý do đó, theo em công ty nên tiến hành hạch toán các khoản thiệt hại phá đi làm lại.
Các khoản thiệt hại phá đi làm lại này được theo dõi,phản ánh trên tài khoản 138 ( 1381 – Thiệ hại phá đi làm lại ).
* Một số ý kiến khác :
Đơn vị nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ nhằm đảm bảo tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí vào giá thành sản phẩm và tránh sự biến đông chi phí giữa các ky.
Do máy máy thiết bị ở công ty không nhằm phục vụ riêng cho từng công trình mà khi phục vụ ở công trình này lúc phục vụ ở công trình khác do đó kế toán nên trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong ky rồi tiến hành phân bổ cho từng công trình theo tiêu thức thích hợp.
Khoản chi phí trích trước này được theo dõi, phản ánh trên tài khoản 335 “ Chi phí phải trả “, Tài khoản này có kết cấu như sau :
Bên nợ : Tập hợp chi phí phải trả thực tế phát sinh.
Bên có : Các khoản chi phí phải trả được ghi nhận vào chi phí trong ky theo kế hoạch.
Dư có : Các khoản chi phí phải trả đã tính vào chi phí kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.
Công ty có thể căn cứ vào quy định của Nhà nước cùng với tình trạng thực tế của TSCĐ để xác định tỷ lệ hợp lý. Mặt khác, để dễ dàng theo dõi kế toán có thể lập bảng tính chi phí trước sửa chữa lớn TSCĐ. Trên cơ sở số cần phải trích trước và chọn tiêu thức hợp lý. Cuối ky kế toán tiến hành phân bổ cho từng công trình :
Số cần phải trích = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ trích --- Trong tháng ( quý ) 12 tháng ( 4 quý )
Biểu 3.1
BẢNG TÍNH CHI PHÍ TRÍCH TRƯỚC SỬA CHỮA LỚN TSCĐ TT Tên TSCĐ Nguyên giá Tỷ lệ trích Số cần phải trích
* Tiết kiệm nguyên vật liệu
+ Trên cơ sở khối lượng công việc đặt ra, Công ty tiến hành giao việc mua sắm vật liệu cho các đội thi công và yêu cầu các đội phải chấp hành định mức đã định nhưng phải đảm bảo chất lượng công trình được giao.
+ Giảm hao phí đến mức thấp nhất trong công tác thu mua, vận chuyển, bảo quản và sử dụng vật tư, có biện pháp quản lý vật tư thu hồi hay vật tư trong việc phá đi làm lại, tránh tình trạng mất mát, thất thoát, hao hụt, xuống cấp vật tư.
+ Công ty nên mở rộng hơn nữa mối quan hệ với các nhà cung cấp để có thể đảm bảo vật tư ở mọi nơi gần nhất với công trình đang thi công, vận chuyển ngay đến tận chân công trình.
+ Nếu có thể công ty nên sử dụng một cách hợp lý vật liệu thay thế với giá rẻ hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng. Tận dụng phế thải, phế liệu của quá trình xây lắp để giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
* Tăng năng suất lao động :
Tăng năng xuất lao động là giảm mức hao phí lao động cho một đơn vị sản phẩm. Để thực hiện vấn đề này, Công ty cần bồi dưỡng tay nghề cho công nhân kỹ thuật, nòng cốt là những lao động dài hạn của công ty, bố trí công việc đúng người, đúng việc, sử dụng hợp lý những công nhân có tay nghề. Ngoài ra, công ty cần nghiên cứu, tổ chức các biện pháp thi công một cách khoa học, các công việc được sắp xếp theo trình tự hợp lý, không để sản xuất bị ngắt quãng, vật liệu được cung cấp kịp thời cho thi công. Công ty phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật trong hoạt động xây lắp nhằm nâng cao năng suất lao động. Công ty cũng nên có chính sách thưởng phạt rõ ràng, buộc người lao động có trách nhiệm trong công việc, tích cực làm việc vừa đảm bảo tiến độ thi công, vừa bảo đảm chất lượng công trình tránh lãng phí.
Công ty cần khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên trong toàn công ty nâng cao tinh thần trách nhiệm, tiết kiệm vật tư bằng các hình thức khen thưởng phù hợp.
Công ty nên đưa kế toán máy vào để quản lý.
Cán bộ công nhân viên phải không ngừng nâng cao trình độ , bồi dưỡng nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm và đặc biệt phải có lòng yêu nghề, yêu
ngành, có ý thức xây dựng có như thế thì các giải pháp mới có hiệu quả. Nếu không thì mọi giải pháp dù có hoàn thiện đến đâu cũng không có ý nghĩa.
Để giải pháp thực hiện có hiệu quả. Công ty ngày càng phát triển thì ngoài sự tham gia xây dựng của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty còn cần có sự quan tâm giúp đỡ của UBND tỉnh và các ban ngành ở địa phương./.