Phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG NÔNG THÔN mới xã vạn BÌNH HUYỆN vạn NINH TỈNH KHÁNH hòa GIAI đoạn 2011 2015, 2016 2020, ĐỊNH HƯỚNG đến năm 2030 (Trang 27 - 32)

II. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ

3. Phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất

3.1 Phương hướng phát triển các ngành sản xuất nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập người dân cao thu nhập người dân

a) Mục tiêu

- Khuyến khích phát triển nông nghiệp và các dịch vụ nông nghiệp tốn diện tích đất ít nhưng hiệu quả kinh tế cao, tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường. Trong nông nghiệp theo quy trình kỹ thuật. Quy hoạch ổn định vùng đất sản xuất nông nghiệp lâu dài để Nhà nước hỗ trợ cho quy hoạch hạ tầng cơ bản (đường, điện, cấp nước và xử lý chất thải…) phục vụ sản xuất, phòng chống dịch bệnh, đào tạo kiến thức cho các chủ hộ.

- Tăng cường công tác khuyến nông, thông tin thị trường, liên kết sản xuất đối với nông dân qua các hình thức bồi dưỡng ngắn hạn, tham quan đầu bờ, bồi dưỡng kiến thức qua tổ hợp tác, hợp tác xã, câu lạc bộ khuyến nông, khuyến công …

- Đào tạo nghề phi nông nghiệp phục vụ chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác nhằm đáp ứng nhu cầu các khu chế xuất, khu công nghiệp.

- Liên kết 4 nhà, kêu gọi doanh nghiệp, HTX phát triển dịch vụ thu mua nông sản cho nông dân, tạo nguồn tiêu thụ sản phẩm ổn định.

- Chỉ tiêu phấn đấu:

+ Thu nhập bình quân đầu người năm tăng gấp 1,4 lần so với bình quân chung toàn tỉnh khu vực nông thôn tại thời điểm thực hiện đề án;

+ Cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp (tỷ lệ lao động ở độ tuổi làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp) giảm bình quân 10 – 12%/năm.

+ Cơ cấu cây con: lúa, tôm, trâu, bò, heo, nhím.

Như vậy theo tiến trình thì giai đoạn năm 2011 – 2015 xã Vạn Bình sẽ hoàn thành các tiêu chí số 10; 11; 12 theo tiêu chí nông thôn mới.

Giai đoạn từ 2016 – 2020 xã Vạn Bình thực hiện duy trì, phát triển hệ thống sản xuất nhằm thúc đẩy quá trình phát triển nông thôn mới theo chiều sâu.

Giai đoạn sau năm 2020 xã Vạn Bình tiếp tục thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với tiến trình phát triển của địa phương

b) Nội dung thực hiện

3.1.1. Phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả tăng thu nhập a. Phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả hiện có trên địa bàn:

b. Đề xuất các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả

(1). Mô hình vỗ béo bò Quy mô: 100 hộ

Mỗi hộ cần đầu tư nuôi 2 con bò từ 1,5 – 2 tuổi, nuôi vỗ béo trong vòng 6 tháng-1 năm. Nguồn vốn cho mỗi hộ là 8 triệu trong thời hạn 6 tháng. Với mô hình này người dân có thể tận dụng nguồn thức ăn trong trồng trọt để nuôi bò

(2). Nuôi đà điểu Quy mô: 10 hộ

Đây là vật nuôi mang lại giá trị thương phẩm cao, tiềm năng tiêu thụ lớn

Giá giống khoảng 1,5 triệu đồng/con; một gia đình nuôi 10 con đà điểu giống, sau 8 tháng sẽ lời trên 10 triệu đồng

(3) Mô hình trồng rau an toàn thí điểm trên địa bàn - Quy mô: 10ha

Do nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ngày càng cao của thị trường, do đó địa phương cần hình thành tổ liên kết sản xuất rau an toàn. Đồng thời chính quyền địa phương hỗ trợ người dân trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Trong phát triển mô hình hợp tác cần có sự liên kết của 4 nhà để mang lại hiệu quả cao. HTX sẽ thực hiện thí điểm mô hình này.

d. Các mô hình nuôi đặc sản khác như nhím: 10 hộ

Với mô hình nuôi nhím, giá nhím giống 2 tháng tuổi khoảng 15 triệu/cặp, hiệu quả kinh tế cao. Nhím được một năm tuổi thì bắt đầu sinh sản và đẻ liên tục từ 15-20 năm. Mỗi năm chúng đẻ 2 lứa, mỗi lứa được 2-4 con. Trong khi đó, chi phí xây dựng chuồng trại thấp, thức ăn lại đơn giản chỉ là các loại rau, củ, quả mà người dân có thể tự trồng được như: bí xanh, bí đỏ, khoai lang, ngô, chuối, rau cải…. Hộ nông dân liên kết thành tổ hợp tác để học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Đồng thời liên kết với nhau trong việc bán sản phẩm cho thương lái.

3.1.2. Xây dựng các mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn

a. Mở rộng cơ sở sản xuất gạch ngói trên địa bàn để giải quyết trên 100 lao động cho người dân địa phương

b. Mô hình tổ phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình thông qua các dịch vụ nấu ăn cho các đám tiệc, gia công sản phẩm, đan mây …

c. Mô hình thanh niên lập nghiệp thông qua các nghề dịch vụ cơ khí, sửa chữa xe gắn máy, dịch vụ nông nghiệp…

*Khái toán kinh phí: 23.500 triệu đồng

- Tín dụng: 16.450 triệu đồng

- Dân, cộng đồng: 1.645 triệu đồng;

c) Phân công quản lý, thực hiện đề án:

- Đề xuất Trung ương ghi vốn.

- Tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các hội đoàn thể hướng dẫn thực hiện nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập trên địa bàn xã. Trình diễn các mô hình.

- Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các hội đoàn thể hướng dẫn thực hiện nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp và thương mại dịch vụ, nâng cao thu nhập trên địa bàn xã. Trình diễn các mô hình làm ăn có hiệu quả cao.

- UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn các xã phối hợp cùng sở ngành tỉnh xây dựng dự án theo các nội dung trên; đồng thời chỉ đạo, bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện.

- UBND xã tổ chức xây dựng dự án, lấy ý kiến của người dân, trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện.

3.1.4. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ hộ nghèo a) Mục tiêu:

- Ban quản lý xã liên kết chặt chẽ với trung tâm dạy nghề trên địa bàn huyện để có kế hoạch đào tạo nghề và tạo việc làm cho người nông dân góp phần ổn định cuộc sống với phương châm nghề hướng đến cung cho các doanh nghiệp, các khu công nghiệp đóng trên địa bàn xã hay các địa bàn lân cận. Từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp.

- Thực hiện lồng ghép các chương trình dạy nghề cho nông dân biết về quản lý kinh tế, vững về kỹ thuật, khả năng tiếp thị; cán bộ xã giỏi về phát triển nông thôn, là nồng cốt góp phần quan trọng trí thức hóa nông thôn.

- Các chỉ tiêu cụ thể:

+ Đào tạo nghề cho 200 lao động (đối tượng nghèo) + Giải quyết việc làm cho 1.500 lao động;

+ Đào tạo nghề cho nông dân: 50% nông dân được trang bị kiến thức nông nghiệp và quản lý

b) Nội dung thực hiện:

- Ban quản lý liên kết chặt chẽ với trường dạy nghề trên địa bàn huyện và với các doanh nghiệp nhằm có định hướng đào tạo công nhân kỹ thuật để giải quyết lao động.

- Đào tạo nghề cấp chứng chỉ, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân, kỹ năng khuyến nông cho cán bộ khuyến nông cơ sở, nông dân giỏi.

- Đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, Trường đại học, Viện nghiên cứu ... với nông dân, hộ sản xuất trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới, công nghệ sau thu hoạch.

- Đào tạo và nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ kế toán cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp của xã, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác sản xuất, doanh nghiệp.

- Kết hợp đào tạo nghề với thu hút doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty hoạt động đầu tư các ngành nghề trên địa bàn.

- Đào tạo các ngành nghề phù hợp với điều kiện và nhu cầu của địa phương. - Giải quyết việc làm cho đối tượng được đào tạo, chuyển đổi nghề

- Hỗ trợ vốn hộ nghèo sản xuất, hỗ trợ tín dụng tái nghèo * Khái toán kinh phí: 11.900triệu đồng.

- Hỗ trợ ngân sách tỉnh: 1.550 triệu đồng - Tín dụng: 7.610 triệu đồng

- Doanh nghiệp, HTX: 2.325 triệu đồng - Dân, cộng đồng: 415 triệu đồng

c) Phân công quản lý, thực hiện đề án:

- Đề xuất Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ và các hội đoàn thể liên quan hướng dẫn thực hiện nội dung chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn xã.

- UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn các xã phối hợp cùng sở ngành tỉnh xây dựng dự án theo các nội dung trên; đồng thời chỉ đạo, bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện.

- UBND xã tổ chức xây dựng dự án, lấy ý kiến của người dân, trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện.

3.2. Các hình thức tổ chức cần phát triển

* Mục tiêu

- Thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các THT, HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành nghề nông thôn tại xã; nâng cao đóng góp của kinh tế tập thể vào tăng trưởng kinh tế tại xã, xoá đói giảm nghèo một cách bền vững, tạo thêm việc làm mới và bảo vệ môi trường theo hướng:

+ Hạ giá thành và nâng cao chất lượng các dịch vụ của các THT, HTX cung cấp cho xã viên;

+ Mở rộng loại hình dịch vụ mà xã viên và cộng đồng có nhu cầu. Phấn đấu xây dựng và phát triển các loại hình kinh tế tập thể cung cấp các dịch vụ phục vụ hoạt động kinh tế; phục vụ đời sống xã viên.

- Nâng cao vị trí, vai trò của kinh tế tập thể trong đời sống cộng đồng nông thôn qua việc góp phần vào đầu tư hạ tầng nông thôn, y tế, giáo dục, thể thao…

- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn xã, đa dạng hóa các họat động thương mại theo các hình thức hợp tác, liên kết.

- Chỉ tiêu phấn đấu:

+ Thành lập mới 5 tổ hợp tác;

+ Thành lập mới doanh nghiệp vừa và nhỏ ở xã phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn: 10 doanh nghiệp.

+ Đào tạo, hỗ trợ vốn để HTX hoạt động hiệu quả

Theo tiến trình thì giai đoạn năm 2011 – 2015 xã Vạn Bình sẽ hoàn thành tiêu chí số 13 theo tiêu chí nông thôn mới.

Giai đoạn từ 2016 – 2020 xã Vạn Bình thực hiện duy trì, phát triển các hình thức phát triến sản xuất nhằm đẩy quá trình phát triển nông thôn mới theo chiều sâu.

Giai đoạn sau năm 2020 xã Vạn Bình tiếp tục thực hiện các kế hoạch phát triển các hình thức sản xuất nông thôn phù hợp với tiến trình phát triển của địa phương

b) Nội dung thực hiện

a. Tuyên truyền, vận động nhằm giúp người nông dân nắm bắt được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể.

b. Bồi dưỡng, đào tạo: các chức danh tổ trưởng tổ hợp tác, chủ nhiệm, ban quản trị phải được nâng cao về năng lực quản lý.

c. Hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầunhư trang thiết bị phục vụ thông tin liên lạc, đào tạo trao đổi, cập nhật thông tin (điện thoại, máy fax, máy vi tính, máy in)

d. Hỗ trợ để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động SX-KD, dịch vụ của các tổ chức kinh tế THT, HTX thông qua:

- Hỗ trợ điều kiện sản xuất như kho chứa, nhà sơ chế - bảo quản, công nghệ, thực hiện chế biến nông sản …

- Hỗ trợ kỹ thuật: tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, nhằm tăng năng suất chất lượng sản phẩm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

- Hỗ trợ về thông tin thị trường và xúc tiến thương mại;

- Tham quan học tập mô hình liên kết sản xuất đáp ứng tốt dịch vụ cho người dân;

* Khái toán kinh phí: 200,0 triệu đồng.

- Hỗ trợ từ ngân sách TW: 200 triệu đồng;

c. Phân công quản lý, thực hiện:

- Đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Liên minh hợp tác xã, Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì, phối hợp với các hội đoàn thể có liên quan.

- UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn các xã phối hợp cùng sở ngành tỉnh xây dựng dự án theo các nội dung có liên quan nêu trên; đồng thời chỉ đạo, bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện;

- UBND xã xây dựng dự án theo nội dung 1, lấy

-

kiến tham gia của cộng đồng dân cư, trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG NÔNG THÔN mới xã vạn BÌNH HUYỆN vạn NINH TỈNH KHÁNH hòa GIAI đoạn 2011 2015, 2016 2020, ĐỊNH HƯỚNG đến năm 2030 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)