Phân bổ lao động

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CỦA DNTN PHƯƠNG CHI.doc (Trang 26 - 29)

- Bước 3: Thực hiện kế hoạch tuyển dụng lao động

2.8 Phân bổ lao động

Bảng phân bổ lao động cho các bộ phận trực thuộc doanh nghiệp từ năm 2008 ->2010

( Bảng 2.8 nguồn từ phòng tổ chức nhân sự của doanh nghiệp)

STT Các bộ phận trực thuộc doanh nghiệp Năm 2008 ( người) Năm 2009 (người) Năm 2010 ( người) 1

2

3

Lao động gián tiếp:

Trong đó:

- Ban giám đốc doanh nghiệp - Phòng tổ chức/Hành chánh

- Phòng kế hoạch - Kỹ thuật - Kinh doanh - Phòng tài chính/kế toán

- Tổ bảo vệ

Lao động trực tiếp sản xuất:

Trong đó: - Đội khai thác

- Đội nghiền sàng - chế biến - Xưởng cơ khí Tổng cộng (1+2) 13 2 3 3 3 2 67 36 19 12 80 19 2 4 5 4 4 91 52 21 18 110 30 2 8 8 8 4 134 84 32 18 164

Việc quản lý lao động toàn doanh nghiệp thuộc phạm vi trách nhiệm của phòng tổ chức/hành chánh. Việc phân bổ nhân sự cho từng bộ phận trực thuộc do giám đốc doanh nghiệp quyết định, phòng tổ chức hành chánh tham mưu.

Ban giám đốc doanh nghiệp gồm 2 người (do chủ doanh nghiệp thuê mướn).  Giám đốc doanh nghiệp: điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác cuả doanh nhiệp. Trực tiếp quản lí điều hành lĩnh vực tổ chức kinh tế, kỹ thuật, tài chính, kinh doanh, khen thưởng – kỷ luật và an ninh trật tự.

 Phó giám đốc doanh nghiệp: điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất và một số công việc khác do giám đốc ủy nhiệm. Trực tiếp điều hành khâu sản xuất từ đội khai thác, đội nghiền sàng chế biến và xưởng cơ khí.

 Chánh Phó giám đốc đều tốt nghiệp Đại học (cử nhân kinh tế, kỹ sư địa chất khai khoáng).

Đối với các phòng ban nghiệp vụ của doanh nghiệp, giám đốc căn cứ vào trình độ năng lực và phẩm chất của từng nhân viên mà phân công, bố trí nhân sự hợp lý. Việc phân bổ nhân sự được thực hiện như sau (thu thập số liệu năm 2010).

* Phòng tổ chức/ hành chánh: định biên 8 người.

Trưởng, phó phòng đều đạt trình độ tốt nghiệp đại học. Nhân viên trong phòng được phân công nhiệm vụ cụ thể để đảm trách nhiệm vụ quản lý nhân lực, tuyển dụng, lao động tiền lương, đào tạo, khen thưởng – kỷ luật, đời sống cán bộ công nhân viên.

Trưởng phòng tổ chức/hành chánh đã được tập huấn về quản trị nhân sự.

Phó phòng tổ chức/hành chánh đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hành chánh nhà nước.

Các nhân viên trong phòng đều tốt nghiệp từ trung cấp trở lên và nắm vững nghiệp vụ chuyên môn của mình.

* Phòng kế hoạch - kỹ thuật - kinh doanh: gồm 8 người (trong đó: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng) đều tốt nghiệp kỹ sư quản lý chuyên nghành.

+ Bộ phận kinh tế kế hoạch: bố trí 2 người.

Hoạch định kế hoạch kinh doanh dài hạn, ngắn hạn của doanh nghiệp. Nắm bắt được dự báo nhu cầu của thị trường về đá các loại từng giai đoạn.

Vạch ra hướng đi của doanh nghiệp thích hợp và tham mưu cho giám đốc những giải pháp để chống đỡ thành công trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường.

+ Bộ phận kỹ thuật thi công: bố trí 2 người

Cán bộ kỹ thuật đều tốt nghiệp trình độ đại học và cũng là kỹ sư chuyên nghành (Kỹ sư địa chất khai khoáng và kỹ sư cơ khí gia công chế tạo, chịu trách nhiệm chính khâu kỹ thuật thi công, quản lý chất lượng, quy cách sản phẩm và chỉ đạo xưởng cơ

khí sửa chữa máy móc thiết bị khi bị hỏng hóc kịp thời phục vụ sản xuất không bị đình đốn).

+ Bộ phận kinh doanh: bố trí 2 người

Cả hai cán bộ quản trị kinh doanh đều tốt nghiệp từ trung cấp kinh tế trở lên, có trách nhiệm nghiên cứu thị trường, nắm bắt được nhu cầu thị trường về đá xây dựng và tiêu thụ sản phẩm. Tung sản phẩm ra thị trường đúng nơi, đúng lúc, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ cho doanh nghiệp.

* Phòng tài chính/kế toán: gồm 8 người

Kế toán trưởng là cán bộ đã tốt nghiệp đại học tài chính/kế toán. Các nhân viên trong phòng đều tốt nghiệp từ trung cấp kế toán trở lên, sử dụng máy vi tính thành thạo. Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ tham mưu giúp việc giám đốc quản trị tài chính, hoạch toán kế toán, sử dụng vật tư, nguyên nhiên liệu hợp lý và nhất là sử dụng vốn có hiệu quả.

* Khối sản xuất trực tiếp:

Đội trưởng đội khai thác, đội trưởng đội nghiền sàng chế biến, quản đốc cơ khí đều tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật trở lên.

Là những người đứng đầu các bộ phận sản xuất thực hiện chỉ tiêu sản xuất tháng, quý, năm của doanh nghiệp. Đòi hỏi phải có tính năng nổ, xông xáo, hăng hái nhiệt tình và có kinh nghiệm thi công sản xuất ít nhất từ 5 năm trở lên, đồng thời phải có tính công minh, trung thực, vô tư để trong quá trình quản lý điều hành công nhân thực hiện nhiệm vụ sản xuất, anh chị em công nhân đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, tạo một làn không khí hợp tác chân thành, tránh tình trạng đố kỵ, ghen ghét, mâu thuẫn trong quan hệ sản xuất sẽ phá vỡ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.

Các công nhân trực tiếp sản xuất trong cùng một đội hay một phân xưởng là những người trực tiếp làm ra vật phẩm cho doanh nghiệp với số lượng và chất lượng sản phẩm. Vì vậy giám đốc phân bổ nhân sự cho các đội, xưởng là những công nhân lành nghề, có kinh nghiệm từ hai năm trở lên. Đối với một ít lao động phổ thông doanh nghiệp bố trí vệ sinh máy nghiền, quét dọn xưởng sạch sẽ.

Nói chung đối với công nhân trực tiếp sản xuất, doanh nghiệp rất quan tâm không ngừng đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân yên tâm sản xuất. Đồng thời doanh nghiệp cố gắng giữ các thợ bậc cao.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CỦA DNTN PHƯƠNG CHI.doc (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w