gom rác thải sinh hoạt của quận Thanh Xuân. Trường hợp tại 3 phường Nhân Chính, Khương Đình, Hạ Đình.
Do thời gian thực tập có hạn nên tôi chọn 3 phường để điều tra mức độ hài lòng về dịch vụ thu gom rác thải và ý thức của người dân trong việc đổ rác đúng nơi quy định.
Hiện nay người dân trên địa bàn 03 phường Nhân Chính, Khương Đình, Hạ Đình hài lòng với đội ngũ công nhân thu gom rác của Hợp tác xã Thành Công. Theo tìm hiểu được biết, đơn vị duy trì vệ sinh môi trường thực hiện nghiêm túc các quy định, công khai thời gian thu gom rác tại các tổ dân phố thuộc phường trên bảng tin khu dân cư nhằm đảm bảo thời gian để người dân bố trí đổ rác đồng thời được tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của phường về thời gian thu gom và quy định về xử lý các hành vi đổ rác không đúng quy định. Tuy nhiên vẫn còn một vài trường hợp chưa chấp hành đúng thời gian đổ rác do phải đi làm ca hoặc sinh viên thuê trọ.
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Trung tâm trong công tác duy trì vệ sinh môi trường vì vậy cán bộ, công nhân đơn vị duy trì thực hiện nghiêm túc các quy trình công nghệ, thái độ đúng mực, trách nhiệm với công việc do vậy ý thức người dân cũng được cải thiện rõ rệt trong công tác vệ sinh môi trường.
4.4.1. Đánh giá của người dân về dịch vụ thu gom rác thải tại 3 phường.
Tần suất thu gom rác thải ở 3 phường là 1 lần/ngày, có 3 cụm của phường Khương Đình và Hạ Đình thì thu 2 lần/ngày vì có nhiều quán ăn. Kinh phí thu gom rác thải cho mỗi hộ gia đình do Liên Doanh HTX Thành Công – Công ty cổ phần Xanh trực tiếp thu của người dân năm 2014 tăng lên là 6000 đồng/người/tháng.
Kết quả phiếu điều tra cho thấy dịch vụ thu gom chất thải của HTX Thành Công được người dân đánh giá ở mức rất tốt và tốt chiếm 86,7%. Lý
do được người dân đưa ra là dịch vụ thu gom hợp lý về thời gian, tần suất thu gom, phí vệ sinh cũng rẻ đối với dịch vụ và kinh doanh sản xuất.
Có 13,3% người dân được hỏi đánh giá dịch vụ thu gom đạt mức chưa tốt là do các nhân viên vệ sinh làm việc chưa đúng giờ, lúc đẩy rác làm rơi vãi ra ngoài gây mất vệ sinh môi trường.
Hình 4.7: Đánh giá của người dân về dịch vụ thu gom rác thải hộ gia đình ở 3 phường Nhân Chính, Hạ Đình, Khương Đình (%).
(Nguồn: Phiếu điều tra, 2014)
4.4.2. Đánh giá của người dân về tầm quan trọng của việc phân loại rác
Qua kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Thanh Xuân được người dân đánh giá chủ yếu ở mức rất quan trọng chiếm 61,67%, có 38,33 % người dân đánh giá ở mức quan trọng.
Hình 4.8: Đánh giá của người dân về tầm quan trọng của việc phân loại rác (%)
(Nguồn: Phiếu điều tra, 2014)
Một số người dân đưa ra ý kiến là rác thải vẫn còn vứt bừa bãi tại các tuyến đường, hè phố do ý thức của một bộ phận người dân vẫn chưa tốt, cộng thêm lực lượng thu gom còn thiếu nên không thể thu gom kịp thời dẫn đến tình trạng rác xuất hiện bừa bãi ở một số nơi trên địa bàn quận.
4.4.3. Ý thức đổ rác đúng nơi quy định của người dân
Kết quả điều tra đã cho thấy có 43,3% số người dân được phỏng vấn là có ý thức tốt trong việc đổ rác đúng nơi quy định khi có điểm đổ rác hợp lý. Và có 56,7% số người dân đã nghiêm túc đổ rác đúng nơi quy định. Điều này cho thấy ý thức bảo vệ môi trường của người dân đã được nâng cao hơn, tuy nhiên vẫn còn một số ít người dân chưa chấp hành tốt vì lý do vắng nhà đi nhân viên đi thu rác nên đã mang ra ngoài đường hoặc chân cột điện để nhân viên đi thu sau. Đây chính là khó khăn và thách thức lớn mà các nhà quản lý gặp phải và cần phải được khắc phục.
Hình 4.9: Ý thức đổ rác đúng nơi quy định của người dân
(Nguồn: Phiếu điều tra, 2014)
4.5. Giải pháp cho công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại quận Thanh Xuân
Qua những phân tích đánh giá và điều tra ở trên đã cho ta thấy công tác quản lý rác thải sinh hoạt của quận còn có mặt hạn chế do nhiều vấn đề gây ra. Để cải thiện tình hình quản lý rác thải, tôi đề xuất một số giải pháp dựa vào những hạn chế của công tác quản lý:
- Hạn chế 1: Phân loại rác thải sinh hoạt
+Giải Pháp: Hiện nay công tác phân loại rác thải tại nguồn vẫn chưa được tiến hành. Trong thời gian tới chính quyền, cơ quan ban ngành của Quận, các phường cùng Công ty cổ phần Xanh cần tiến hành phân loại rác theo 2 loại rác vô cơ và rác hữu cơ trên địa bàn. Rác sinh hoạt tùy theo loại cụ thể được đổ vào thùng phù hợp.
- Hạn chế 2: Tỷ lệ thu gom chưa đạt hiệu quả tốt nhất.
+ Giải pháp: Cần triển khai nâng cao tỷ lệ thu gom đạt hiệu quả cao nhất, tăng cường thu gom rác tại các ngõ ngách, tăng cường đội ngũ thu gom và vệ sinh khu vực các chợ, các nơi vui chơi công cộng.
+Giải pháp: Công ty cổ phần Xanh cần có kế hoạch tuyển nhân viên thu gom để đáp ứng được công tác thu gom rác thải trên địa bàn. Và cũng cần có các biện pháp để đảm bảo sức khỏe và mức lương hợp lý cho công nhân.
- Hạn chế 4: Trang thiết bị và công nhân
+ Giải pháp: Hiện nay trang thiết bị thu gom, vận chuyển, xử lý rác hầu như trong tình trạng quá tải, Công ty Cổ phần Xanh cần có kế hoạch đầu tư trang thiết bị cũng như nhân công để phục vụ cho công tác thu gom đạt hiệu quả hơn.
- Hạn chế 5: Ý thức của người dân trong việc BVMT chưa cao
+ Giải pháp: Cần có kế hoạch tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân về công tác BVMT. Đặc biệt là nâng cao ý thức của người dân trong việc đổ rác đúng nơi quy định.
* Giải pháp về chính sách
Để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực môi trường, Quận Thanh Xuân đã tiến hành một số biện pháp như là:
- Ban hành hệ thống văn bản về quản lý môi trường đồng bộ dễ thực hiện để địa phương thực hiện có hiệu quả.
- Tổ chức định kỳ các lớp tập huấn về công tác bảo vệ môi trường cho cấp quận và phường.
- Quận Thanh Xuân đã có Nghị quyết riêng chỉ đạo về công tác bảo vệ môi trường, tổ chức triển khai đến tất cả các cơ sở đảng, phát động toàn quận tham gia công tác bảo vệ môi trường.
- Hàng năm Quận đã phân bổ một phần vốn sự nghiệp môi trường cho công tác bảo vệ môi trường. Xây dựng một số mô hình xử lý nước thải, rác thải điểm để các phường học tập và nhân rộng.
* Giải pháp về quy hoạch
- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch bảo vệ môi trường dài hạn như 5 năm hay 10 năm.
- Nâng cao chất lượng thực hiện xã hội hoá thu gom rác thải trên toàn địa bàn quận. Thu gom vận chuyển rác thải đúng quy trình, quy định, không để rác tồn động. Giảm thiểu, phấn đáu dần chấm dứt trình trạng đổ trộm phế thải xây dựng trên địa bàn. Khảo sát báo cáo Sở Xây dựng cho phép lập thêm từ 1 đến 2 điểm trung chuyển phế thải xây dựng mới. Nhân rộng mô hình cộng đồng giám sát vệ sinh môi trường của phường Nhân Chính ra 11 phường.
- Tổ chức khảo sát cơ bản các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có chất thải gây ô nhiễm môi trường. Lập kế hoạch và thành lập đoàn kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm theo luật định.
- Xây dựng và thực hiện các chương trình quan trắc môi trường, báo cáo môi trường định kỳ.
- Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, đánh giá tác động môi trường tổng hợp, dự báo diễn biến môi trường.
- Hỗ trợ xử lý chất thải cho một số bệnh viện, cơ sở y tế, trường học của nhà nước do địa phương quản lý không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp.
- Hỗ trợ hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý giảm thiểu, tái chế, chôn lấp chất thải thông thường và chất thải nguy hại quy mô cấp quận hoặc các mô hình thí điểm của địa phương; vận hành hoạt động các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh; hỗ trợ mua sắm các phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua kết quả thực hiện đề tài thực tập báo cáo thực tập tốt nghiệp: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải
sinh hoạt tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.” Tôi rút ra được một số
kết luận sau:
1. Thành phần rác thải sinh hoạt chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm khoảng 62,8% thành phần rác thải toàn quận, lượng rác trung bình mỗi hộ gia đình là: 3 kg/hộ/ngày. Hầu hết rác thải sinh hoạt trên địa bàn Quận chưa được phân loại tại nguồn mà thu gom lẫn lộn.
2. Công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường còn hạn chế, mới chỉ dừng ở mức độ cổ động, phát động, chưa thực sự làm thay đổi ý thức và hành vi của nhân dân trong các công việc cụ thể để bảo vệ môi trường. Lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn quận được HTX Thành Công – Công ty Cổ phần Xanh thu gom, một số ít lượng chất thải rắn còn lại chưa thu gom hết là do người dân tự ý bỏ ở ven đường hoặc mang ra ngoài sau giờ thu gom rác.
3. Công tác thu gom rác trên địa bàn Quận được người dân đánh giá cao với 86,7%. Đánh giá công tác thu gom là đạt mức tốt và trên tốt, đa số là dựa trên việc bố trí các điểm thu gom và tần suất thu gom cũng như thời gian thu gom hợp lý và linh hoạt. Tần suất thu gom 1-2 lần/ngày tùy vào từng khu vực.
4. Quận đã thành lập được ban chỉ đạo để điều hành việc thu gom rác thải trên địa bàn quận Thanh Xuân, giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất và Duy tu các công trình đô thị trực tiếp quản lý và ký hợp đồng với HTX Thành Công - Công ty cổ phần Xanh thực hiện công tác thu gom và xử lý. Phương tiên và nhân công thu gom còn thiếu, thời gian thu gom rác kéo dài, chưa có qui hoạch bãi đổ rác.
5. Các đơn vị môi trường thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn có lúc, có nơi chưa thực hiện triệt để về quy trình. Một số điểm tập kết xe thu gom rác chưa được thống nhất với địa phương
5.2. Kiến nghị
Trên cơ sở đánh giá các mặt kết quả đã đạt được và những tồn tại trong công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Thanh Xuân tôi đưa ra một số kiến nghị sau nhằm khắc phục các hạn chế còn tồn tại:
1. Công tác phân loại rác tại nguồn cần được chính quyền, cơ quan ban ngành của Quận, các phường cùng Công ty cổ phần Xanh quan tâm chú ý và tuyên truyền đến người dân để công tác phân loại đạt kết quả được cao hơn.
2. Tuyên truyền cho người dân về công tác bảo vệ môi trường. Đặc biệt là nâng cao ý thức của người dân trong việc đổ rác đúng nơi quy định và đặc biệt là khu vực công cộng.
3. Tăng cường cán bộ giám sát của Ban quản lý dự án, giám sát các đơn vị thu gom rác trên địa bàn, nâng cao năng lực quản lý chất thải cho UBND các phường. Tổ chức các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệp về quản lý môi trường cho các cán bộ giám sát và quản lý trên địa bàn quận.
4. Cần có những văn bản quy định cụ thể về vai trò, trách nhiệm của các phường trong vấn đề quản lý chất thải. Sử dụng các bảng tin tại các khu dân cư nhằm cung cấp các bản tin để người dân đọc và có ý thức hơn. Kiên quyết xử lý các vi phạm về Luật Bảo Vệ Môi trường cũng như các quy định về vệ sinh môi trường. Thành lập các Hội tự quản về môt trường tại các tổ dân phố.
5. HTX Thành Công - Công ty cổ phần Xanh cần có kế hoạch mua sắm thiết bị phục vụ cho công tác thu gom, tuyển thêm nhân viên thu gom để đáp ứng được công tác thu gom rác thải trên địa bàn. Xây dựng khu xử lý chất thải hợp vệ sinh để giải quyết nhu cầu xử lý một lượng rác thải đang ngày càng gia tăng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng việt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo môi trường quốc gia 2011. 2. Huỳnh Tuyết Hằng (2005), Báo cáo hiện trạng chất thải rắn đô thị.
3. Lê Văn Nhương (2001), Báo cáo tổng kết công nghệ xử lý một số phế thải
nông sản chủ yếu (lá mía, vỏ cà phê, rác thải nông nghiệp) thành phần bón hữu cơ vi sinh vật, Đại học bách khoa Hà Nội.
4. Cục Bảo vệ môi trường, 2008, Báo cáo hiện trạng môi trường đô thị 2008 5. Chi cục bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội, Báo cáo hiện trạng môi
trường thành phố Hà Nội năm 2012.
6. Nguyễn Đình Hương (2003), Giáo trình kinh tế chất thải, NXB Giáo dục. 7. Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường, NXB
Thống Kê.
8. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng – Quản lý chất thải rắn, tập chất thải
rắn đô thị - NXB Xây Dựng – 2001.
9. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
II. Tài liệu từ Internet
10. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=426&idmid=3 11. http://www.ebook.edu.vn
12. http://www.tainguyenmoitruong.com.vn 13. http://www.thanhxuan.gov.vn
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN Phần I. Thông tin chung:
1. Họ tên :...
2. Tuổi... Giới tính...
Nghề nghiệp:... Trình độ văn hoá...
3. Địa chỉ:………..
4. Số thành viên trong gia đình:...người 5. Thu nhập của gia đình/ 1 tháng:………
Phần II. Hiện trạng vệ sinh môi trường khu vực 1. Rác thải sinh hoạt của gia đình có được thu gom không? Không có 2. Tần suất thu gom rác của công ty? 2lần/ngày 1lần/ngày 1lần/ 2ngày Tự mang ra bãi thải 3. Ý thức về phân loại rác thải sinh hoạt của người dân Chỉ tiêu Lý do a. Bác (Anh, chị) có giữ lại phần tái chế (chai lọ, nhựa, kim loại,…) trong rác thải không? Không
Có Không thường xuyên b. Bác (Anh, chị) có đồng ý tham gia công tác phân loại RTSH tại gia đình khi có yêu cầu không? Có
Không
4. Hằng ngày gia đình Bác (anh, chị) thải ra lượng rác thải ước tính khoảng bao nhiêu kg?
< 1kg 2 - 3,5kg > 4kg Khác……..
5. Bác (Anh, chị) đánh giá như thế nào về dịch vụ thu gom rác hiện nay?
Rất tốt Tốt
Chưa tốt Lý do:………
6. Bác (Anh, chị) đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải đến việc BVMT?
Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Không biết 7. Bác (Anh, chị) thường đổ bỏ rác thải như thế nào?
a. Vứt rác vào bất cứ chỗ nào khi thấy tiện.
b. Không quan tâm lắm tới việc đổ rác đúng nơi quy định. c. Đổ rác đúng nơi quy định khi có điểm đổ rác hợp lý. d. Nghiêm túc đổ rác đúng nơi quy định.
8. Bác (Anh, chị) có đề xuất gì với công ty thu gom rác thải để công