Tính giá nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị (Trang 67 - 70)

2. Những vấn đề chung về hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần bánh

2.4.Tính giá nguyên vật liệu

Tính giá nguyên vật liệu là công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. Nguyên vật liệu được tính theo giá thực tế.

Nguyên vật liệu được tính theo giá thực tế là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi phí hợp pháp của doanh nghiệp để tạo ra nguyên vật liệu.

2.4.1. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho

Nguyên vật liệu nhập kho của công ty hoàn toàn là từ nguồn mua ngoài. Giá thực tế nguyên vật liệu mua ngoài nhập kho của công ty được tính theo công thức sau:

Giá thực tế NVL mua ngoài

Nhập kho

= Giá mua chưa có thuế GTGT +

Chi phí thu mua thực tế -

Các khoản giảm trừ ( nếu có)

Do công ty áp dụng phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ nên giá mua là giá chưa có thuế GTGT.

Chi phí thu mua bao gồm chi phí vận chyển, chi phí bốc dỡ, bến bãi... Các khoản giảm trừ bao gồm: giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại...

Ví dụ minh hoạ

Theo hoá đơn số 0005798 ngày 5/11/2006 (trang 29) Công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị mua 20000 Kg bột mỳ của Công ty TNHH Trường Phát với giá 6.159 đồng/Kg (chưa có thuế GTGT), theo hợp đồng kinh tế thì đơn giá đã bao gồm cả chi phí vận chuyển bốc dỡ nên giá thực tế của bột mỳ nhập kho là:

công ty còn đơn giản chủ yếu là nguyên vật liệu mua ngoài trong nước, nếu phát sinh các nghiệp vụ phức tạp hơn thì kế toán cần phải có những thay đổi cho phù hợp.

2.4.2. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho

Công ty xác định giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền mà cụ thể là bình quân cả kỳ dự trữ.

Theo phương pháp này, hàng ngày khi xuất kho nguyên vật liệu, kế toán chỉ theo dõi chỉ tiêu số lượng, đến cuối tháng sau khi đã đầy đủ thông tin về tình hình tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ của từng loại nguyên vật liệu thì kế toán mới xác định được đơn giá bình quân và giá trị thực tế xuất kho của nguyên vật liệu đó

Giá đơn vị bình quân

cả kỳ dự trữ =

Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Số lượng thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

Từ đơn giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ sau khi tính được vào cuối tháng, giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất kho được tính:

Giá thực tế NVL xuất dùng = Số lượng NVL xuất dùng x Giá đơn vị bình quân Ví dụ minh hoạ

Cuối tháng 11/2006 sau khi tổng hợp nguyên vật liệu tồn đầu tháng 11/2006 và giá thức tế trong kỳ, căn cứ vào sổ kế toán chi tiết, tiến hành tính đơn giá nguyên vật liệu xuất kho trong tháng 11/2006 như sau:

Bột mỳ

- Tồn đầu tháng: Số lượng: 25.450 Kg

Trị giá : 169.286.500 đồng - Tổng nhập trong tháng: Số lượng: 43.000 Kg

Trị giá : 245.920.800 đồng - Xuất ngày 9/11: Số lượng: 755 Kg

Bình quân 25.450 + 43.000

Giá thực tế xuất kho = 755 x 6.065,848 = 4.579.7 15,289 đồng

Nhận xét

Việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ có ưu điểm là phương pháp này đã xác định và phản ánh tương đối chính xác giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng, đồng thời giúp cho doanh nghiệp giảm nhẹ được khối lượng công việc kế toán ghi chép hàng ngày. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là công việc tính toán đều dồn vào cuối tháng, gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán và giảm đi tính kịp thời của thông tin kế toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị (Trang 67 - 70)