Thiết bị gia ẩm

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI TNHH MTV TP FOODINCO ( Nhà máy bột mỳ Việt Ý) tại số 51 Yết Kiêu, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng (Trang 31 - 33)

Công dụng: Làm tăng độ ẩm đồng đều giữa các hạt đến độ ẩm yêu cầu.

Các biến đổi chủ yếu:

- Vật lý: Khối lượng và thể tích tăng do hạt hút ẩm và trương nở nên mềm và xốp hơn.

- Hóa học: Liên kết giữa lớp vỏ và nội nhũ trở nên lỏng lẻo bởi sự coa mặt của nước

- Hóa lý: Sự hydrat hóa của tinh bột có trong nội nhũ làm tăng độ xốp. - Cảm quan: Bề mặt hạt trở nên bóng, ướt do sự có mặt của nước tự do.

Cấu tạo:

- Cửa nguyên liệu vào - Cửa nguyên liệu ra - Trục đứng

- Cánh ngang - Vít xoắn

- Thân thiết bị - Vòi phun nước - Động cơ - Cửa hạt nhỏ nhẹ ra - Hệ thống truyền động - Cửa thiết bị - Chân đế       

Nguyên lý làm việc: Nguyên liệu vào theo cửa H, xuống qua vòi phun nước, ở đây nguyên liệu được làm ẩm theo lượng nước đã được cài đặt sẵn. Sau đó, liệu được phân phối đều nhờ cánh phối liệu. Nguyên liệu được các vít xoắn chuyển từ dưới đến thân thiết bị, ở đây liệu lại được trộn phôi đều ẩm nhờ cánh khuấy ngang cùng với quạt hút ở trên thiết bị. Các hạt sau khi được gia ẩm đưa đến thành thiết bị và được đưa ra thành ngoài qua đường I. Các cánh được gắn với trục, trục này quay

được nhờ động cơ truyền động qua hệ thống dây curoa. Trong quá trình gia ẩm, các hạt bụi nhỏ được hút ra ngoài theo cửa G. Cửa thiết bị dùng để vệ sinh và sửa chữa. cả hệ thống được đặt trên bệ.

Sau quá trình gia ẩm lần 1 tùy theo lượng thủy phần có ở trong hạt mà người ta bổ sung thêm lượng nước

Sự cố:

- Nước ở máy gia ẩm về không đều. - Cánh trục bị nghẽn hạt.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI TNHH MTV TP FOODINCO ( Nhà máy bột mỳ Việt Ý) tại số 51 Yết Kiêu, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng (Trang 31 - 33)