KẾ TOÁN TÀI SẢN LƯU ĐỘNG

Một phần của tài liệu Bài giảng môn kế toán quốc tế Kế toán Mỹ (Trang 49 - 50)

- Hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Ngoài những bút toán khoá sổ trên, theo phương pháp này kế toán còn khoá sổ thêm một số bút toán như

KẾ TOÁN TÀI SẢN LƯU ĐỘNG

4.1.KẾ TOÁN TIỀN (Cash)

Tiền là loại tài sản có khả năng chuyển đổi thành các loại tài sản khác nhanh nhất và có khả năng thanh toán nợ nhanh nhất.

4.1.1. Kiểm soát nội bộ đối với tiền

Hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với tiền thường dựa vào các thủ tục sau:

- Phân công nhiệm vụ tách biệt giữa kế toán tiền và thủ quỹ. - Giới hạn số nhân viên tiếp cận với tiền.

- Ràng buộc trách nhiệm đối với nhân viên có liên quan đến tiền.

- Tăng cường các giao dịch thông qua ngân hàng. Tiền mặt tồn quỹ phải được giữ ở mức hợp lý nhất và phải được lưu trữ cẩn thận.

- Tất cả các khoản thu, đều phải nộp kịp thời vào quỹ và ngân hàng. - Tất cả các khoản thu, chi đều phải được ghi chép kịp thời. Cuối mỗi ngày xác định tiền tồn quỹ trên sổ sách và đối chiếu với thủ quỹ trên sổ sách và đối chiếu với thủ quỹ và giấy báo của ngân hàng.

4.1.2. KẾ TOÁN QUỸ TIỀN MẶT LẶT VẶT (Petty Cash Fund)

Trong quá trình kiểm soát chi tiền mặt, nguyên tắc cơ bản là tất cả các khoản chi tiền mặt đều phải được thực hiện bằng séc. Tuy nhiên, có một số khoản chi tiêu nhỏ nên việc chi tiêu bằng séc không thích hợp, như mua các vật dụng nhỏ, đồ dùng văn phòng, tem, báo…

Nếu tất cả các khoản chi này đều sử dụng séc thì sẽ làm mất thời gian và lãng phí. Để khỏi phải viết séc cho những khoản chi tiêu nhỏ lẻ, doanh nghiệp sẽ lập một quỹ tiền mặt lặt vặt. Để lập quỹ, phải ước tính tổng số tiền sẽ chi

tháng. Sau đó, một tấm séc sẽ được ký với số tiền tương ứng hoặc nhiều hơn một chút. Séc này được chuyển thành tiền mặt và giao cho một người quản lý.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn kế toán quốc tế Kế toán Mỹ (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)