Chất lượng nước ngầm giai đoạn 2005-

Một phần của tài liệu thực trạng môi trường nước (Trang 26 - 30)

Trong giai đoạn 2005-2009, phần lớn các điểm quan trắc có giá trị pH nằm trong khoảng cho phép của QCVN 09: 2008/BTNMT, dao động trong khoảng 5,4-7,9, giá trị trung bình 6,6. Tuy nhiên, có 3 điểm có giá trị pH nằm dưới giới hạn cho phép của qui chuẩn trong là nước ngầm khu nước nóng MộĐức năm 2009 (N11), giếng hộ ông Võ Liêm - 329 Lê Lợi - TP Quảng Ngãi (N20) và giếng nước nhà dân gần KCN Quảng Phú (N21). Nhìn chung giá trị pH có xu thế giảm.

Hình 3.22. Giá trị pH tại các điểm giám sát chất lượng nước ngầm, 2005-2009

Hình 3.23. Giá trị coliform tại các điểm giám sát chất lượng nước ngầm, 2005-2009

Lượng coliform trong nước ngầm dao động trong khoảng 0-1073 MPN/100ml, trung bình trong giai đoạn 2005-2009 là 61,8 MPN/100ml cao hơn rất nhiều so với quy chuẩn (3 MPN/100ml).

Các giá trị Coloform cao nhất trong giai đoạn đều của năm 2005. Nhìn vào biểu đồ có thể nhận thấy chỉ tiêu Coliform của nước ngầm vượt tiêu chuẩn quá nhiều lần, do tiêu chuẩn Coliform của nước ngầm thấp (3MPN/100ml) nên không thể hiện được trên biểu đồ. Giá trị Coliform qua các năm có xu hướng giảm dần. Mặc dù giảm đi nhưng các giá trị đo cho đến năm 2009 được vẫn cao hơn nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm vì nguồn nước ngầm thường được sử dụng vào mục đích sinh hoạt mà không qua xử lý nên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.

Năm 2006, chỉ tiêu Coliform của nước ngầm vượt tiêu chuẩn quá nhiều lần (cao nhất là gấp 80 lần và trung bình gấp khoảng 30 lần).

Năm 2007: Dựa trên biểu đồ phân tích giá trị đo đạc chỉ tiêu Tổng Coliform có thể nhận thấy tất cả các điểm đo đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Giá trị coliform tại điểm đo vượt tiêu chuẩn cao nhất là N7 (nước giếng tại UBND huyện Mộ Đức) vượt so với tiêu chuẩn 86 lần. So sánh với kết quả quan trắc năm 2006 thì giá trị Tổng Coliform đo đạc năm 2007 thấp hơn (giá trị tổng coliform năm 2006 điểm có giá trị vượt tiêu chuẩn cao nhất là 213 lần và năm 2007 là 86 lần).

Dựa vào biểu đồ Coliform năm 2009 có thể nhận thấy một số điểm đo có hàm lượng coliform vượt tiêu chuẩn cho phép trong cả 3 đợt quan trắc. Điểm đo vượt tiêu chuẩn cao nhất qua cả 3 đợt quan trắc đều nằm ở huyện Bình Sơn là N2 (Giếng hộ Đặng Quang Vinh - Khe Hai - Thôn Trung An - Xã Bình Thạnh - Huyện Bình Sơn) vượt so với tiêu chuẩn từ 65 đến 70 lần; tiếp đến là N3 (Giếng hộ bà Nguyễn Thị Hải - Tổ dân phố 4 - Thị trấn Châu Ổ - Huyện Bình Sơn) và N4 (Giếng nước bà Nguyễn Thị Khai (gần nhà máy lọc dầu) - Xã Bình Trị - Huyện Bình Sơn). So sánh với năm 2007 thì hàm lượng coliform trong nước ngầm không thay đổi lớn và có chiều hướng giảm xuống.

Chỉ tiêu Coliform được xem là nhân tố chính cho phép đánh giá chất lượng nước ngầm bị ô nhiễm hay không bị ô nhiễm. Như vậy, theo kết quả quan trắc có thể nhận thấy chất lượng môi trường nước ngầm đã bị ô nhiễm vi sinh, đây là vấn đề cần được quan tâm trong các đợt quan trắc sắp tới nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân trong Tỉnh. Nước ngầm là nguồn nước được sử dụng trực tiếp vào sinh hoạt của con người nên chỉ tiêu Coliform ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cộng đồng.

Hình 3.24. Hàm lượng As trong nước ngầm, 2005-2009

Trong giai đoạn 2005-2009, As trong nước ngầm dao động trong khoảng 0- 0,009mg/l, trung bình 0,0027mg/l thấp hơn rất nhiều so với quy chuẩn (0,05mg/l). Đối với chỉ tiêu phân tích As, qua kết quả quan trắc năm 2007 thì hầu hết các mẫu quan trắc đều có giá trị <0,002mg/l (chiếm 75% tổng số mẫu quan trắc), trong đó mẫu có giá trị cao nhất là N7 (Ủy ban huyện Mộ Đức <0,006mg/l), N6 (nước giếng nhà dân Huyện Đức Phổ: 0,005mg/l), N20 (nhà dân tại Nghĩa Lộ: 0,006mg/l). Tuy nhiên, nhìn

Hình 3.25. Hàm lượng nitrit trong nước ngầm, 2005-2009

Hình 3.26. Hàm lượng PO43- trong nước ngầm, 2005-2009

Trong giai đoạn 2005-2009, hàm lượng nitrit dao động trong khoảng 0-1,39mg/l, trung bình 0,18mg/l. Chỉ có 4 điểm quan trắc có hàm lượng vượt tiêu chuẩn cho phép là tại Thương Thẩm - Thị trấn Tư nghĩa năm 2007 (N11); tại hộ ông Phạm Quốc Hữu, Quốc lộ 1- thôn trường thọĐông, thị trấn Sơn Tịnh (N14); nước ngầm thị trấn Sơn Hà năm 2006 (N23) và vùng lâm nghiệp Sơn Hà năm 2007 (N14). Nồng độ nitrit quan trắc trong nước ngầm có xu hướng giảm, giá trị trung bình năm 2009 chỉ còn 0,004mg/l.

Hàm lượng PO43- dao động từ 0-3,1mg/l, trung bình là 0,56mg/l. Nhìn chung hàm lượng PO43- có xu hướng giảm trong thời gian gần đây, trung bình năm 2009 chỉ còn 0,065mg/l. Các dị thường hàm lượng xảy ra chủ yếu vào năm 2006 và 2007 và cùng xảy ra ở các điểm nước ngầm khu vực Sơn Hà.

Hình 3.27. Hàm lượng Sắt trong nước ngầm, 2005-2009

Kết quả quan trắc trong giai đoạn 2005-2009 cho thấy:

Hầu hết các chỉ tiêu đo đạc như SS, độ cứng, Cl-, Fe, SO42-, NO2 đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Riêng chỉ tiêu pH đo đạc được tại các điểm quan trắc cho thấy có một số điểm không nằm trong khoảng giá trị cho phép của tiêu chuẩn TCVN 5944-1995 (N2, N3, N5, N12, N15, N20, N23). Trong đó mẫu có giá trị pH thấp nhất là mẫu N21 (pH=5,4 - nước giếng nhà dân gần Khu công nghiệp Quảng Phú).

Đối với chỉ tiêu Coliform như đã đánh giá ở trên hầu như toàn bộ các điểm đo đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Đây là vấn đề cần lưu ý, bởi điều này cho thấy nước ngầm đã bị nhiễm bẩn nên việc sử dụng nước ngầm vào mục đích sinh hoạt cần phải được xử lý trước khi sử dụng nhằm bảo đảm sức khỏe của cộng đồng dân cư.

Đối với chỉ tiêu kim loại nặng As thì hầu hết các mẫu quan trắc đều có giá trị nhỏ hơn QCVN 09: 2008/BTNMT cho phép rất nhiều lần.

Nhìn chung chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn tốt. Ngoại trừ một số điểm có hàm lượng coliform vượt quy chuẩn cho phép, tất cả các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong khoảng cho phép. Kết quả quan trắc năm 2009 hầu hết các chỉ tiêu hoá lý theo QCVN 09: 2008/BTNMT đều cao hơn năm 2007 nhưng với hàm lượng không đáng kể.

3.3 Nước biển

Một phần của tài liệu thực trạng môi trường nước (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)