CỔ PHẦN GIANG HẢI AN
2.2.1. Vòng quay VLĐ
Tốc độ luân chuyển VLĐ (Số vòng quay vốn lưu động): Phản ánh một đồng VLĐ bình quân trong kỳ sẽ tham gia và tạo ra bao nhiêu đồng DTT. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ VLĐ vận động nhanh, đây là nhân tố góp phần nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp.
Doanh thu thuần Số vòng quay VLĐ =
VLĐ bình quân
Căn cứ vào số liệu ở bảng 2.7 ta tính được số vòng quay VLĐ của công ty, từ đó ta xác định được tốc độ luân chuyển vốn của công ty năm 2013:
152.191
Số vòng quay VLĐ tính được = 1.82 (vòng)
83.724
Tương tự ta tính được: + số vòng quay năm 2012 là 1.18 vòng + số vòng quay năm 2011 là 0.22 vòng
• Thời gian 1 vòng quay của VLĐ: Phản ánh số ngày bình quân cần thiết mà VLĐ quay được một vòng. Chỉ tiêu càng thấp chứng tỏ VLĐ vận động càng nhanh, góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận trong doanh nghiệp.
Thời gian 1 vòng Số ngày trong kỳ phân tích =
Quay của VLĐ Số vòng quay VLĐ trong kỳ
Ta tính được số vòng quay VLĐ của công ty, từ đó ta xác định được thời gian một vòng quay của VLĐ năm 2013:
360
Thời gian 1 vòng
= = 197,80 (ngày)
Quay của VLĐ 1.82
Tương tự ta tính được: + thời gian một vòng quay VLĐ năm 2012 là 305,08 ngày
+ thời gian một vòng quay VLĐ năm 2011 là 1.636,36 ngày
2.2.2. Cơ cấu và hiệu quả sử dụng VLĐ Số liệu ở bảng 2.6 cho thấy:
Năm 2012 so với năm 2011 tăng 26.978 (trđ) tương ứng với tỷ lệ 75,55% chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 355,29%, thêm vào đó tài sản ngắn hạn khác cũng tăng. Tuy nhiên HTK lại tăng cho nên làm giảm khoản lợi tức trong NH dẫn đến tiền và tương đương tiền giảm 94,98%. Cũng do năm 2011 là một năm đầy biến động vì chịu ảnh hưởng của nền kinh tế bị suy thoái nên công ty không đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính NH cho thấy đây là chính sách hợp lý của công ty.
Đối với HTK: Năm 2011 chiếm tỷ trọng là 12,27% và có xu hướng tăng điều này cho thấy cơ cấu tỷ trọng HTK là không hợp lý có thể nói rằng công tác quản lý khâu thành phẩm hàng hoá của công ty là chưa tốt.
Tiền và các khoản tương đương tiền: Cả hai năm 2011 và 2012 chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tài sản ngắn hạn, nhưng lượng tiền mặt trong năm 2012 còn giảm đi so với năm 2011. Nguyên nhân công ty đã dồn lượng tiền vào việc mua mới máy móc, thiết bị và sau khi bán hàng vẫn không thu được tiền ngay. Điều này làm ảnh hưởng đến tiền mặt tại quỹ.
Năm 2013 so với năm 2012 tăng 43.916 (trđ) tương ứng với tỷ lệ 71,10%. chủ yếu là do hàng tồn kho tăng 150,42% thêm vào đó tài sản ngắn
hạn khác cũng giảm 541,24%. Tuy nhiên các khoản phải thu ngắn hạn giảm lại chiếm tỷ lệ chiếm 25,37% dẫn đến tiền mặt trong công ty giảm chiếm 21,34%
Hàng tồn kho: Năm 2012 chiếm tỷ trọng 19,72% và đến năm 2013 có xu hướng tăng điều này cho thấy cơ cấu tỷ trọng HTK là không hợp lý có thể nói rằng công tác quản lý khâu thành phẩm hàng hoá của công ty là chưa tốt.
Bảng 2.5: Cơ cấu Vốn Lưu Động
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng giảm (+/-) Tỷ lệ % (+/-) Tăng giảm (+/-) Tỷ lệ % (+/-) Tổng VLĐ 34.788 48,89 61.766 57,47 105.682 63,34 26.978 75,55 43.916 71,10 Ι. Tiền và các khoản tương đương tiền 15.505 21,79 778 0,72 612 0,37 - 14.727 -94,98 -166 -21,34 ΙΙ. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - - - - - ΙΙΙ. Các khoản phải thu ngắn hạn 7.645 10,74 34.807 32,38 25.978 15,57 27.162 355,29 -8.829 -25,37 IV. Hàng tồn kho 8.732 12,27 21.185 19,72 53.051 31,79 12.453 142,61 31.866 150,42 V. Tài sản ngắn hạn khác 2.906 4,09 4.996 4,65 26.041 15,61 2.090 71,92 21.045 -541,24
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán - Phòng kế toán Công ty Cổ phần Giang Hải An)
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Tăng giảm (+/-) Tỷ lệ % (+/-) Tăng giảm (+/-) Tỷ lệ % (+/-) 1. Doanh thu thuần 7.919 57.024 152.191 49.105 620,09 95.167 166,89 2. VLĐ bình quân 35.822 48.277 83.724 12.455 34,77 35.447 73,42 3. LNST -354 -185 -239 169 -47,74 -54 -29,19 4. Số vòng quay VLĐ (vòng) 0,22 1,18 1,82 0,96 436,36 0,64 54,24 5. Kỳ luân chuyển VLĐ (ngày) 1.636,36 305,08 197,80 -1331,28 -81,36 -107,28 35,16 6. Hệ số đảm nhiệm VLĐ (lần) 4,55 0,85 0,55 -3,7 -81,32 -0,3 -35,29
7. Tỷ suất sinh lời (%)
-0,0098 -0,0038 -0,0029 0,006 -61,22 0,0009 -23,68
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Phòng kế toán công ty Cổ phần Giang Hải An)
Căn cứ vào số liệu bảng 2.7 ta thấy: Tốc độ luân chuyển VLĐ năm 2013 nhanh nhất so với cả 3 năm biểu hiện:
Số vòng quay VLĐ tăng lên theo từng năm. Năm 2011 một đồng VLĐ bình quân trong kỳ tạo ra 0,22 đồng doanh thu thuần. Nhưng đến năm 2012 một đồng VLĐ bỏ ra thì được 1,18 đồng doanh thu thuần tăng hơn 0,96 đồng so với năm 2011 và thấp hơn năm 2013 là 0,64 đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2013 tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của VLĐ bình quân.
Cùng với tăng số vòng quay kéo theo kỳ luân chuyển VLĐ giảm. Cụ thể, năm 2011 cần 1.636,36 ngày để quay một vòng VLĐ, đến năm 2012 giảm xuống còn 305,08 ngày và 197,80 ngày ở năm 2013. Đây là một thành tích mà Công ty cần phát huy để đẩy nhanh số vòng quay VLĐ hơn nữa.
doanh thu cần 4,55 đồng VLĐ. Năm 2012 cứ một đồng doanh thu thuần cần 0,85 đồng VLĐ, giảm 3,7 đồng so với năm so với năm 2011. Năm 2013 cứ một đồng doanh thu thuần cần 0,55 đồng VLĐ, giảm 0,3 đồng VLĐ. Như vậy hiệu quả sử dụng VLĐ đang phát triển theo chiều hướng tốt.
Tỷ suất sinh lời VLĐ: Năm 2012 cứ một đồng VLĐ thì làm ra -0,0038 đồng lợi nhuận, tăng hơn năm 2011 là 0,006 đồng và năm 2013 cứ một đồng VLĐ thì làm ra -0,0029 đồng lợi nhuận, tăng hơn năm 2012 là 0,0009 đồng. Nguyên nhân của sự biến động này là năm 2012 lợi nhuận đạt cao nhất trong khi đó VLĐ tăng dần qua từng năm. Tỷ suất sinh lời tăng đều qua các năm cho thấy công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty đang tốt. Tuy nhiên, cần phải quan tâm tránh tình trạng giảm đi qua các năm.
2.2.3. Đánh giá khả năng thanh toán
Bảng 2.7: Khả năng thanh toán
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Tăng giảm (+/-) Tỷ lệ % (+/-) Tăng giảm (+/-) Tỷ lệ % (+/-) 1. Tổng TSLĐ 34.788 61.766 105682 26.978 75,55 43.916 71,10
2. Tiền và các khoản tương đương tiền
15.505 788 612 -14.727 -94,98 -166 -21,34
3. Hàng tồn kho 8.732 21.185 53.051 12.453 142,61 31.866 150,42
4. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - -
5. Tổng nợ ngắn hạn 35.579 56.029 92.072 20.450 57,47 36.044 64,33
6. Hệ số thanh toán nợ tổng quát 1,28 1,21 1,17 -0,07 -5,47 -0,04 -3,31
7. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn nhanh 0,66 0,72 0,57 0,06 9,09 -0,15 -20,83 8. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn hiện thời 0,88 1,10 1,15 0,22 25 0,05 4.55
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Phòng kế toán Công ty Cổ phần Giang Hải An)
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Năm 2011 cứ một đồng nợ được đảm bảo bởi 1,28 đồng tài sản. Năm 2012 cứ một đồng nợ được đảm bảo bởi 1,21 đồng tài sản. Năm 2013 cứ một đồng nợ được đảm bảo bởi 1,17 đồng tài
sản. Hệ số khả năng thanh toán nợ tổng quát cả 3 năm đều lớn hơn 1, như vậy Công ty đều đủ khả năng thanh toán đối với các khoản nợ. Tuy nhiên, hệ số thanh toán nợ tổng quát giảm dần qua các năm. Năm 2012 giảm 0,07 đồng so với năm 2011. Năm 2013 giảm 0,04 đồng so với năm 2012. Điều này cũng đáng lo ngại đối với công ty, nhưng công ty vẫn kiểm soát được các khoản nợ của mình.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Là chỉ tiêu đánh giá khắt khe hơn về khả năng chi trả các khoản nợ khi đến hạn sau khi trừ đi yếu tố hàng tồn kho. Hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của Công ty càng tốt. Năm 2011 một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bởi 0,66 đồng tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền. Trong năm 2012 chỉ tiêu này tăng lên 0,06 đồng so với năm 2011. Nhưng đến năm 2013 giảm 0,15 đồng so với năm 2012. Năm 2013 chỉ số này < 0,75 chứng tỏ toàn bộ giá trị tài sản ngắn hạn sau khi trừ đi giá trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp không đủ khả năng trả được các khoản nợ ngắn hạn, nếu kéo dài sẽ xuất hiện dấu hiệu rủi ro về tài chính. Vậy, Công ty cần nâng cao cách quản lý hàng tồn kho nói riêng cũng như giá trị tài sản ngắn hạn nói chung.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hiện thời: Tăng dần qua các năm và đến năm 2012 và năm 2013 lớn hơn 1. Năm 2012 cứ một đồng nợ ngắn hạn của công ty có 1,10 đồng TSLĐ để đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ở năm 2013 tăng 0,05 đồng so với năm 2012 cho thấy doanh nghiệp có đủ khả năng chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngắn hạn. Hệ số này đang ở mức vừa phải cho thấy công tác quản lý tài sản của công ty đang tốt.
2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIANG HẢI AN
2.3.1 Kết quả đạt được
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã đạt được những kết quả nhất định. Biểu hiện cụ thể:
Căn cứ vào Thực trạng hiệu quả và sử dụng vốn lưu động của công ty ta thấy rằng:
+ Vòng quay VLĐ:
Số vòng quay VLĐ tính được năm 2013, 2012, 2011 lần lượt là: 1.82 vòng; 1.18 vòng; 0.22 vòng. Từ đây ta thấy được rằng: chỉ tiêu vòng quay VLĐ càng cao chứng tỏ VLĐ vận động nhanh, đây là nhân tố góp phần nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp.
Thời gian một vòng quay VLĐ tính được năm 2013, 2012, 2011 lần lượt là: 197,80 ngày; 305,08 ngày; 1.636,36 ngày. Ta thấy được rằng: chỉ tiêu thời gian một vòng quay VLĐ càng thấp chứng tỏ VLĐ vận động càng nhanh, nó cũng
góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận trong doanh nghiệp.
+Cơ cấu và hiệu quả sử dụng VLĐ:
Năm 2013 là một năm đầy biến động vì chịu ảnh hưởng của nền kinh tế bị suy thoái nên công ty không đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính NH cho thấy đây là chính sách hợp lý của công ty.
+Khả năng thanh toán:
Sự biến động năm 2013 lợi nhuận đạt cao nhất trong khi đó VLĐ tăng dần qua từng năm. Tỷ suất sinh lời tăng đều qua các năm cho thấy công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty đang tốt
Biểu hiện cụ thể là:
Hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, doanh thu tiêu thụ của công ty năm 2013 tăng 95.167 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 166,89%.
Việc quản lý và sử dụng vốn lưu động tương đối bình thường, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mở rộng quy mô hoạt động phù hợp với cơ chế thị trường.
Công ty có đội ngũ lãnh đạo và công nhân làm việc rất nhiệt tình biết tiếp thu cái mới, cạnh tranh bằng chất lượng, năng suất sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến, sử dụng công nghệ hiện đại. Do đó công ty đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường.
Bên cạnh đó công ty đã đạt được những bước tiến nhảy vọt, nhờ vào khả năng huy động vốn và sử dụng vốn tương đối hiệu quả. Lợi nhuận của công ty không ngừng tăng lên qua các năm, thu nhập công nhân viên của công ty ngày càng tăng trong khi đó công ty luôn thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, qua việc nộp thuế, và các loại phí và lệ phí. Tuy nhiên công ty cũng còn tồn tại nhiều hạn chế.