Trung Quốc

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật việt nam về giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực hàng hải (Trang 25 - 27)

i) Bộ luật Hàng hải của Trung Quốc từ Điều 11 đến Điều 20 quy định ba loại quyền có bảo đảm [30, tr. 11]:

Loại thứ nhất là "thế chấp tàu" là một loại "quyền bảo đảm" - vật quyền, theo đó quyền thế chấp con tàu là quyền được ưu tiên bồi thường từ số tiền bán đấu giá; người có quyền thế chấp tàu là chủ sở hữu tàu hoặc người được uỷ quyền; thế chấp tàu được làm thành văn bản hợp đồng; cùng đi đăng ký thế chấp, giành quyền ưu tiên thanh toán khi phát mại bán tàu; áp sụng đối với tàu đang đóng; người thế chấp tàu phải mua bảo hiểm cho tàu bị thế chấp; người nhận thế chấp tàu không đồng ý thì người thế chấp không được nhượng quyền sở hữu tàu; Người nhận thế chấp tàu cũng có quyền chuyển nhượng

một phần hoặc toàn bộ khoản nợ đã được bảo đảm bằng tàu đem thế chấp thỡ bờn thế chấp tàu cũng có quyền chuyển nhượng quyền thế chấp tàu tương ứng; Một con tàu được đem thế chấp nhiều lần; quyền ưu tiên thanh toán; huỷ bỏ thế chấp tàu khi tàu mất tích và người nhận thế chấp tàu được quyền nhận ưu tiên thanh toán bồi thường từ số tiền bảo hiểm do tàu bị mất tích.

Loại thứ hai, cầm giữ hàng hải (Liên on Ship), là một loại "lợi ích bảo đảm", xuất phát từ khiếu nại (trái quyền) được ưu tiên nhận tiền bồi thường từ chủ tàu hay người thuê tàu hoặc người khai thác tàu gây thiệt hại cho người khiếu nại tiền công lao động trên tàu hành trình, được thực hiện quyền khi tàu bị Toà án có lệnh bắt giữ và phát mại tàu.

Loại thứ ba, quy định về quyền giữ tàu (retention of ship) bản chất cũng là một trái quyền của người đóng tàu hoặc người sửa chữa tàu để bảo đảm thanh toán các chi phí đóng hoặc sửa chữa tàu khi bên kia ký hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ. Quyền chiếm giữ bị huỷ bỏ khi người đóng tàu hoặc sửa chữa tàu không còn chiếm giữ tàu mà người đó đóng hay sửa chữa.

ii) Chế định đăng ký thế chấp tàu: từ Điều 20 đến Điều 25 quy định trong Quy chế Đăng ký tàu biển của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Việc đăng ký thế chấp tàu biển được tiến hành tại Cơ quan đăng ký Tàu biển.

Hệ thống luật Lục địa, hệ thống luật Thụng phỏp hay các Công ước quốc tế về thương mại-hàng hải cũng đều quy định cơ chế bảo đảm thi hành khiếu nại, đó là bên nợ hay bên có nghĩa vụ phải đưa ra một trong các bảo đảm bất kỳ bằng tài sản đối với bên có quyền hay chủ nợ là cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, ký quỹ v.v...

Tóm lại, hầu như các quốc gia có Bộ luật hay Luật Hàng hải chủ yếu quy định về GDBĐ trong lĩnh vực Hàng hải dưới loại hình là Thế chấp tàu biển và Cầm giữ hàng hải. Tuy nhiên, phạm vi luận văn chỉ tập trung

vào bảo đảm có tính vật quyền là Thế chấp tàu biển và quyền giữ tàu đang đóng (dưới đây).

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật việt nam về giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực hàng hải (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w