Quy tắc xuất xứ ưu đãi ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)

Một phần của tài liệu Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan xuất xứ (Trang 46 - 48)

+ Quy tắc 1 về tiêu chí xuất xứ và quy tắc 2 về hàng hóa có xuất xứ thuần túy có bản chất giống Quy tắc ATIGA

+ Quy tắc 3 quy định về hàng hóa có xuất xứ không thuần túy giống về bản chất nhưng khác về công thức, cụ thể một sản phẩm sẽ được coi là có xuất xứ nếu:

- Ít nhất 40% hàm lượng của sản phẩm có xuất xứ từ bất kỳ bên nào.

Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan- xuất xứ

- Nếu tổng giá trị của các nguyên vật liệu, một phần hoặc cả sản phẩm có xuất xứ từ bên ngoài lãnh thổ của một bên (không phải là thành viên của ACFTA) không vượt quá 60% giá trị của sản phẩm tính theo giá FOB được sản xuất hoặc thu được với điều kiện là quy trình cuối cùng trong quá trình sản xuất được thực hiện trên lãnh thổ của một bên.

Công thức 40% hàm lượng ACFTA được tính toán như sau: Giá trị của

các nguyên vật liệu không có xuất xứ ACFTA + Giá trị của các nguyên vật liệu có xuất xứ không xác định được x 100% < 60% Giá FOB

Do đó, hàm lượng ACFTA=100% - nguyên vật liệu không có xuất xứ ACFTA = ít nhất 40%

- Giá trị của các nguyên vật liệu không có xuất xứ sẽ là: a) Giá CIF tại thời điểm nhập khẩu của các nguyên vật liệu.

b) Giá xác định ban đầu của các nguyên vật liệu có xuất xứ không xác định được tại lãnh thổ của bên nơi thực hiện quá trình gia công chế biến.

- “Nguyên vật liệu có xuất xứ” sẽ được xem là nguyên vật liệu mà nước xuất xứ của nó chính là nước nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất.

+ Quy tắc cộng gộp giống mẫu AK; Quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể theo Phụ lục

Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan- xuất xứ

+ Quy tắc áp dụng cho những công đoạn gia công, chế biến giản đơn chỉ gồm 3 công đoạn. Quy định về vận chuyển trực tiếp không khác với Quy tắc ATIGA, Quy tắc AK.

+ Quy định về đóng gói thì cụ thể hơn như sau 1) Trong trường hợp để xác định thuế hải quan, một bên sẽ xét sản phẩm tách riêng với bao bì. Đối với sản phẩm nhập khẩu từ một bên khác, bên nhập khẩu có thể cũng xác định xuất xứ của bao bì đó riêng rẽ; 2) Nếu không áp dụng được, việc đóng gói của sản phẩm sẽ được coi là một phần làm nên toàn bộ sản phẩm đó và không có một phần đóng gói nào vì yêu cầu vận chuyển hoặc lưu kho sẽ được coi là được nhập khẩu từ bên ngoài ACFTA khi xác định xuất xứ hàng hóa một cách tổng thể.

Các quy định còn lại không khác biệt.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan xuất xứ (Trang 46 - 48)