Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh: a.Về tác giả:

Một phần của tài liệu Giáo án phụ đạo ngữ văn 12 (Trang 25 - 28)

II. Những tác phẩm cụ thể:

2. Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh: a.Về tác giả:

a.Về tác giả:

- Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942 - 1988) quê Hà Đông, xuất thân trong gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ.

GV: Nhấn mạnh một số điểm.

GV: Yêu cầu HS trình bày lại hoàn cảnh sáng tác bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh?

GV: Cho HS làm các bài tập

GV: Xác định yêu cầu của BT?

GV: Yêu cầu HS cảm nhận về đoạn thơ?

HS: Cảm nhận về đoạn thơ trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật.

GV: Mời 1-2 HS trình bày kết quả làm việc của mình.

- Thơ của bà vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thật đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.

b. Hoàn cảnh sáng tác:

- Bài thơ viết năm 1967 khi nhà thơ đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền.

- In trong tập: Hoa dọc chiến hào.

* Bài tập: Phân tích hình tượng sóng.

- Từ hình tượng sóng liên tưởng tới tình yêu: - Dữ dội >< dịu êm.

Ồn ào >< lặng lẽ.

- Hai cặp đối lập vừa miêu tả sóng không chịu yên bình mà đầy biến động cũng như tâm hồn người con gái đang yêu mang nhiều trạng thái đối cực: vừa kín đáo, sâu sắc, đằm thắm. Sóng biển xôn xao gợi liên tưởng đến sóng lòng dạt dào, tràn đầy khao khát yêu thương

Sau sự dữ dội và ồn ào, giọng thơ lắng vào dịu êm, lặng lẽ.

Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể

- Từ một quy luật của tự nhiên là hành trình sông chảy ra biển, nhà thơ diễn tả: cũng như sóng, trái tim người con gái đang yêu không chấp nhận sự tầm thường nhỏ hẹp mà luôn vươn tới cái lớn lao như biển rộng.

- Tình yêu là khát vọng muôn đời của nhân loại, mãnh liệt, nhất là với tuổi trẻ. Sóng biển xôn xao gợi tới sóng lòng dào dạt.

- Nhà thơ phát hiện sóng biển là hình ảnh của sự bất diệt.

*. Những sắc thái tình yêu tinh tế:

Yêu là thắc mắc:

- Một loạt câu hỏi đặt ra dồn dập: Sóng bắt đầu…?

- Thể hiện khát vọng muốn truy tìm ngọn nguồn tình yêu, nhưng câu trả lời không phải là để giải đáp mà là để cảm nhận thật tinh tế và điển hình về tình yêu.

HS: Trình bày

GV: Nhận xét, bổ sung và yêu cầu HS hoàn chỉnh bài viết ở nhà.

GV: Cho HS hoàn chỉnh một số ý.

- Hai cặp so sánh: Sóng nhớ bờ/ Em nhớ anh.

- Hình tượng sóng nhớ bờ được nhắc đến khiến cho đại dương cũng là một tâm trạng lớn đang bị khát khao mong nhớ dày vò. Nỗi nhớ của sóng chính là nỗi nhớ của con người chất đầy cả không gian ( lòng sâu – mặt nước), chiếm hữu cả thời gian ( ngày đêm. - Em nhớ anh: miêu tả trực tiếp “ Cả trong mơ còn thức”.

- Lời thơ tưởng chừng như phi lí nhưng thật cảm động chứa đựng chân lí mà chỉ có ai yêu chân thành mới hiểu hết.

* Yêu là thủy chung:

- Dùng từ ngữ đối lập mở ra không gian xa cách, đó chính là những thử thách và biến động của cuộc đời .

- Không gian có bốn phương nhưng tình yêu chỉ có một phương: Lòng thủy chung son sắt vượt qua không gian vời vợi để đến với người yêu.

- Giữa cuộc đời vạn biến thì tình yêu là bất biến.

* Yêu là niềm tin:

- Mượn hình ảnh con sóng vỗ bờ để khẳng định tình yêu thủy chung nhất định sẽ cập bến bờ hạnh phúc dù thời gian và không gian cách trở.

- Lời thơ 5 chữ dạt dào vừa diễn tả những con sóng, vừa khơi dậy những cảm xúc thổn thức lắng sâu trong tình yêu.

*. Khát vọng tình yêu vĩnh hằng:

- XQ nhận ra sự hữu hạn của đời người, cuộc sống vĩnh hằng nhưng con người thì không tồn tại mãi mãi.

- Vì cuộc đời là hữu hạn, nhà thơ khát khao hóa thân làm con sóng nơi biển lớn tình yêu cuộc sống, để có một tình yêu cao đẹp vĩnh hằng.

* Với hình tượng sóng, XQ đã cho ta thấy: “ Tình yêu tượng trưng cho cái đẹp, cái tốt,

cái cao quý của con người, tượng trưng cho niềm khao khát tự hoàn thiện mình”

3. Củng cố: GV lưu ý HS nắm vững những kiến thức cơ bản về những bài thơ trong thời kì chống Mĩ . Tiết: 16, 17 Ngày soạn: 06/2/2014 Ngày giảng: /02/2014 TÁC PHẨM KÍ VĂN HỌC A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Một phần của tài liệu Giáo án phụ đạo ngữ văn 12 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w