Cũng cố, nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức trong hệ

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG NÔNG THÔN mới xã vạn BÌNH HUYỆN vạn NINH TỈNH KHÁNH hòa GIAI đoạn 2011 2015, 2016 2020, ĐỊNH HƯỚNG đến năm 2030 (Trang 37 - 39)

II. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ

4.5.Cũng cố, nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức trong hệ

4. Văn hóa, xã hội và môi trường

4.5.Cũng cố, nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức trong hệ

thống chính trị cơ sở

a)Mục tiêu:

- Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng và các tổ chức đoàn thể thông qua việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động: thảo luận chuyên đề, mời chuyên gia trên từng lĩnh vực báo cáo chuyên đề, sinh hoạt nhóm, tham quan…

- Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra các nội dung xây dựng nông thôn mới ở từng cấp.

- Đào tạo cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc nhằm hiện đại hóa nền hành chính phục vụ nhân dân.

- Xây dựng thiết thực phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”; phát huy dân chủ cơ sở để dân có cơ hội tham gia và giám sát các hoạt động xây dựng nông thôn mới theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra ”.

- Chỉ tiêu phấn đấu:

+ Tỷ lệ cán bộ xã đạt chuẩn: đạt

+ Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định. + Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh.

+ Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên. + An ninh trật tự xã hội được giữ vững: đạt.

Tuy đã đạt được tiêu chí theo chuẩn nông thôn mới nhưng giai đoạn năm 2011 – 2015 xã Vạn Bình sẽ hoàn thiện và nâng cao chất lượng cán bộ xã nhằm phục vụ cho quá trình hoàn thành nông thôn mới.

Giai đoạn từ 2016 – 2020 xã Vạn Bình thực hiện duy trì, phát triển hệ thống cán bộ nhằm tạo tiền đề, tạo động lực thúc đấy quá trình phát triển nông thôn theo chiều sâu.

Giai đoạn sau năm 2020 xã Vạn Bình tiếp tục thực hiện các kế hoạch phát triển mạng lưới cán bộ phù hợp với tiến trình phát triển của địa phương

b)Nội dung thực hiện

(1) Về đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở và tác nhân phát triển cộng đồng:

- Về đào tạo Tác nhân phát triển cộng đồng: với các nội dung về kiến thức và kỹ năng xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn tại địa phương có sự tham gia của cộng đồng; Phương pháp huy động nguồn lực cộng đồng; Giám sát và đánh giá kế hoạch phát triển cộng đồng có sự tham gia (PEM); quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường…

- Về Giao tiếp và vận động quần chúng xây dựng xã văn hoá: thông qua cách thức tiếp cận và chia sẻ thông tin; Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Nâng cao nhận thức về giá trị của các nguồn lực nông thôn; bí quyết, di sản, làng nghề và chất lượng cuộc sống.

- Biên soạn, phát hành cẩm nang xây dựng xã nông thôn mới nhằm tuyên truyền rộng rãi cho từng hộ, nhân dân biết rõ mục tiêu của đề án, các công việc phải làm; để cùng thực hiện, giám sát, kiểm tra.

- Đảm bảo các hoạt động duy trì, phát huy vai trò các nhóm sinh hoạt cộng đồng;

(2). Đào tạo cán bộ xã; Tiếp tục cử cán bộ tham gia đào tạo các lớp về lý luận

chính trị, chuyên môn nghiệp vụ do tỉnh, huyện mở

(3). Xây dựng chương trình liên tịch giữa các đoàn thể chính trị nhằm phát huy vai trò của mỗi tổ chức, mỗi đoàn thể trong việc vận động hội viên xây dựng nông thôn mới. Trong đó từng đoàn thể tổ chức các phong trào thi đua, kịp thời biểu dương những cá nhân, tập thể tiêu biểu …;

*Khái toán kinh phí: 2.100 triệu đồng

- Hỗ trợ địa phương: 2.100 triệu đồng

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG NÔNG THÔN mới xã vạn BÌNH HUYỆN vạn NINH TỈNH KHÁNH hòa GIAI đoạn 2011 2015, 2016 2020, ĐỊNH HƯỚNG đến năm 2030 (Trang 37 - 39)