Trong giai đoạn 2000-2005, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi đã kết hợp với các cơ quan chức năng thực hiện quan trắc chất lượng nước ngầm tại 21 vị trí trên địa bàn toàn tỉnh.
Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2000- 2005 cho thấy:
pH dao động trong khoảng 5,7-8,1; trung bình 6,7±0,4; trung vị 6,6. Trong số 21 điểm quan trắc, có 4 điểm có pH không đạt tiêu chuẩn TCVN 9544-1995, đó là: N06 - Giếng nhà ông Lê Văn Du, TT Đức Phổ; N07- Giếng nhà ông Nguyễn Thanh Thuận,
TT Đức Phổ; N10- Giếng nhà bà Nguyễn Thị Miên, Nghĩa Hà, TP.Quảng Ngãi; N15 - Giếng nhà Ông Lê Vàng, Nghĩa Đông, TP.Quảng Ngãi. Điều này có thể giải thích được do pH trong nước ngầm tự nhiên tại các điểm trên không đạt tiêu chuẩn TCVN 5502-2003.
Độ cứng dao động trong khoảng 25-388mg/l; trung bình 83±54mg/l; trung vị 68mg/l. Tất cả các điểm quan trắc có độ cứng đạt tiêu chuẩn TCVN 9544-1995. Trong số 21 điểm quan trắc, chỉ có duy nhất điểm N18 - Giếng cây Cốm, Lý Vĩnh, Lý Sơn không đạt tiêu chuẩn TCVN 5502-2003; các điểm quan trắc còn lại đạt tiêu chuẩn TCVN 5502-2003. Điều này có thể giải thích được do độ cứng trong nước ngầm tự nhiên tại các điểm trên không đạt tiêu chuẩn TCVN 5502-2003.
NO3- dao động trong khoảng 0,7-142mg/l; trung bình 8,0 ± 14,5mg/l; trung vị 5,2mg/l. Trong số 21 điểm quan trắc, điểm N17 - Giếng nhà Ông Phạm Hữu, Nghĩa Dõng, TP.Quảng Ngãi không đạt tiêu chuẩn TCVN 9544-1995; các điểm còn lại đạt tiêu chuẩn TCVN 9544-1995. Đa phần các điểm quan trắc tại khu vực thành phố Quảng Ngãi không đạt tiêu chuẩn TCVN 5502-2003. Như vậy, nước ngầm tại khu vực Tp.Quảng Ngãi đã có dấu hiệu ô nhiễm NO3.
SO42- dao động trong khoảng 2,5-101mg/l; trung bình 26±16mg/l; trung vị 23mg/l. Tất cả các điểm quan trắc đạt tiêu chuẩn TCVN 9544-1995.
Fe dao động trong khoảng 0,01-2,05mg/l; trung bình 1,34±13,3mg/l; trung vị 0,23mg/l. Tất cả các điểm quan trắc đạt tiêu chuẩn TCVN 9544-1995. Các điểm quan trắc tại khu vực Tp.Quảng Ngãi và huyện Lý Sơn có hàm lượng sắt vượt tiêu chuẩn TCVN 5502-2003. Điều này có thể giải thích được do sắt trong nước ngầm tự nhiên tại các điểm trên không đạt tiêu chuẩn TCVN 5502-2003.
Cl- dao động trong khoảng 15-300mg/l; trung bình 80±48mg/l; trung vị 66mg/l. Tất cả các điểm quan trắc đạt tiêu chuẩn TCVN 9544-1995; duy nhất điểm N18 - Giếng cây Cốm, Lý Vĩnh, Lý Sơn không đạt tiêu chuẩn TCVN 5502-2003. Điều này có thể giải thích được do nước ngầm tại đây có thể bị nhiễm mặn từ biển.
Kết quả quan trắc nước ngầm trong giai đoạn 2000-2005 cho thấy.Quảng Ngãi có dấu hiệu ô nhiễm NO3-. Nguồn gây ô nhiễm NO3- đối với nước ngầm tại Quảng Ngãi do chất thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt tại Tp.Quảng Ngãi chưa được thu gom và xử lý - bể tự hoại sau đó thấm xuống đất và nước ngầm. Các khu vực khác trên địa bàn tỉnh có chất lượng nước ngầm tốt; chưa có dấu hiệu ô nhiễm bởi các hoạt động phát triển KTXH.