không còn cách nào khác chi nhánh phải xiết nợ, xử lý các tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Chi nhánh có thể khai thác tài sản thế chấp theo hướng:
+ Những tài sản nào có thể bán với mức giá chấp nhận được thì bán ngay để thu hồi vốn cho chi nhánh, giá có thể thấp hơn dự kiến nghĩa là chi nhánh bị thua lỗ chút ít nhưng tính về mặt lâu dài thì không thiệt hại về tài sản vì không mất chi phí quản lý, không mất nhiều công sức khai thác.
+ Với những tài sản xiết nợ không bán được ngay cần phải phân loại, đánh giá từng tài sản để có biện pháp khai thác kịp thời và hữu hiệu nhất.
- Các khoản nợ quá hạn do người vay chết, mất tích, doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc khách hàng cố tình chây ỳ, có hành vi lừa đảo. Những biện pháp xử lý có thể là:
+ Thông báo và để khách hàng tự bán tài sản thế chấp để lấy tiền trả nợ hoặc yêu cầu người bảo lãnh thanh toán.
+ Nếu khách hàng thiếu thiện hcis trong việc xử lý nợ một cách tự nguyện tiến hành kê biên và phát mại tài sản thế chấp. Việc phát mại thực hiện theo phương châm không ồn ào, gây tâm lí bất ổn định, làm giá tài sản,…giảm hoặc khó bán. + Đối với các tài sản thế chấp có giá trị lớn, khó phát mại thì chi nhánh có thể tự khai thác để thu hồi nợ bằng cách cho thuê có thời hạn, cho thuê mua, dùng làm tài sản góp vốn vào các liên doanh để khai thác chung với những doanh nghiệp tin cậy.
+ Dùng áp lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật, chính quyền địa phương để ép các đối tượng có hành vi lừa đảo phải thu xếp nguồn để tra nợ.
+ Khởi kiện những người vay hoàn toàn không có thiện chí trả nợ, tẩu tán tài sản hoặc mưu toan tuyên bố phá sản để trốn nợ.
3.3.5. Năng lực quản trị tín dụng của cán bộ lãnh đạo và trình độ chuyên môn của cán bộ thực hiện nghiệp vụ tín dụng. môn của cán bộ thực hiện nghiệp vụ tín dụng.
- Chuyên môn hóa CBTD: Mỗi CBTD sẽ được giao phụ trách một nhóm khách hàng nhất định, có những đặc điểm chung về ngành nghề kinh doanh hoặc loại hình doanh nghiệp. Việc phân nhóm tùy theo năng lực, sở trường, kinh nghiệm của từng cán bộ tín dụng. Qua đó, CBTD có thể hiểu biết khách hàng một cách sâu sắc, tập trung vào một công việc của mình và giảm chi phí trong điều tra,
tìm hiểu khách hàng, giảm sai sót trong quá trình thẩm định, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.
- Đào tạo kỹ năng: NH cần đào tạo CBTD theo các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng điều tra, kỹ năng phân tích, kỹ năng đàm phán…
- Có cơ chế khen thưởng, đãi ngộ hợp lý đối với CBTD, thưởng phạt nghiêm minh: những CBTD thiếu tinh thần trách nhiệm, làm thất thoát vốn, vi phạm cơ chế cần được xử lý nghiêm khắc, đặc biệt đối với những CBTD có hành vi tiêu cực làm ảnh hưởng đến lợi ích của ngân hàng. Tùy theo mức độ có thể áp dụng các hình thức xử lý, kỷ luật như chuyển công tác, tạm đình chỉ, sa thải…Ngoài việc nâng cao trách nhiệm của cán bộ NH phải có chế độ khen thưởng đối với những cán bộ có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng.
3.3.6. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.
Sự ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh thực sự là một cuộc cách mạng lớn, sẽ tạo cho chi nhánh một sức mạnh vững chắc. Công nghệ hiện đại giúp cải tiến thông tin liên lạc trong nội bộ, tăng tính kịp thời của thông tin, làm rút ngắn thời gian thẩm định mà vẫn đảm bảo ra quyết định chính xác, làm tăng tính cạnh tranh của ngân hàng. Do đó chi nhánh cần:
- Lựa chọn giải pháp kỹ thuật trang thiết bị tiên tiến để rút ngắn khoảng cách về trình độ công nghệ với các ngân hàng trên địa bàn cũng như trên cả nước. Xây dựng chương trình phần mềm ứng dụng hợp lý, phù hợp với điều kiện Việt Nam, có khả năng kết nối, mở rộng trong môi trường công nghệ cao và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa ngân hàng với các tổ chức kinh tế, giữa các hệ thống ngân hàng trong lĩnh vực công nghệ, mở rộng các dịch vụ ngân hàng điện tử, đổi mới phương thức phục vụ khách hàng, đẩy mạnh tuyên truyền
quảng bá các sản phẩm dịch vụ mới tới mọi tầng lớp dân cư nhằm thu hút khách hàng, phát triển thị trường.
- Đào tạo nguồn nhân lực với trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật đủ sức tiếp cận với công nghệ mới. Đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin qua công tác đào tạo, đào tạo lại và tuyển dụng mới.
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.4.1. Đối với chính phủ.