Trình bày giáo án theo mẫu

Một phần của tài liệu thiết kế và xây dựng chương trình quản lý khối lượng giảng dạy của khoa điện tử (Trang 37 - 67)

BÀI 16: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN

Trường: ... Năm học: ... Bài học: Bài 16: Định dạng văn bản Lớp: ... Người soạn: Trần Thị Thu Thuỳ

Ngày soạn : ... Ngày giảng: ... Số tiết (Theo PPCT): 44 (Lý thuyết)

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Mục đích:

Trang bị cho HS những kiến thức sau:

- Định dạng kí tự: phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc chữ...

- Định dạng đoạn văn bản: căn lề, khoáng cách giữa các dòng trong đoạn văn, khoảng cách đến đoạn văn trước hoặc sau, định dạng dòng đầu tiên, khoảng cách lề đoạn văn so với lề trang...

- Định dạng trang: kích thước các lề và hướng giấy

2. Yêu cầu:

• Kiến thức:

Biết thiết đặt một số thuộc tính cơ bản của định dạng kí tự (phông chữ, kiểu chữ, cữ chữ, màu sắc chữ...); một số thuộc tính cơ bản của định dạng đoạn văn bản (căn lề, khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn, khoảng cách đến đoạn văn trước hoặc sau...); hai thuộc tính cơ bản của định dạng trang (kích thước các lề và hướng giấy)

• Phát triển:

Qua bài học, HS biết trình bày văn bản hợp lí, đẹp, phát huy tính sáng tạo, thẩm mỹ.

• Giáo dục:

II. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1. Ổn định lớp: (1 phút)

- Kiểm tra sĩ số: Tổng số: ………; Vắng: ……… - Kiểm tra tình hình vệ sinh lớp học

- Nhắc nhở học sinh giữ trật tự

2. Dạy bài mới

ĐVĐ: (2 phút): Sử dụng phương pháp đàm thoại

Câu hỏi: Hãy cho biết, khi ghi bài các em thường trình bày bài trong vở như thế nào?

- GV gợi ý: Đầu bài ghi ra sao? Các đề mục viết như thế nào? Khi xuống dòng, chữ cái đầu dòng viết ra sao?

- HS trả lời: Đầu bài em thường viết hoa, đặt giữa trang và chữ to; các đề mục thường viết lùi ra lề khác màu hoặc ghạch chân. Khi xuống dòng, chữ cái đầu dòng viết hoa và thụt vào đầu dòng một chữ…

- GV nhận xét

Những công việc các em làm đó chính là định dạng văn bản. Vậy với hệ soạn thảo MS Word công việc định dạng văn bản được thực hiện như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay: Bài 16. Định dạng văn bản

T/G NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP

5’ BÀI 16: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN

 Khái niệm: Trực quan – Đàm thoại

GV đưa ra hai văn bản có cùng nội dung nhưng một văn bản chưa được định dạng còn một văn bản đã được định dạng

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về

văn bản đã được định dạng so với văn bản chưa được định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13’

“Định dạng văn bản là trình bày văn bản nhằm mục đích sao cho văn bản được rõ ràng và đẹp, nhấn mạnh những phần quan trọng, giúp người đọc nắm bắt dễ hơn các nội dung chủ yếu của văn bản”

Các lệnh định dạng được chia thành 3 loại: + Định dạng kí tự + Định dạng đoạn văn bản + Định dạng trang 1. Định dạng kí tự:

- HS trả lời: Văn bản đã được định dạng trông đẹp và rõ ràng hơn. Có thể biết được ngay nội dung của văn bản

Câu hỏi: Vậy định dạng văn bản

là gì? nhằm mục đích gì?

- HS trả lời

- GV nhận xét, nhắc lại khái niệm và cho HS ghi khái niệm về định dạng văn bản Câu hỏi: Các khả năng định dạng

văn bản đã được giới thiệu ở bài 14. Vậy một em hãy nhắc lại có những khả năng định dạng nào? - HS trả lời - GV nhận xét Chuyển tiếp: Chúng ta sang phần 1: Định dạng kí tự Thuyết trình - Trực quan -

kí tự gồm: + Phông chữ + Kiểu chữ + Cỡ chữ + Màu sắc chữ … - Các bước lập các thuộc tính định dạng kí tự: Gồm 2 bước

Bước 1: Chọn phần văn bản muốn định

dạng kí tự ( nếu không chọn thì các thuộc tính định dạng kí tự được lập sẽ áp dụng cho các kí tự được gõ vào từ vị trí con trỏ văn bản trở đi)

Bước 2: Có 2 cách

Cách 1: Dùng lệnh Format  Font …  xuất hiện hộp thoại Font

Cách 2: Sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ định dạng Cách 3: Dùng tổ hợp phím tắt: Ctrl + B: Chữ đậm Ctrl + I: Chữ nghiêng Ctrl + U: Chữ gạch chân

- Để giới thiệu cho HS về các thuộc tính cơ bản của định dạng kí tự GV sử dụng phương pháp thuyết trình

Câu hỏi: có mấy cách để lập các

thuộc tính định dạng kí tự?

- HS trả lời - GV nhận xét

- GV làm mẫu cách thực hiện việc định dạng kí tự

Câu hỏi: Ngoài hai cách trên

còn có cách nào khác không? - HS trả lời - GV nhận xét, bổ sung thêm cách sử dụng tổ hợp phím tắt. Chuyển tiếp: Trên đây là các cách để lập các thuộc tính định dạng kí tự. Vậy, việc định dạng đoạn văn

15’ 2. Định dạng đoạn văn bản

- Các thuộc tính cơ bản của định dạng đoạn văn bản:

+ Căn lề

+ Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn

+ Khoảng cách đến đoạn văn trước hoặc sau

+ Định dạng dòng đầu tiên

+ Khoảng cách lề đoạn văn so với lề trang

… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các bước để định dạng một đoạn văn bản:

Bước 1: Chọn đoạn văn bản cần định

dạng

Cách 1: Đặt con trỏ văn bản vào trong đoạn văn bản;

Cách 2: Chọn một phần đoạn văn bản; Cách 3: Chọn toàn bộ văn bản

Bước 2: Có 4 cách

Cách 1: Dùng lệnh Format  Paragraph  xuất hiện hộp thoại Paragraph… Cách 2: Sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ định dạng Ta sang phần 2: Định dạng đoạn văn bản Thuyết trình - Đàm thoại - Trực quan - GV sử dụng phương pháp thuyết trình để giới thiệu các thuộc tính cơ bản của định dạng đoạn văn bản

Câu hỏi: Có mấy cách để ra lệnh

định dạng văn bản?

- HS trả lời

- HS khác bổ sung - GV nhận xét

- GV làm mẫu cách 1, cách 2; giới thiệu nhanh cách 3, cách

5’

chỉnh một số thuộc tính lề đoạn văn Cách 4: Dùng tổ hợp phím tắt Ctrl + L: căn trái đoạn văn Ctrl + R: căn phải đoạn văn Ctrl + E: căn giữa đoạn văn Ctrl + J: căn đều hai bên

3. Định dạng trang

- Các thuộc tính cơ bản: + Kích thước các lề + Hướng giấy - Cách thực hiện

Dùng lệnh File  Page Setup… để mở hộp thoại Page Setup

- GV lưu ý HS: Không nên dùng phím Enter để tăng khoảng cách giữa các đoạn văn mà dùng lệnh Format  Paragraph… để văn bản được nhất quán và đẹp hơn. Chuyển tiếp: Ta sang phần 3: Định dạng trang Thuyết trình - Đàm thoại - Trực quan - GV làm mẫu cách thực hiện - GV lưu ý HS: Nên định dạng

trang trước khi gõ văn bản.

Câu hỏi: Hướng giấy nằm ngang

thích hợp với loại văn bản nào?

- HS trả lời: Hướng giấy nằm ngang thích hợp cho tạo bảng biểu ( nếu bảng đó có khá nhiều cột)

3. Củng cố bài: (2 phút): GV sử dụng phương pháp đàm thoại

Câu hỏi:

1) Có mấy cách để lập các thuộc tính định dạng kí tự? đó là những cách nào?

2) Nêu các cách để lập các thuộc tính định dạng đoạn văn bản? - HS trả lời

- GV nhận xét

4. Giao nhiệm vụ về nhà: (2 phút)

- Học: + Khái niệm

+ Các cách để lập các thuộc tính định dạng kí tự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các cách để lập các thuộc tính định dạng đoạn văn bản + Cách định dạng trang

- Trả lời câu hỏi:

3) Có những cách nào để ra lệnh định dạng?

4) Lề của đoạn văn bản có thể là số âm hay không? Tại sao? - Làm bài tập: 3.37 3.42

Bài soạn số 02:

BÀI 18. CÁC CÔNG CỤ TRỢ GIÚP SOẠN THẢO

(Tiết 48 theo PPCT)

A. CÁC CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ CHO VIỆC SOẠN GIÁO ÁN I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1) Mục đích:

Trang bị cho HS kiến thức về:

- Công cụ Find (tìm kiếm), công cụ Replace (thay thế) và cách thực hiện việc tìm kiếm hoặc thay thế một từ hoặc cụm từ nào đó;

- Công cụ AutoCorrect (gõ tắt và sửa lỗi), cách thực hiện việc gõ tắt và sửa lỗi. 2) Yêu cầu:

a. Yêu cầu về giáo dưỡng:

- HS biết sử dụng hai công cụ thường dùng trong các hệ soạn thảo văn bản là công cụ Find (tìm kiếm) và Replace (thay thế);

- Biết lập danh sách các từ gõ tắt.

b. Yêu cầu về phát triển:

- Biết vận dụng chức năng tìm kiếm và thay thế khi muốn tìm kiếm hoặc thay thế mọt từ (cụm từ) nào đó khi làm việc với văn bản có nhiều trang.

- Biết lập cụm từ gõ tắt làm tăng tốc đọ gõ, thực hiện nhanh chóng công việc biên tập văn bản.

c. Yêu cầu về giáo dục:

Giáo dục cho HS tính cẩn thận, nghiêm túc trong học tập.

II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ XÁC ĐỊNH TRỌNG TÂM BÀI DẠY  Nội dung bài dạy gồm hai phần:

- Phần 1: Tìm kiếm và thay thế - Phần 2: Gõ tắt và sửa lỗi

 Những nội dung cơ sở của bài được dùng nhiều sau này:

o Bước thực hiện việc Tìm kiếm từ (cụm từ):

B1: chọn Edit → Find... hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+F để mở hộp thoại Find and Replace;

B2: Gõ từ (cụm từ) cần tìm vào ô Find what;

B3: Nháy Find Next (tìm tiếp). Khi đó, từ tìm được (nếu có) được hiển thị dưới dạng bôi đen.

Muốn tìm tiếp thì nháy Find Next nếu không nháy Cencel để đóng hộp thoại kết thúc tìm kiếm.

o Bước thực hiện việc thay thế từ (cụm từ) bằng từ (cụm từ) khác:

B1: Chọn Edit → Replace... hoặc tổ hợp phím Ctrl+H để mở hộp thoại Find and Replace; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B2: Gõ từ cần tìm vào ô Find what và cụm từ thay thế vào ô Replace with;

B3: Nháy Find Next đến cụm từ cần tìm tiếp theo (nếu có);

B4:

- Nháy Replace nếu muốn thay thế tất cả các cụm từ tìm thấy; - Nháy Replace All nếu muốn thay thế tấ cả các cụm từ tìm thấy.

B5: Nháy Close.

o Các bước để lập danh sách các từ gõ tắt:

B1: Chọn Tools → AutoCorrect Option...xuất hiện hộp thoại AutoCorrect

B2: Chọn hoặc bỏ chọn ô Replace text as you type(thay thế trong khi gõ);

B3: Gõ kí tự vào cột Replace, gõ nội dung thay thế vào cột With.

B4: Nháy OK.

 Nhìn chung, những nội dung trong bài tương đối dễ, HS dễ tiếp thu.  Tính ứng dụng thực tiễn của bài dạy:

- Công cụ Find với chức năng tìm kiếm từ (cụm từ); công cụ Replace với chức năng thay thế từ (cụm từ) bằng từ (cụm từ) khác đặc biệt hữu ích trong trường

- Chức năng AutoCorrect tự động gõ tắt và sửa lỗi cho phép người dùng sử dụng một vài kí tự tắt để tự động gõ tắt một cụm từ dài thường gặp giúp làm tăng tốc độ gõ.

Xác định thời gian hợp lý đối với từng nội dung: tuỳ thuộc vào mức đọ khó của từng nội dung mà GV phân bố thời gian sao cho hợp lý.

III. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Phương pháp, phương tiện

STT NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN

1 Tìm kiếm và thay thế

- Phương pháp: Thuyết trình- Đàm thoại - Trực quan

- Phương tiện: Máy chiếu

2 Gõ tắt và sửa lỗi

- Phương pháp: Thuyết trình- Đàm thoại - Trực quan

- Phương tiện: Máy chiếu 2. Hình thức tổ chức dạy học: Hình thức Lớp – Bài IV. LẬP KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC

1. Tạo từ gõ tắt sau: Vn Việt Nam Td Trái đất

2. Làm bài tập: 2.73, 3.74, 3.76  3.80 sách bài tập tin học 10 (trang 73, 74)

BÀI 18: CÁC CÔNG CỤ TRỢ GIÚP SOẠN THẢO

Trường: ... Năm học: ... Bài học: Bài 18.Các công cụ trợ giúp soạn thảo. Lớp : ………. Người soạn: Trần Thị Thu Thuỳ

Ngày soạn : ... Ngày giảng: ... Tiết (theo PPCT): 48 (Lý thuyết)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1) Mục đích: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang bị cho HS kiến thức về:

- Công cụ Find (tìm kiếm), công cụ Replace (thay thế) và cách thực hiện việc tìm kiếm hoặc thay thế một từ hoặc cụm từ nào đó;

- Công cụ AutoCorrect (gõ tắt và sửa lỗi), cách thực hiện việc gõ tắt và sửa lỗi.

2) Yêu cầu:

a. Yêu cầu về giáo dưỡng:

- HS biết sử dụng hai công cụ thường dùng trong các hệ soạn thảo văn bản là công cụ Find (tìm kiếm) và Replace (thay thế);

- Biết lập danh sách các từ gõ tắt và sử dụng để tăng tốc độ gõ.

b. Yêu cầu về phát triển:

Rèn cho HS biết tự giác trong học tập, tự tin để vươn lên chiếm lĩnh tri thức.

c. Yêu cầu về giáo dục:

Giáo dục cho HS tính cẩn thận, nghiêm túc trong học tập. II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1) Phương pháp

Sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, minh hoạ. 2) Phương tiện dạy học tương ứng

III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY

1) Tổ chức ổn định lớp tạo tâm thế học tập (1 phút)

Kiểm tra sĩ số: Tổng số:... Vắng:...

2) Kiểm tra bài cũ (4 phút)

Hình thức kiểm tra: Kiểm tra miệng (gọi 1 HS trả lời)

Câu hỏi:

1) Để in được văn bản cần có điều kiện gì? Nêu ưu nhược điểm khi sử dụng nút lệnh Print để ra lệnh in?

2) Chỉ ra trong hộp thoại Print những cách để chỉ in một trang văn bản trong một tệp văn bản có nhiều trang?

Trả lời:

1) Điều kiện để in được văn bản: là máy tính phải kết nối trực tiếp với máy in hoặc có thể truy cập tới máy in trong mạng.

Ưu điểm của nút lệnh Print: in nhanh chóng toàn bộ văn bản.

Nhược điểm: không chọn được trang in hay một phần văn bản in như mong muốn.

2) Có 3 cách để chỉ in một trang trong một tệp văn bản có nhiều trang: - Chọn Pages: in trang cụ thể;

- Chọn Current page: in trang hiện thời;

- Chọn Selection: in phần văn bản (hay trang văn bản) được chọn. Gọi 1 – 2 HS khác nhận xét, bổ sung

GV nhận xét.

2. Dạy bài mới: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặt vấn đề:(1 phút): Sử dụng phương pháp thuyết trình

Ngoài việc hỗ trợ gõ và trình bày văn bản, Word còn cung cấp cho người dùng nhiều chức năng tự động hoá một số công đoạn trong quá trình soạn thảo, nhằm làm tăng hiệu quả, thực hiện nhanh chóng công việc biên tập văn bản. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu một số chức năng như vậy.

T/G NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 15 phút BÀI 18 CÁC CÔNG CỤ TRỢ GIÚP SOẠN THẢO 1. Tìm kiếm và thay thế a)Tìm kiếm

Thuyết trình – minh hoạ - đàm thoại.

Trong quá trình soạn thảo văn bản, chúng ta muốn tìm vị trí của một từ (hay cụm từ) nào đó hoặc cũng có thể thay thế một từ (cụm từ) bằng một từ (cụm từ) khác. Công cụ Find (tìm kiếm) và Replace (thay thế) của Word cho phép thực hiện việc đó một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Câu hỏi: Thông thường, để tìm kiếm

một từ (hoặc cụm từ) nào đó trong một quyển sách ta làm thế nào?

- Trả lời: ...lật từng trang để tìm. Ta thấy rằng làm như vậy rất mất nhiều thời gian nhưng với cộng cụ Find thì việc tìm kiếm từ (cụm từ) vô cùng đơn giản và nhanh chóng. - GV thao tác trên máy và giới

thiệu các bước thực hiện việc tìm kiếm, lấy ví dụ.

- HS nghe, quan sát

Các bước thực hiện việc tìm kiếm:

+ B1: Chọn Edit  Find… (hoặc

nhấn tổ hợp phím Ctrl+F)  xuất hiện hộp thoại Find and Replace;

+ B2: Gõ từ hoặc cụm từ cần tìm

vào ô Find what (tìm gì);

+ B3: Nháy nút Find Next (tìm

tiếp). Khi đó từ tìm được (nếu có) được hiển thị dưới dạng bôi đen. Nháy nút Find Next để tìm tiếp; Nháy nút Cencel để đóng hộp thoại, kết thúc tìm kiếm. b)Thay thế (cụm từ)? - 1 HS trả lời - HS khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, đưa ra các bước

thực hiện trên bài soạn Powerpoint.

Chuyển tiếp:

Ngoài cung cấp công cụ Find (tìm kiếm), Word còn cung cấp thêm một công cụ cho phép ta thay thế một từ (cụm từ) bằng một từ (cụm từ) khác đó là công cụ Replace (thay thế)

- GV thao tác trên máy, giới thiệu các

Một phần của tài liệu thiết kế và xây dựng chương trình quản lý khối lượng giảng dạy của khoa điện tử (Trang 37 - 67)