trong phát triển kinh tế(kinh tế – xã hội – môi trường), không hy sinh môi trường để đổi lấy sự phát triển và quan điểm phát huy dân chủ trong kiểm tra, kiểm soát. Các nhóm giải pháp chủyếu xoay quanh việc hoàn thiện hệthống pháp lý và thểchếtrong QLNN đối với vấn đề ô nhiễm, hoàn thiện hệ thống thu thuế, phí BVMT; nhóm giải pháp về quy hoạch các KCN, trong đó nhấn mạnh tính “đi trước” và “đồng bộ” trong thực hiện kết cấu các hạng mục hạ tầng, dần chuyển đổi sang các mô hình “ khu công nghiệp sinh thái”, “công viên công nghiệp”; nhóm giải pháp vềquản lý hành chínhtrong đó nhấn mạnh đến vai trò của việc thẩm định và cấp phép đầu tư có tính đến yếu tố môi trường, tuân thủnguyên tắc “làm đúng ngay từ đầu”; giải pháp tổ chức QLMT trong các KCN, KCX đềcao công tác phân cấp quản lý rõ ràng và quản lý chặt chẽ theo quy chếBVMT KCN do Bộ trưởng BộKH-CN&MT ra quyết định ban hành ngày 9/8/2002; nhóm giải pháp giám sát, kiểm tra ô nhiễm; giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác môi trường, giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại vùng nông nghiệp ĐBSCLvới việc chú trọng thực hiện tốt hệthống thủy lợi và quy hoạch phát triển các ngành nông ngư nghiệp, công nghiệp nhẹ, ít gây ô nhiễm; và nhóm giải pháp đặc thù áp dụng trong các KCN, KCX, cụm công nghiệp như khuyến khích các DN sản xuất theo công nghệ sạch, tiên tiến, áp dụng quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14000,…nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Các giải pháp này không đứng riêng lẻmà phải được phối hợp đồng bộvới nhau. Có như vậy mới phát huy được hết hiệu quả của các giải pháp. Song điều quan trọng là phải xác định mức độ ưu tiên áp dụng các giải pháp. Trước thực trạng ô nhiễm công nghiệp nghiêm trọng hiện nay, chúng ta cần một khung pháp lý vững chắc và hoàn thiện để có thể chi phối mọi hoạt động kiểm soát ô nhiễm, có chương trình cảnh báo rộng rãi nguy cơ phát triển mất cân đối của nền kinh tếvà “tín hiệu kêu cứu từ môi trường” bằng cách phổ biến, giáo dục ý thức BVMT sâu rộng trong cộng đồng.