Chất lượng nước biển giai đoạn 2005-

Một phần của tài liệu thực trạng môi trường nước (Trang 31 - 37)

Hình 3.28. Hàm lượng SS trong nước biển ven bờ Quảng Ngãi, 2005-2009

Hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) giai đoạn 2005-2009 dao động trong khoảng 15,9-486mg/l, trung bình 159mg/l. Giá trị trung bình này cao hơn tiêu chuẩn cho phép ở khu vực bãi tắm và nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là do hàm lượng SS tại các điểm đo năm 2005-2006 đều rất cao, trung bình lên tới 253mg/l, trong khi trung bình năm 2009 chỉ 30mg/l. Hàm lượng SS quan trắc được trong 3 đợt quan trắc của năm 2009 cũng tương đối tốt, hầu hết đều nằm trong QCVN 10: 2008/BTNMT dành cho nước thủy sản và bãi tắm. Tuy nhiên, tại một số vị trí tại một số thời điểm hàm lượng SS vẫn

vượt quy chuẩn. Cụ thể là tại khu vực nuôi trồng thủy sản Đức phong, bến cá huyện Sơn Tịnh. Hàm lượng SS năm 2009 thấp hơn nhiều so với năm 2007.

Hình 3.29. Giá trị pH trong nước biển ven bờ Quảng Ngãi, 2005-2009

pH nước biển ven bờ có giá trị dao động trong khoảng 6,5-9,8, trung bình là 8 trong giai đoạn 2005-2009. Các giá trị vượt giới hạn cho phép đều thuộc về các đợt quan trắc năm 2006-2007 là Biển Thiên đàng, khu du lịch Sa huỳnh, khu nuôi trồng thủy sản Đức phổ, khu nuôi thủy sản Đức chánh, Cầu cảng lý sơn, Bến cá Bình Sơn. Giá trị pH trong nước biển có xu thế giảm trong năm 2009.

Hình 3.30. Hàm lượng DO trong nước biển ven bờ Quảng Ngãi, 2005-2009

điểm quan trắc (biển Thiên Đàng, Khu du lịch Sa Huỳnh, Bãi tắm Mỹ Khê) đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Trong đó, mẫu nước tại biển Thiên Đàng là điểm có giá trị DO thấp nhất. So sánh với kết quả quan trắc đợt 2 năm 2006 thì giá trị DO tại các bãi tắm không có sự thay đổi nhiều.

Các điểm dành cho khu vực nuôi trồng thủy sản tiêu chuẩn cho phép TCVN 5943-1995 đối với chỉ tiêu DO là 5mg/l, qua biểu đồ trên cho thấy tại 4 điểm quan trắc thì cả 4 mẫu đều không đạt tiêu chuẩn cho phép (trung bình thấp hơn 2 lần). Hầu hết các điểm quan trắc chất lượng nước biển ven bờ tại khu vực nuôi trồng thuỷ sản đều đòi hỏi về giá trị hàm lượng oxy hoà tan rất khắt khe nhằm bảo đảm nhu cầu oxy cho hoạt động hô hấp của các loài thủy sinh, tuy nhiên các giá trịđo đạc tại đây đều không đạt tiêu chuẩn cho phép nguyên nhân là do một số mẫu nước được lấy tại các hồ nuôi tôm đã gần đến ngày xả thải nên hàm lượng oxy hòa tan thấp và gần các điểm xả nước thải của các ao nuôi.

Năm 2009: Nước biển tại các khu vực nuôi thuỷ sản trong 3 đợt quan trắc đều có giá trị DO tương đối cao. Tại vị trí NB7 hàm lượng DO dao động từ 6,86- 6,94mg/l,NB8 là 6,83-7,25mg/l, NB11 là 7,89-8,47mg/l, NB12 là 7,97-8,35mg/l.

Hình 3.31. Hàm lượng BOD trong nước biển ven bờ Quảng Ngãi, 2005-2009

BOD dao động trong khoảng 2,6-86mg/l, giá trị trung bình giai đoạn 2005-2009 là 28,4mg/l, có xu hướng giảm trong thời gian gần đây.

Biểu đồ trên cho thấy chỉ tiêu BOD tại các điểm quan trắc năm 2006 và 2007 đều vượt tiêu chuẩn cho phép, điều này chứng tỏ hàm lượng chất hữu cơ trong nước nuôi trồng thủy sản đã vượt quá giới hạn cho phép. Mẫu NB12 (Khu nuôi trồng thủy sản Đức Chánh) có giá trị BOD5 cao nhất trong tổng số 4 mẫu quan trắc nuôi trồng thủy sản, vượt tiêu chuẩn 5,2 lần. Đối với các điểm đo tại khu vực bãi tắm thì các điểm quan trắc có giá trị BOD cao vượt giới hạn cho phép vào năm 2006, sau đó giảm xuống đạt tiêu chuẩn cho phép trong thời gian 2007-2009.

Đối với các điểm khảo sát khác không nằm trong hai khu vực dành cho bãi tắm và khu vực nuôi trồng thủy sản thì các kết quảđo được trong đợt quan trắc lần này có nồng độ dao động khá lớn, chia ra 2 khu vực gia trị rõ rệt. Khu vực có giá trị BOD thấp dưới 20mg/l là các cầu cảng Lý sơn, Dung Quất, Sa Kỳ. Còn lại trong số 8 mẫu thì có 5 mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép. Tỉ lệ phần trăm kết quảđạt so với tiêu chuẩn là 62,5%, không đạt là 37,5%. Trong đó nồng độ BOD cao nhất là tại điểm bến cá huyện Đức Phổ (NB9): 75mg/l, bến cá Huyện Bình Sơn (NB5): 70,5mg/l và điểm có nồng độ

BOD thấp nhất là cảng Sa Kỳ (NB4), cầu cảng Lý Sơn (NB1) đều có kết quả phân tích là 14mg/l. 0 0,002 0,004 0,006 0,008 0,01 0,012 NB1 NB3 NB4 NB5 NB9 NB13 NB14 NB16 m l ượ ng C d ( m g /l ) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 QCVN 10:2008/BTNMT

Hình 3.32. Hàm lượng Cd tại các điểm giám sát chất lượng nước biển năm 2009

Hình 3.33. Hàm lượng Pb trong nước biển ven bờ Quảng Ngãi, 2005-2009

Hàm lượng kim loại nặng và CN- tại các vị trí trong 3 đợt quan trắc đều không phát hiện. Điều này chứng tỏ tại các vị trí này chưa có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng và CN-. Hàm lượng kim loại nặng (Pb, Cd) tại một số vị trí quan trắc đợt này không biến động nhiều và nằm trong QCVN 10:2008/BTNMT dành cho nước nơi khác. Tại các vị trí NB3, NB13, NB14 hàm lượng Pb quan trắc được ởđợt 3 là cao hơn đợt 1 và đợt 2 năm 2009, đặc biệt tại vị trí NB3 (Cảng Dung Quất) giá trị quan trắc được trong

có giá trị 0,006mg/l vượt qui chuẩn 1,2 lần; NB14 (đợt 1 và 2) có giá trị 0,008mg/l vượt qui chuẩn 1,6 lần; NB16 (đợt 2) có giá trị 0,01mg/l vượt QCVN 10:2008/BTNMT dành cho nước nơi khác 2 lần.

Hình 3.34. Hàm lượng dầu mỡ trong nước biển ven bờ Quảng Ngãi, 2005-2009

Hàm lượng dầu mỡ quan trắc trong giai đoạn 2005-2009 là khá cao và đều nằm ngay ngưỡng hoặc vượt ngưỡng QCVN 10:2008/BTNMT nhiều lần. Các điểm có giá trị dầu mỡ cao nhất là khu nuôi trồng thủy sản Đức phổ (năm 2006), Bến cá Bình Sơn (năm 2006-2007), Cảng cá Cổ Lũy (năm 2006-2007) và Bến cá huyện Sơn Tịnh năm (2007). Tại tất cả các vị trí quan trắc hàm lượng dầu mỡ khá cao, dao động trong khoảng

0-4,83mg/l, giá trị trung bình là 0,76 và đa số đều vượt QCVN 10: 2008 dành cho nước bãi tắm, thủy sản và nước nơi khác. Năm 2009, tại các điểm khảo sát nước bãi tắm thì hàm lượng dầu mỡ đều giảm so với năm 2007. Cụ thể: Tại vị trí NB10 hàm lượng dầu mỡ quan trắc năm 2009 giảm khá nhiều so với năm 2007 tuy vẫn vượt giới hạn cho phép; tại vị trí NB2, NB6 trong các đợt quan trắc của năm 2007 và năm 2009 đều bằng không. Tuy nhiên hàm lượng dầu thì tăng lên khá nhiều tại các vị trí NB7 và NB11 trong các đợt quan trắc năm 2009 hàm lượng dầu mỡ dao động trong khoảng 0,3-0,5mg/l, trong khi tại các vị trí này năm 2007 hàm lượng dầu đều bằng không.

Coliform nước biển dao động trong khoảng 3-3100 MPN/100ml, giá trị trung bình giai đoạn 2005-2009 là 537 MPN/100ml. Các điểm quan trắc có giá trị vượt tiêu chuẩn cho phép là Khu du lịch Sa Huỳnh (2005) và biển Đức minh (2005, 2006); bến cá Bình Sơn (2005-2006); Bến cá Đức phổ, cảng cá Cổ Lũy và bến cá Tịnh Sơn năm 2007. Năm 2008 và 2009, tại tất cả các vị trí khảo sát, hàm lượng Coliform là tương đối nhỏ và nằm trong qui chuẩn cho phép.

Hình 3.35. Coliform trong nước biển ven bờ Quảng Ngãi, 2005-2009

So với năm 2007, hầu hết các chỉ tiêu quan trắc năm 2009 đều biến đổi theo chiều hướng tốt. Cụ thể: Giá trị pH giảm nhưng không đáng kể; DO tăng lên đáng kể và hầu hết đều nằm trong quy chuẩn; hàm lượng kim loại nặng không có biến động nào đáng kể; hàm lượng các chất ô nhiễm giảm khá nhiều như Coliform, BOD, SS... Năm 2009: Nước bãi tắm: Được khảo sát tại các vị trí biển Thiên Đàng (NB2), Khu du lịch Sa Huỳnh (NB6), biển Đức Minh (NB12) và bãi tắm Khe Hai (NB15). Nhìn chung chất lượng nước biển tại các vị trí này là tương đối tốt. Các giá trị pH, DO, SS, BOD5, Pb, Cd, As, Hg, CN- và Coliform là tương đối thấp và nằm trong QCVN 10:2008 dành cho bãi tắm. Hàm lượng DO trung bình tại các vị trí quan trắc dao động trong khoảng 6,42-7,02mg/l. Hàm lượng SS trung bình dao động khoảng 22,67- 27,67mg/l.

Dựa trên kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ có thểđánh giá tổng quát như sau:

Chất lượng nước biển ven bờ tại các vị trí quan trắc trên địa bàn tỉnh Quãng Ngãi là tương đối tốt, môi trường biển còn sạch. Hầu hết các chỉ tiêu tại các vị trí quan trắc năm 2009 nằm trong QCVN 10:2008/BTNMT cho phép và thấp hơn các đợt quan trắc trước. Hàm lượng các chất ô nhiễm có xu hướng giam dần. Tuy nhiên vẫn có một số vị trí như NB3 (Cảng Dung Quất huyện Bình Sơn), NB14 (Cảng cá Cổ Luỹ)... có hàm lượng chất ô nhiễm tăng cao. Các kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước biển ven bờ đã có dấu hiệu của sự ô nhiễm. Các chỉ tiêu đo đạc như BOD, COD, dầu đều vượt tiêu chuẩn cho phép tại các điểm đo thuộc khu vực nuôi thủy sản và đối với nước biển ven bờ tại các khu vực khác thì có trên 60% các điểm đo vượt tiêu chuẩn. Hàm lượng DO đo được tại các vị trí quan trắc là tương đối tốt, hầu hết đều nằm trong quy chuẩn. Hàm lượng kim loại nặng và CN- tại các vị trí trong 3 đợt quan trắc đều không phát hiện. Điều này chứng tỏ tại các vị trí này chưa có dấu hiệu ô nhiểm kim loại nặng và CN-.

Theo số liệu thống kê hiện nay trung bình mỗi ngày hoạt động sản xuất công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi thải ra môi trường khoảng 18.733 m3/ngày nước thải công nghiệp, chiếm 54,19% tổng lượng nước thải đô thị và KCN. Ô nhiễm do nước thải công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi gây nên chủ yếu tại các doanh nghiệp lớn như: Công ty đường Quảng Ngãi, xí nghiệp đông lạnh, nhà máy chế biến thực phẩm… Ngoài các cơ sở sản xuất trên, các xí nghiệp sản xuất trên tỉnh Quảng Ngãi đều có vấn đề về nước thải. Phần lớn các nhà máy tại Quảng Ngãi đều không có hệ thống xử lý nước thải hoặc chỉ xử lý sơ bộ nên không đảm bảo quy định quy chuẩn cho thải vào môi trường.

Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh tiếp tục bị ô nhiễm (bởi vì đây là nơi tiếp nhận trực tiếp nguồn nước thải từ các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, cũng như nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư) trong khi đó chất lượng nước thải phụ thuộc vào việc nhận thức về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng như sự quản lý của các cơ quan chức năng. Nếu tình hình không được cải thiện thì chất lượng nước mặt sẽ ngày càng bị ô nhiễm nặng hơn do qui mô sản xuất cũng như số lượng của các nhà máy, xí nghiệp ngày càng tăng kéo theo lượng nước thải và các thành phần chất ô nhiễm tăng lên.

Bên cạnh đó là nước ngầm trong Tỉnh có dấu hiệu của sự ô nhiễm vi sinh (chỉ tiêu Coliform vượt tiêu chuẩn khá cao), điều này cho thấy cần có những quy định và kiểm soát chặt chẽ hơn nữa chất lượng của nguồn nước ngầm nhằm bảo vệ sức khỏe của con người trong quá trình sử dụng.

Về chất lượng nước biển ven bờ, qua kết quả quan trắc cho thấy có một vài điểm quan trắc đã có dấu hiệu của sự ô nhiễm. Sự ô nhiễm biểu hiện qua giá trị đo đạc BOD, Coliform vượt tiêu chuẩn cho phép.

Một vấn đề đáng lưu ý là hầu như toàn bộ các cơ sở sản xuất đều không có hệ thống xử lý chất thải nên các loại chất thải này đều được thải trực tiếp vào môi trường gây ô nhiễm đến môi trường tự nhiên. Để thực hiện công tác bảo vệ môi trường một cách hoàn chỉnh, trong thời gian tới các đơn vị sản xuất có phát sinh chất thải cần phải có hệ thống xử lý. Tuy nhiên, do những vấn đề về tài chính nên việc thực hiện đòi hỏi phải có thời gian cũng như sự giúp đỡ từ các cơ quan chức năng. Các tổ chức sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật vềđánh giá tác động môi trường; bảo đảm việc thực hiện đúng các tiêu chuẩn môi trường; phòng; chống; khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. Đóng góp tài chính bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại do có hành vi gây tổn hại môi trường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, để có được kết quả trong công tác bảo vệ môi trường cần có sự phối hợp giữa các ban ngành trong Tỉnh. Một công việc đóng vai trò hết sức quan trọng là cần phải nâng cao nhận thức của người dân trong hoạt động bảo vệ môi trường, khi nhận thức của người dân trong Tỉnh được nâng cao, chất lượng môi trường sẽđược cải thiện do sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động này.

Một phần của tài liệu thực trạng môi trường nước (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)