Thực trạng công tác bảo tồn tại từng điểm của Thăng Long Tứ trấn:

Một phần của tài liệu đề xuất các giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển thăng long tứ trấn thành sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội (Trang 53 - 54)

3. Thực trạng về bảo tồn, tôn tạo di sản “Thăng Long Tứ trấn”:

3.2.2. Thực trạng công tác bảo tồn tại từng điểm của Thăng Long Tứ trấn:

3.2.2.1. Đền Bạch Mã

Đền Bạch Mã với diện tích hơn 500m2, sâu 37,33m x 15,96m bề rộng là một công trình đồ sộ còn được gìn giữ, bảo quản khá tốt. Tuy đền đã được trùng tu nhiều lần, nhưng vẫn giữ được dáng vẻ kiến trúc thời Trần, Lê.Các cửa võng, các mảng điêu khắc trong đền mang tính nghệ thuật cao.

Vào thời Trần, tuy ba lần quân Mông-Nguyên sang xâm lược, đốt phá kinh thành nhưng may mắn đền vẫn được vô sự lúc hoàn giả Kinh đô. Thái sư Trần Quang Khải đã có thơ đề:

Hỏa tức tam diện thiêu bất cập Phong lôi nhất trận triển nham khuynh.

Tạm dịch:

Lửa bốc ba lần không cháy đến Gió bừng một trận chẳng hề nghiêng.

Nhân dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nhà nước đã đầu tư 20 tỉ đồng, người dân địa phương công đức 10 tỉ đồng để tiến hành đại trùng tu toàn bộ đền. Số tiền phần lớn được dùng để đền bù cho 7 hộ dân sống trong đất của đền từ những năm cuối của thời bao cấp, các hộ dân tìm xây nhà tái định cư nơi khác.10 tỉ đồng để sơn son thiếp vàng lại toàn bộ kèo, cột gỗ, cửa, các di vật.Chiếc giếng thiêng của Hà Nội cũng được phục hồi.Ngày 26.9.2010, giếng Ngọc được tìm thấy ở đền Bạch Mã.Trước đây, giếng đã bị che đi để làm sân bán hàng của các hộ dân.Phần thành giếng mới được làm bằng đá xanh, giếng sâu khoảng 5m và nước vẫn trong.

3.2.2.2. Đền Quán Thánh

Là ngôi đền còn gìn giữ được tương đối nguyên vẹn kiến trúc của đền, cũng là di tích đông khách tham quan nhất trong bốn di tích. Tuy nhiên, di tích thu phí khách vào đền cao dẫn đến tình trạng nhiều người dân địa phương bất bình vì họ thường xuyên đi lễ các ngày Rằm và Mùng 1 như một thói quen trong đời sống tâm linh chứ không vì mục đích tham quan. Thứ hai là di tích miễn vé cho trẻ em dưới 15 tuổi, nhưng rất khó trong việc kiểm tra, trình chứng minh nhân dân đối chiếu, gây khó khăn cho cả ban quản lý di tích lẫn khách tham quan

Bên cạnh công tác quản lý chặt chẽ vẫn có những du khách thiếu ý thức trong việc bảo vệ di tích. Đặc biệt với bức tượng đồng đen Huyền Thiên Trấn Vũ đã bị tổn hại không nhỏ do việc mọi người xoa tay vào chân tượng với mong muốn cầu may, cầu lộc đã khiên chân tượng bị mòn bóng, mất mỹ quan.

Một phần của tài liệu đề xuất các giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển thăng long tứ trấn thành sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)