Hiện trạng rác thải sinh hoạt tại quận Thanh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 36 - 40)

Đại học Hòa Bình, Đại học Thăng Long, Đại học Đại Nam, Đại học kiến trúc, Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Học viện Quản lý Giáo dục, Học viện An ninh Nhân dân, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản,v.v...

4.2. Hiện trạng rác thải sinh hoạt tại quận Thanh Xuân –Hà Nội Hà Nội

4.2.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt

Quận Thanh Xuân là địa bàn có tốc độ đô thị hoá cao, mật độ dân số tăng nhanh. Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ dân cư trên địa bàn là rất lớn, ngày càng tăng và là nguồn gây ô nhiễm môi trường.

Hàng trăm cơ sở sản xuất dịch vụ và gia công vừa và nhỏ nằm xen kẽ trong các khu dân cư tại địa bàn các phường Phương Liệt, Khương Đình, Hạ Đình, Nhân Chính, Thanh Xuân Trung cũng là các nguồn gây ô nhiễm về nguồn nước, không khí.

Quận Thanh Xuân có 6 chợ dân sinh hàng ngày thải ra một lượng rất lớn rác thải, nước thải. Hệ thống thoát nước của hầu hết các chợ đã xuống cấp, hệ thống thoát nước trên địa bàn quận chưa đồng bộ và chưa hoàn chỉnh nên khả

năng tiêu thoát nước của quận rất hạn chế gây ô nhiễm môi trường do nguồn nước thải không được kịp thời tiêu thoát.

Trên địa bàn quận có 2 bệnh viện, 01 Trung tâm y tế, 11 trạm y tế phường và các cơ sở y tế tư nhân nằm rải rác khắp các phường. Đây là những cơ sở có nguồn rác thải y tế cần quản lý chặt chẽ.

Như vậy, các nguồn gây ô nhiễm môi trường rác thải, khí thải, khói bụi, nước thải trên địa bàn quận đều rất lớn. Công tác bảo vệ môi trường là nội dung quan trọng cần được quan tâm đúng mức.

Các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt có rất nhiều nguồn, trên địa bàn quận Thanh Xuân các nguồn chủ yếu gồm: từ sinh hoạt của các hộ gia đình, hoạt động giao thông, đất và phế thải xây dựng, từ hoạt động của các cơ quan, tổ chức và các công ty đóng trên địa bàn, chợ, quán ăn, trường học và các hoạt động thương mại, dịch vụ khác,…được thể hiện qua Hình 4.2

Hình 4.2: Sơ đồ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại quận Thanh Xuân.

Tỷ lệ rác thải sinh hoạt phát sinh từ các nguồn rất khác nhau phụ thuộc vào đặc tính của nguồn thải (Hình 4.3).Qua số liệu trên hình 4.3 có thể thấy rác thải phát sinh lớn nhất thuộc về khu vực nhà dân và khu dân cư (chiếm

Nhà dân, khu dân cư

Cơ quan, trường học

Khu vui chơi, giải trí

Giao thông, công trình xây dựng Bệnh viện, cơ sở y tế Chợ CTRSH Doanh nghiệp

50,55%), cao thứ hai trong các nguồn phát sinh là Giao thông, công trình xây dựng (chiếm 15,53%). Cơ quan, trường học và chợ lần lượt chiếm các tỷ lệ là 12,30% và 11,18%, đứng thứ năm trong các nguồn phát thải là rác thải phát sinh từ hoạt động chợ với tỷ lệ 7,32 % và khu khu vui chơi, giải trí và bệnh viện, cơ sở y tế lần lượt đứng thứ 6 và 7 trong các nguồn phát sinh với tỷ lệ trong các nguồn phát sinh lần lượt là 1,96% và 1,16%. Các tỷ trọng các nguồn rác thải sinh hoạt trên địa bàn phản ánh hoạt động của quận trong việc phát triển kinh tế - xã hội của quận trong những năm gần đây.

Bảng 4.4: Khối lượng và tỷ lệ các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại địa bàn quânh Thanh Xuân.

STT Nguồn phát sinh Khối lượng

(tấn/năm)

Tỷ lệ (%)

1 Nhà dân, khu dân cư 134,849 50.55

2 Cơ quan, trường học 32,826 12.30

3 Khu vui chơi, giải trí 5,235 1.96

4 Doanh nghiệp 19,526 7.32

5 Chợ 29,825 11.18

6 Giao thông, đất và phế thải xây dựng 41,417 15.53

7 Bệnh viện, cơ sở y tế 3,097 1.16

Tổng 266,775 100

địa bàn quânh Thanh Xuân

(Nguồn: Cán bộ của Trung tâm Phát triển quỹ đất và Duy tu các công trình đô thị)

4.2.2. Khối lượng, Thành phần rác thải sinh hoạt tại quận Thanh Xuân

4.2.2.1. Thành phần rác thải sinh hoạt

Trên cơ sở báo cáo kết quả thực hiện công tác cải thiện môi trường xã hội năm 2013 của phòng Tài Nguyên và Môi trường quận Thanh Xuân về các nguồn phát sinh, và báo cáo kết quả thực hiện của Liên danh HTX Thành Công - Công ty Cổ phần Xanh về công tác duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Thanh Xuân kết hợp với công tác điều tra thực địa từ đó xác định thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Thanh xuân thể hiện ở bảng 4.5

Bảng 4.5: Thành phần rác thải sinh hoạt của quận Thanh Xuân năm 2013

Thành phần Đặc tính của rác thải Tỷ lệ (%)

Chất hữu cơ dễ phân hủy

Thức ăn thừa, các cọng rau, vỏ quả, lá cay, bã chè,

vỏ măng, lõi ngô, hoa héo,… 57,5

Cao su, nhựa, nylon Túi đã sử dụng, các loại chai lọ, các loại lốp xe

hỏng… 14,7

Giấy các loại Giấy thừa bỏ đi của các em học sinh, cơ quan,

trường học,.. 10,3

Thủy tinh Các chai lọ làm bằng thủy tinh, kính vỡ, bóng

đèn,.. 1,5

Gỗ Các đồ dùng trong nhà, cơ quan tổ chức bị hỏng

hóc, bàn ghế giường tủ 2,4

Kim loại Các lại ốc, đinh vít,… 4,6

Xỉ thản Xi than từ các các hộ gia đình, quán ăn phục cho

việc nấu ăn,… 5,3

Các chất khác Đất, phế thải xây dựng 3,7

(Nguồn: Điều tra thực địa 2014)

Qua điều tra thực địa bằng cách lấy mẫu rác thải tại 3 phường Nhân Chính, Khương Đình, Hạ Đình thuộc quận Thanh Xuân, mỗi điểm lấy 1kg rác

thải. Sau khi lấy mẫu và phân loại từng chất thải và cân tỷ lệ khối lượng. Tỷ lệ trung bình thành phần rác thải sinh hoạt được tổng hợp ở Bảng 4.5. Qua đây cho thấy chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ cao nhất (57,5%) , tiếp là cao su nhựa, nilon (14,7%), giấy các loại (10,3%), các chất khác chỉ chiếm từ 1,5% đến 5,3%.

4.2.2.2. Khối lượng rác thải sinh hoạt

Theo kết quả điều tra lượng rác thải sinh hoạt tại 60 hộ gia đình trên địa bàn 3 phường thuộc địa bàn quận Thanh Xuân cho thấy lượng chất thải phát sinh của các gia đình chiếm số lượng lớn với 49,7% số hộ phỏng vấn có lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ 2 đến 3.5kg, lượng rác thải lớn hơn 4kg là 33,3%, với lượng rác thải còn lại chiếm 20%.

Bảng 4.6: Khối lượng rác thải trung bình hằng ngày của mỗi hộ gia đình trong tổng số 60 hộ được điều tra

Khối lượng rác thải Số hộ Tỷ lệ

< 1kg 12 20,0

2 kg – 3,5kg 29 48,3

> 4kg 19 31,7

Tổng 60 100,0

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w