Tác phẩm Vợ nhặt:

Một phần của tài liệu Giáo án phụ đạo ngữ văn 12 (Trang 33 - 34)

II. Một số tác phẩm cụ thể:

2. Tác phẩm Vợ nhặt:

a. Giá trị hiện thực:

- Phản ánh hiện thực nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945 ở Việt Nam:

+ Người chết như ngả rạ, ngày nào cũng thấy ba, bốn cái thây nằm còng queo bên đường, mìu ẩm thối bốc lên nồng nặc.

+ Người sống dật dờ đi lại như nghững bóng ma.

+ Cái đói tràn khắp mọi nơi. + Đói mà bỗng nhiên Tràng có vợ.

+ Cái đói mà người ta cũng không nghĩ đến tên tuổi của con người; con người bất chấp mọi cái để có được miếng ăn, trở nên đanh đá, chỏng lỏn, thiếu sĩ diện.

+ Cái đói len lỏi vào đêm tân hôn của Vợ chồng Tràng.

+ Cái đói biểu hiện trong bữa cơm của mẹ con bà cụ Tứ: giữa cái mẹt rách, độc một đĩa rau chuối thái rối, một niêu cháo lỏng bỏng, nồi chè khoán đắng nghét làm mất đi niềm vui ở mọi người.

- Phản ánh chân thực về tình người và những khă năng của con người trong nạn đói.

Ò Cái đói khủng khiếp đã kéo con người đến bờ vực của cái chết, thần chết đang đến gõ cửa tùng nhà, truy bức tùng số phận và điểm mặt gọi tên từng người.

b. Giá trị nhân đạo:

- Kim Lân dành tình cảm yêu thương cho người nông dân đồng thời dành cho họ một thái độ nâng niu trân trọng: Khát vọng sống, niềm lạc quan yêu đời.

- Khám phá và ngợi ca những phẩm chất tinh thần của người nông dân:

+ Tấm lòng đồng cảm yêu thương của những con người cùng cảnh ngộ: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ.

+ Khát vọng về một mái ấm gia đình nho nhỏ: niềm vui, niềm hạnh phúc và những thay đổi của các nhân vật trong tác phẩm. + Niềm lạc quan vui sống và luôn hướng về ngày mai: niềm hi vọng của bà cụ Tứ về ngày mai, hướng cho con một tương lai tốt đẹp đặc biệt hình ảnh lá cờ đỏ cuối tác phẩm.

- Phê phán chế độ thực dân phong kiến đã đẩy những người nông dân vào một cuộc sống bi thảm

Một phần của tài liệu Giáo án phụ đạo ngữ văn 12 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w