Thực trạng cho vay và dư nợ tín dụng

Một phần của tài liệu mở rộng tín dụng tại ngân hàng ngoại thương việt nam – chi nhánh hoàn kiếm (Trang 37 - 40)

 Hoạt động tín dụng nói chung và cho vay nói riêng là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Doanh số cho vay của chi nhánh trong một số năm gần đây được thể hiện qua biểu sau:

Biểu 2: Doanh số cho vay tại chi nhánh VCB Hoàn Kiếm

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Theo thành phần KT

Quốc Doanh 1100 48,2 846 51,3 969 51

Theo thời gian

Ngắn hạn 2080 91,2 1403 85,1 1710 90

Trung và dài hạn 200 8,8 245 14,9 190 10

Doanh số cho vay 2280 100 1648 100 1900 100

Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh VBC Hoàn Kiếm

Qua biểu 2 ta thấy, doanh số cho vay của chi nhánh qua các năm có xu hướng giảm, năm 2010 doanh số cho vay đạt 2280 tỷ, đển năm 2011 giảm mạnh xuống chỉ đạt 1648 tỷ và năm 2012 đạt 1900 tỷ đồng. Sở dĩ doanh số cho vay có xu hướng giảm vì trong những năm này, chi nhánh chủ trương chọn lọc khách hàng, chỉ đầu tư cho vay đối với khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả nợ ngân hàng. Hơn thế nữa, việc tìm kiếm khách hàng mới kinh doanh có hiệu quả để đầu tư là rất khó khăn một mặt do tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, một mặt do cán bộ của chi nhánh chưa tích cực, chủ động.

Về tỷ trọng cho vay theo thành phần kinh tế, ta thấy doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có xu thế tăng, bởi lẽ bên cạnh việc duy trì quan hệ tín dụng với khách hàng truyền thống, chi nhánh đã mở rộng, quan tâm cho vay các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có phương án khả thi, có tài sản đảm bảo, kết quả cho vay ngoài quốc doanh tăng trưởng đáng kể chiếm 49% tổng dư nợ năm 2007.

Theo thời gian, tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất lớn qua các năm, năm 2010 tỷ trọng cho vay ngắn hạn là 91,2%, năm 2011 đạt 85,1% và năm 2012 là 90%. Điều này thể hiện chi nhánh đã thu hút được một lượng khách hàng khá lớn vay vốn để thoả mãn nhu cầu ngắn hạn như bổ sung vốn lưu động, tiêu dùng. Cho vay ngắn hạn giúp ngân hàng tận dụng tốt được nguồn vốn huy động do tăng vòng quay vốn và rủi ro thấp hơn. Tuy nhiên tỷ trọng giữa cho vay

ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn là rất mất cân đối, chi nhánh cũng nên quan tâm để nâng cao tỷ trọng cho vay trung và dài hạn vì đây mới là nguồn tiềm năng đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.

 Nếu doanh số cho vay phản ánh dung lượng hoạt động cho vay trong kỳ của chi nhánh thì dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng hiện đang cho vay tính đến thời điểm cụ thể. Thực trạng dư nợ của chi nhánh như sau:

Biểu 3: Dư nợ tại chi nhánh VCB Hoàn Kiếm

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 1500 68,2 1083 68,7 886 74

Trung và dài hạn 700 31,8 494 31,3 312 26

Dư nợ 2200 100 1577 100 1198 100

Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh VCB Hoàn Kiếm

Như vậy, dư nợ của chi nhánh cũng có xu hướng giảm qua các năm, năm 2010 dư nợ đạt 2200 tỷ đồng, tới năm 2011 con số này đạt 1198 tỷ đồng ( so với kế hoạch chỉ đạt 85%). Nguyên nhân, bên cạnh việc thực hiện chỉ đạo của NHNT Việt Nam là công tác đầu tư cho vay được đặc biệt coi trọng với định hướng từng bước nâng cao chất lượng tín dụng, những ngày cuối tháng 12/2012 Chi nhánh đã động viên những khách hàng có điều kiện trả nợ trước hạn gần 100 tỷ đồng.

Về kết cấu dư nợ, biểu 3 cho thấy dư nợ đối với cho vay ngắn hạn có sự giảm về con số tuyệt đối qua các năm, song tỷ trọng vẫn có xu hướng tăng, chiếm tỷ trọng lớn, năm 2012 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đạt 74%, tăng 5,3% so với năm 2011. Điều này do cùng với sự giảm của dư nợ ngắn hạn là sự giảm của

dư nợ trung và dài hạn (sơ đồ minh hoạ biểu 3), nên làm tăng đáng kể tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn.

Một phần của tài liệu mở rộng tín dụng tại ngân hàng ngoại thương việt nam – chi nhánh hoàn kiếm (Trang 37 - 40)