Giải pháp về nâng cao nhận thức người dân

Một phần của tài liệu đề xuất các giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển thăng long tứ trấn thành sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội (Trang 68 - 69)

3. Nhóm các giải pháp về bảo tồn và khai thác giá trị di sản “Thăng Long Tứ trấn”:

3.1.4.Giải pháp về nâng cao nhận thức người dân

Thực tế khi lên thắp hương ở các Đền, Chùa, lễ vật thắp hương không cần đơn giản nhưng tinh khiết. Do trong đền thờ có nhiều hình thức thờ cúng khác nhau (thờ thần, thờ thánh, thờ Phật, thờ Mẫu,…) nên việc sắp lễ thắp hương cũng cần chú ý nhiều.

Đền là nơi thanh tịnh, tôn nghiêm nên vào dâng lễ hay vãn cảnh, người vào phải giữ được tôn nghiêm, thanh tịnh, không có những hành động, lời nói không hay không lịch sự, không ăn mặc hở hang, kệch cỡm.

Không tự tiện lấy tài sản của các Đền, Đình, Chùa, Miếu, Điện,… làm vật sở hữu của mình. Mọi vật ở những nơi thờ tự đó, dù chỉ là cành cây, viên gạch,… không ai được phép nhặt làm của riêng cho mình, trừ khi có sự cho phép của người quản lí.

Đồ được phép lấy khi có sự cho phép của người quản lí là hoa quả, bánh kẹo, oản, vài cành củi, lá cây, viên gạch… những loại hình người đến cúng coi là „„lộc‟‟.

Trên các bàn thờ Phật thì tuyệt nhiên không được thắp hương lễ mặn, rượu và thuốc lá, vì những thứ này nhà Phật cấm kị. Nhiều người còn sắm cả tiền vàng, tiền âm phủ và đồ mã. Khi lên thắp hương tại ban Phật, các loại tiền giấy âm phủ và cả tiền thật cũng không được phép đặt lên hương án của chính điện. Điều kiêng kị nữa là việc kẹp tiền vào mâm hoa quả dâng cúng, vì cách làm đó phạm luật tục dâng cúng phẩm vật tại chính điện, làm mất vẻ thanh tịnh thờ Phật.

Trên các bàn thờ Thánh, Thần, Mẫu, thì đơn giản hơn không yêu cầu khắt khe như thờ Phật, có thể sắm lễ mặn gà, giò, chả, rượu, trầu cau,… nhưng cũng không nên làm quá cầu kì, tốn kém.

Người dân đến Đền, Chùa, thắp hương chỉ mỗi người một nén là đủ. Không thắp nhiều hương gây tình trạng khói nhiều ám vào công trình kiến trúc, nhanh hỏng, lai dễ gây hỏa hoạn. Chỉ cần có lòng thành, không cần nhiều hương khói lễ vật.

Không nhét tiền vào các tượng thờ, vừa gây mất mỹ quan, vừa tạo cảm giác „„đút lót‟‟ thần thánh. Nên để tiền vào trong hòm công đức thay cho việc nhét tiền vào tượng.

Khi vào Chùa lễ Phật, nên vào lễ ban Đức Ông trước, sau đó mới vào lễ ở Tam Bảo và các ban khác. Vào Đền lễ Thần Thánh thì lễ ở ngoài tiền đường trước, rồi sau đó vào lễ riêng trong các Cung Thánh ở trong.

Một phần của tài liệu đề xuất các giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển thăng long tứ trấn thành sản phẩm du lịch đặc thù của hà nội (Trang 68 - 69)