1. Đối với cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới theo hướng:
- Các công trình xây dựng trên địa bàn xã, do xã quản lý và sử dụng về sau: có thể giao cho UBND xã hoặc Ban điều hành xã làm chủ đầu tư (không kể qui mô đầu tư).
- Các công trình xây dựng cơ bản đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao hơn như xây dựng nhà văn hoá, trường học, trạm xá, đường giao thông, cầu cống... thuộc các trục chính của xã bắt buộc phải có thiết kế kỹ thuật theo qui định hiện hành nhưng chỉ do UBND huyện thẩm định và phê duyệt. Các công trình khác không đòi hỏi kỹ thuật cao thì UBND xã lập báo cáo đầu tư, phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Việc lựa chọn đơn vị, cá nhân thi công do cộng đồng cơ sở bàn bạc quyết định. Cộng đồng thành lập ban giám sát xây dựng (có thể sử dụng ban thanh tra nhân dân thuộc cộng đồng) để giám sát việc xây dựng công trình.
2. Đối với cơ chế quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho xây dựng NTM đổi mới theo hướng: dựng NTM đổi mới theo hướng:
2.1. Với loại vốn ngân sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng:
- Xác định rõ loại ngân sách hỗ trợ 100% như: chi phí cho công tác qui hoạch, xây dựng trục giao thông nối trụ sở xã tới trục đường giao thông quốc gia gần nhất, trường học, trạm xá, trụ sở UBND xã
- Loại ngân sách hỗ trợ cho loại công trình (gồm các công trình hạ tầng còn lại): 70% tổng kinh phí thực hiện.
- Cơ chế cấp vốn: vốn ngân sách hỗ trợ cho các điểm mô hình áp dụng cơ chế: kho bạc nhà nước cấp thẳng vào tài khoản của UBND xã và chỉ căn cứ vào kế hoạch xây dựng đã được Ban chỉ đạo phê duyệt.
- Ban điều hành xã được giao nhiệm vụ chủ đầu tư: sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận vốn, chủ động quyết định thu chi theo mục tiêu, công khai báo cáo định kỳ để cộng đồng biết và giám sát.
- Cơ chế thủ tục thanh quyết toán: vốn xây dựng NTM thực hiện ở cấp xã thôn bản thường hỗn hợp từ nhiều nguồn. Các nguồn có liên quan đến ngân sách hỗ trợ khi quyết toán chỉ cần có xác nhận của trưởng ban giám sát xây dựng, chủ tịch UBND xã là đủ căn cứ quyết toán.
2.2. Đối với vốn ngân sách hỗ trợ cho các nội dung xây dựng NTM ngoài xây dựng cơ bản.
- Hỗ trợ một phần từ ngân sách trung ương cho xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; phát triển sản xuất và dịch vụ; nhà văn hóa thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản;
- Hỗ trợ không quá 70% kinh phí thực hiện dự án phát triển “mỗi xã có ít nhất một sản phẩm hàng hoá”
- Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo về xây dựng NTM cho cán bộ cơ sở xã, thôn, HTX, trang trại.
Căn cứ vào chính sách và nhu cầu của địa phương, Ban điều hành xã lập kế hoạch phát triển theo các mục tiêu đã định, trình Ban chỉ đạo Tỉnh thẩm định để đảm bảo mục tiêu thí điểm, UBND xã phê duyệt là đủ điều kiện nhận vốn.
- Thủ tục cấp vốn và quyết toán tương tự như đối với xây dựng cơ bản.
3. Giải pháp chủ yếu để thực hiện
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới để vận động người dân tham gia chương trình. Các nội dung thực hiện:
- Cấp Tỉnh: quán triệt chủ trương trên trong nhận thức lãnh đạo các sở ban ngành. Thành lập tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo Tỉnh về triển khai kế hoạch thực hiện chương trình xây dựng xã nông thôn mới tại các huyện.
- Cấp xã: tổ chức quán triệt nội dung xây dựng nông thôn mới cho cán bộ, đảng viên xã. Mỗi cán bộ, đảng viên tiên phong đi đầu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất và góp phần xây dựng đời sống mới ở cộng đồng dân cư. Mỗi đảng viên là một tuyên truyền viên trong việc vận động nhân dân khai thác tốt quỹ đất, quyết tâm không để ruộng vườn bỏ trống.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn xã và huyện Vạn Ninh về chủ trương xây dựng nông thôn mới để cùng chung tay góp sức về nhân lực vật lực.
- Xây dựng các phóng sự truyền hình, truyền thanh, cẩm nang, tờ rơi về các mô hình, cá nhân tiêu biểu trong việc xây dựng nông thôn mới để quảng bá, nhân rộng.
3.2. Công tác đào tạo cán bộ xã, cán bộ hợp tác xã, trang trại và thanh niên
- Chuẩn hoá, sàng lọc, bồi dưỡng và đưa đi đào tạo cán bộ cấp xã để đảm bảo đến 2012: Cán bộ xã đạt trình độ văn hoá cấp 3 và được đào tạo 1 nghề chuyên môn có trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chức danh được giao.
- Đào tạo, kiến thức quản lý cho cán bộ tổ hợp tác, hợp tác xã, chủ trang trại. - Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông thôn: xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình khuyến nông - lâm - ngư; mô hình cơ giới hoá trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch để người dân tham quan học tập kinh nghiệm.
- Thử nghiệm một số hình thức tổ chức học nghề phi nông nghiệp (chờ chuyển nghề) ngay tại cộng đồng để thuận tiện cho thanh niên xã đều có cơ hội tiếp cận và theo học.
3.3. Bố trí các chương trình hỗ trợ của Tỉnh nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới
- Hỗ trợ nguồn vốn vay phát triển sản xuất, đào tạo nghề và giải quyết việc làm thông qua các nguồn quỹ như: Quỹ Xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, Quỹ hỗ trợ từ Hội nông dân, Quỹ hỗ trợ từ Hội Phụ nữ, Quỹ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi đất, Quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể...
- Thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn theo Quyết định 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ;
- Trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế tập thể, Tỉnh hỗ trợ việc bồi dưỡng cho các bộ THT, HTX về các kiến thức về thị trường, liên kết sản xuất, vận động quần chúng – xã viên ; hỗ trợ điều kiện cơ sở vật chất cần thiết như trangthiết bị phục vụ thông tin liên lạc (điện thoại, máy fax, máy vi tính, máy in), hỗ trợ điều kiện
sản xuất (kho chứa, nhà sơ chế - bảo quản, công nghệ, thực hiện chế biến nông sản …) để THT và HTX hoạt động.
- Tiếp tục triển khai và thực hiện chính sách hỗ trợ người dân xây dựng hố xí hợp vệ sinh và xây dựng hầm biogas trong chăn nuôi trên địa bàn xã nhằm giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường nông thôn.
3.4. Đầu tư nghiên cứu khoa học để giải quyết những nhiệm vụ trong xây dựng xã nông thôn mới
- Nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý xây dựng cơ bản và cơ chế quản lý vốn
ngân sách hỗ trợ cho xây dựng nông thôn mới theo hướng đơn giản, dễ làm, phù hợp với đặc thù quản lý và đặc thù huy động vốn ở cấp cơ sở, phù hợp với phương thức trao quyền cho cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới
- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế thúc đẩy liên kết “4 nhà” trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm;
- Nghiên cứu cơ chế lồng ghép vốn các công trình trên địa bàn xã. - Phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng nông thôn mới.
- Nghiên cứu, tổng kết xây dựng nông thôn mới để bổ sung cho tổng kết các mô hình vào cuối năm 2011.
3.5. Kết hợp các chương trình liên tịch giữa các đoàn thể chính trị nhằm phát huy vai trò của mỗi tổ chức, mỗi đoàn thể trong việc vận động hội viên xây dựng nông thôn mới
- Đưa chương trình xây dựng nông thôn mới vào Chương trình liên tịch giữa Ngành nghiệp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Thành đoàn thanh niên cộng sản.
- Chương trình liên tịch với Ngành Tài nguyên và môi trường trong việc vệ môi trường sống ở nông thôn theo hướng xanh – sạch – đẹp;
- Chương trình liên tịch với Ngành Tư pháp trong việc xây dựng ý thức pháp luật trong cộng đồng dân cư nông thôn;
- Chương trình liên tịch với Ngành Văn hóa trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống văn hóa ở nông thôn.