Chức năng nhiệm vụ các phòng ban.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác khen thưởng tại ngân hàng sacombank - chi nhánh tân bình (Trang 26 - 30)

XII Lợi nhuận thuần trong năm

Ngoài hoạt động của Sacombank –Chi nhánh Tân Bình thì hiện nay có nhiều Ngân hàng khác như:Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng ACB, Ngân hàng

2.1.9 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban.

Theo quy chế tổ chức hoạt động của các đơn vị nghiệp vụ ngân hàng ban hành ngày 06/02/2007, cơ cấu tổ chức hiện nay của Sacombank gồm 26 phòng nghiệp vụ , chức năng của các phòng ban được quy định như sau:

Đối với phòng ban thuộc khối doanh nghiệp

Phòng tiếp thị và phát triển sản phẩm: Đây là phòng quản lý và phát triển sản phẩm truyền thống cho khách hàng, quản lý và phát triển sản phẩm ngân hàng điện tử

Giám đốc P.Giám đốc P.Hỗ trợ P. Doanh Nghiệp P.Cá Nhân P.Kế toán hànhchánh BP.Hành chánh CV KHDN BP TTQT BP QLTD BP KTTH BP XLGD BP Quỹ PGD Ông tạ PGD 8 tháng 3 PGD Bà Quẹo PGD Thanh Bình PGD Lăng cha cả PGD E town PGD Lạc Hồng PGD Cộng Hòa PGD Âu Lạc ...

SVTH: Lưu Quốc Phong Trang 27 Lớp: LTĐHK8-QT1 cho khách hàng, quản lý và phát triển liên doanh liên kết, xử lý thông tin của khách hàng về sản phẩm, xây dựng biểu phí liên quan đến sản phẩm doanh nghiệp. Bên cạnh đó phòng tiếp thị, điều phối chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể, tiếp thị và phát triển kinh doanh, quản lý công tác chăm sóc khách hàng doanh nghiệp, xây dựng chính sách khách hàng, quản lý hoạt động liên doanh, liên kết, thực hiện dịch vụ tài chính cho khách hàng.

Phòng thanh toán quốc tế: Quản lý công tác thanh toán quốc tế bao gồm quản lý nghiệp vụ liên quan đến L/C nhập khẩu, quản lý nghiệp vụ liên quan đến nhờ thu nhập khẩu, quản lý nghiệp vụ liên quan đến L/C xuất khẩu, quản lý nghiệp vụ liên quan đến nhờ thu xuất khẩu, nhờ thu trơn. Ngoài ra còn quản lý công tác chuyển tiền quốc tế bao gồm chuyển tiền đi, xác nhận ngoại tệ và tiếp nhận tiền chuyển đến.

Phòng định chế tài chính: Thiết lập duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với các định chế tài chính trong và ngoài nước, quản lý tài khoản, phát triển kinh doanh.

Đối với phòng ban thuộc khối cá nhân

Phòng tiếp thị cá nhân: Xây dựng, quản lý và điều phối chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể, tiếp thị và phát triển kinh doanh, quản lý công tác chăm sóc khách hàng cá nhân, xây dựng chính sách khách hàng cá nhân, quản lý các hoạt động liên quan, liên kết kinh doanh, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng VIP cá nhân.

Phòng sản phẩm cá nhân: Quản lý và phát triển sản phẩm truyền thống cho khách hàng, quản lý và phát triển sản phẩm ngân hàng điện tử cho khách hàng, quản lý và phát triển liên doanh liên kết, xử lý thông tin của khách hàng về sản phẩm, xây dựng biểu phí liên quan đến sản phẩm cá nhân.

Đối với các phòng ban thuộc khối tiền tệ

Phòng kinh doanh vốn: Kinh doanh trên thị trường chứng khoán nợ và thị trường tiền tệ, quản lý và điều hành thanh khoản của ngân hàng, quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng, đầu mối khai thác, tiếp nhận các nguồn vốn có ủy thác.

Phòng kinh doanh ngoại hối: Thực hiện và quản lý hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng trong toàn hệ thống.

Phòng sản phẩm tiền tệ: Xây dựng và phát triển các sản phẩm phát sinh phục vụ hoạt động kinh doanh tiền tệ, đầu mối trong việc lập, theo dõi, đánh giá và báo cáo kế

SVTH: Lưu Quốc Phong Trang 28 Lớp: LTĐHK8-QT1 hoạch kinh doanh và lập báo cáo khác của khối tiền tệ, đầu mối tiếp nhận hỗ trợ tư vấn bên ngoài, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và theo dõi kết quả của công tác đào tạo của khối tiền tệ.

Trung tâm kinh doanh tiền tệ phía Bắc: Phối hợp với phòng kinh doanh ngoại hối để kinh doanh ngoại tệ, vàng ( chỉ thực hiện giao dịch không thực hiện xác nhận giao dịch, thanh toán giao dịch) tại địa bàn phái Bắc.

Đối với phòng nghiệp vụ Ngân Hàng thuộc khối điều hành

Phòng kế hoạch: Tham mưu xây dựng và triển khai chiến lược phát triển của ngân hàng, xây dựng, quản lý, đánh giá và điều phối kế hoạch kinh doanh chung của ngân hàng và các công ty thành viên, tổng hợp báo cáo hoạt động của ngân hàng, công tác mở rộng mạng lưới, điều phối thông tin, thực hiện kế hoạch kinh doanh và phát triển ngân hàng.

Phòng chính sách: Quản lý chính sách tín dụng, hệ thống văn bản lập quy, quy trình, công tác pháp chế, quản lý cơ cấu tổ chức bộ máy.

Phòng tài chính – kế toán: Công tác xây dựng và kiểm tra chế độ tài chính kế toán, công tác kế toán tổng hợp, công tác kế toán quản trị, công tác kế toán chi tiết, công tác hậu kiểm chứng từ kế toán phát sinh tại Hội Sở.

Đối với các phòng ban thuộc khối hỗ trợ

Phòng hành chính quản trị: Quản lý và phát hành văn thư, công tác hành chánh phục vụ, công tác lễ tân, mua sắm, quản lý tài sản cố định và công cụ lao động , quản lý chi phí điều hành, công tác bảo vệ, công tác quản lý đội xe.

Phòng xây dựng cơ bản: Quản lý công tác xây dựng cơ bản thực hiện thủ tục pháp lý về xây dựng cơ bản.

Phòng ngân quỹ và thanh toán: Quản lý công tác thanh toán nội địa, công tác ngân quỹ, tổ chức vận chuyển hàng đặc biệt, nghiên cứu, xây dựng và triển khai các quy định an toàn kho quỹ, thực hiện hỗ trợ hoạt động cho khối tiền tệ.

Phòng đối ngoại: Quản lý hoạt động quan hệ công chúng, nhà đầu tư, quan hệ với các tổ chức quốc tế không phải là định chế tài chính, quảng bá thương hiệu.

SVTH: Lưu Quốc Phong Trang 29 Lớp: LTĐHK8-QT1 Phòng phân tích ứng dụng: Phân tích và mô tả yêu cầu khai thác về hệ thống thông tin, dữ liệu, hệ thống ngân hàng lõi, phân tích và mô tả yêu cầu về sản phẩm dịch vụ, về xây dựng các ứng dụng phần mềm ngoài hệ thống ngân hàng lõi, phân tích và mô tả các yêu cầu liên kết hợp tác với đối tác, khách hàng bên ngoài, công tác hỗ trợ khai thác phần mềm ứng dụng.

Phòng phát triển ứng dụng: Phân tích thiết kế và lập trình các phân hệ phần mềm để thực hiện các yêu cầu về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng trên hệ thông ngân hàng lõi. Phân tích, lập trình và thiết kế các phân hệ phần mếm để khai thác thông tin , dữ liệu.

Phòng kỹ thuật hạ tầng: Quản trị hệ thống, mạng tại đơn vị đảm bảo hoạt động liên tục hệ thống công nghệ thông tin. Quản lý IT khu vực, công tác dịch vụ hệ thống tại các đơn vị.

Đối với các phòng ban thuộc khối giám sát

Phòng kiểm tra và kiểm soát nội bộ: Kiểm ta giám sát tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy chế, quy trình, nghiệp vụ, quy định nội bộ của ngân hàng, kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định về trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ quản lý trong toàn hệ thống, đánh giá, kiểm tra tính hiệu lực hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Phòng quản lý rủi ro: Tham mưu xây dựng chính sách về quản lý rủi ro, quản lý thu hồi nợ, quản lý rủi ro tín dụng và phi tín dụng.

Phòng thẩm định: Bao gồm thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng vượt hạn mức quyết định của chi nhánh liên quan đến khách hàng, thẩm định các hồ sơ theo yêu cầu của các cấp thẩm quyền. Hướng dẫn và kiểm soát thực thi chính sách tín dụng liên quan đến khách hàng. Thẩm định dự án bao gồm đầu mối tiếp cận thông tin về dự án đầu tư, đầu mới dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác để cho vay hợp vốn, thẩm định các dự án ngân hàng tài trợ, tổ chức quản lý các dự án ngân hàng tài trợ.

Đối với các phòng ban thuộc trực tiếp tổng giám đốc:

Phòng nhân sự: Tuyển dụng nhân sự, quản lý nhân sự, xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng, quản lý cơ chế tiền lương và chính sách đãi ngộ nhân sự, công tác thư ký.

SVTH: Lưu Quốc Phong Trang 30 Lớp: LTĐHK8-QT1 Trung tân đào tạo: Đào tạo kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng, xây dựng và quản lý thư viện của ngân hàng, đào tạo bên ngoài theo quy định.

Phòng đầu tư: Đầu mối quản lý hoạt động đầu tư góp vốn, mua cổ phần bằng nguồn vốn tự có của ngân hàng, thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư cho khách hàng, đầu mối thiết lập danh mục cổ phiếu được chấp nhận làm tài sản đảm bảo trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, đầu mối liên kết các hoạt động đầu tư của các công ty con và công ty liên doanh, liên kết.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác khen thưởng tại ngân hàng sacombank - chi nhánh tân bình (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)