Bất cập về quyền thế chấp tài sản đang hình thành

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật việt nam về giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực hàng hải (Trang 32 - 33)

Tài sản đang hình thành còn được gọi là "tài sản hình thành trong tương lai" [37, tr. 11]. Nếu ngưũi đầu tư vào tài sản đang hình thành đó mới được một phần, nhưng theo thoả thuận, người này có thể thế chấp tài sản chưa hình thành đó. BLDS năm 2005 quy định “vật dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

là vật hiện có hoặc được hình thành trong tương lai” (khoản 2 Điều 320). Đáng tiếc, BLDS 2005 không quy định chi tiết hình thành trong tương lai là những tài sản gì và địa vị phỏplý của nó ra sao, nhất là khi nó dịch chuyển quyền.

Khi liên hệ áp dụng chế định này tới Luật đất đai, có vấn đề được nêu ra: "Theo quy định tại Điều 106 của Luật đất đai thì người sử dụng đất chỉ được thực hiện quyền thế chấp, bảo lãnh khi có đủ 4 điều kiện là: “Cú giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đất không có tranh chấp; quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm và trong thời hạn sử dụng đất”. Tuy nhiên, nếu theo quy định của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP thì thời điểm thực hiện quyền thế chấp, bảo lãnh của người sử dụng đất không nhất thiết phải sau thời điểm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (xem Điều 98). Như vậy, giữa các quy định của pháp luật đất đai về vấn đề này đó cú sự không thống thống nhất.

Vấn đề đặt ra là người sử dụng đất có thể bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng “quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai” không và việc người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai có thể được hiểu là

“quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai” không?" [38, tr. 6].

Một phần của tài liệu áp dụng pháp luật việt nam về giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực hàng hải (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w