Phát triển

Một phần của tài liệu Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 1 doc (Trang 30 - 35)

1.Khái niệm về phát triển

-Thuật ngữ "phát triển" đã được dùng trong các văn kiện, trong nghiên cứu khoa học và trong sinh hoạt hàng ngày đến mức quá quen thuộc. Tuy nhiên, cho đến nay chưa thể nói được rằng khái niệm "phát triển" đã được hiểu một cách đầy đủ và đúng đắn.

- Phát triển là xu hướng tự nhiên đồng thời là quyền của mỗi một cá nhân, mỗi một cộng đồng hay mỗi một quốc gia.

- Trước hết, cần nhận thức rõ đối tượng, mục tiêu và động lực của sự phát triển. Con người vừa là đối tượng, vừa là động lực của phát triển. Vì thế, mục tiêu của sự phát triển là không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống vật chất, văn hoá, tinh thần của con người (cá nhân hay cộng đồng). Nói cách khác:

- Phát triển là tạo điều kiện cho con người sinh sống bất kỳ nơi đâu trong một quốc gia hay trên cả hành tinh đều được trường thọ, đều được thoả mãn các nhu cầu sống, đều có mức tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ tốt mà không phải lao động quá cực nhọc, đều có trình độ học vấn cao, đều được hưởng những thành tựu về văn hoá và tinh thần, đều có đủ tài nguyên cho một cuộc sống sung túc, đều được sống trong một môi trường trong lành, đều được hưởng các quyền cơ bản của con người và được bảo đảm an ninh, an toàn, không có bạo lực.

2. Phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế

- Phát triển kinh tế là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất của sự phát triển nói chung. Nhưng phát triển kinh tế không phải là mục đích tự thân và cũng không thể là vô hạn. Nó phải phục vụ, thúc đẩy để đạt được các mục tiêu chung của sự phát triển. - Để thực hiện tái sản xuất mở rộng, bất cứ nền kinh tế nào cũng đều phải bảo đảm tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, trong lý luận cũng như trong thực tiễn kinh tế, đôi khi có sự lầm lẫn giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế, người ta dễ đồng nhất hai khái niệm đó.

“Phát triển Kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về qui mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế – xã hội”

Nguồn: Kinh tế phát triển, tập I, trang 15. NXBTK.1999

- Tăng trưởng kinh tế, theo cách hiểu hiện đại, là việc mở rộng sản lượng quốc gia

tiềm năng của một nước, sự tăng lên không ngừng GNP tiềm năng thực (GNP thực - là GNP đã được điều chỉnh theo sự thay đổi giá: GNP thực = GNP danh nghĩa-

Giảm phát của GNP)

http://www.ebook.edu.vn

Việc mở rộng khả năng kinh tế để sản xuất, nói một cách khác, đó là việc chuyển dịch khả năng sản xuất ra phía ngoài qua thời gian, đó là tăng sản lượng, năng suất, tiền công và những đại lượng quan trọng khác theo chiều hướng nhất định.

Tăng trưởng kinh tế được đo bằng tốc độ quy mô

+ Tốc độ tăng trưởng được tính bằng tỉ lệ phần trăm thông qua việc so sánh quy mô

của hai thời kỳ. Quy mô của thời kỳ sau so với thời kỳ trước càng lớn thì tốc độ tăng trưởng càng nhanh. Quy mô được biểu hiện bằng số lượng tuyệt đối, còn tốc độ tăng trưởng được biểu hiện bằng số lượng tương đối. Quy mô của thời kỳ sau so với thời kỳ trước càng lớn thì tốc độ tăng trưởng càng nhanh. Nhưng không phải tốc độ tăng trưởng càng nhanh thì càng tốt!

+ Trong nền kinh tế, sự tăng trưởng chung thể hiện ở tốc độ tăng GNP và tốc độ tăng GDP, mà chúng lại phụ thuộc vào tốc độ tăng giá trị sản lượng, sản lượng thuần tuý của các ngành kinh tế. Nhưng tốc độ tăng của các ngành lại khác nhau theo những quy luật nhất định. Vì thế, trong từng thời kỳ, nếu không bảo đảm được các mối quan hệ có tính quy luật giữa các ngành, thì sẽ gây rối loạn trong nền kinh tế, hạn chế sự phát triển chung của nền kinh tế.

- Như vậy, ta thấy: tăng trưởng kinh tế chưa phải là phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế, mặc dù rất quan trọng, nhưng chỉ mới là điều kiện cần của phát triển kinh tế. Điều kiện đủ của phát triển kinh tế là trong quá trình tăng trưởng kinh tế phải bảo đảm được tính cân đối, tính hiệu quả, tính mục tiêu và tăng trưởng kinh tế trước mắt phải bảo đảm tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

3.Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển.

- "Môi trường hay phát triển": một cách đặt vấn đề sau lầm.

Trong lịch sử phát triển của các quốc gia, đã có một thời, nhất là sau cuộc cách mạng công nghiệp, phát triển kinh tế được đặt lên hàng đầu, lấn át tất cả những yếu tố khác của sự phát triển: xã hội, văn hoá, môi trường, quyền con người, v.v... Thậm chí, khuynh hướng "phát triển với bất cứ giá nào", phát triển tự phát đã trở nên thịnh hành, gây ra những hậu quả hết sức tai hại cho cả môi trường lẫn xã hội, văn hoá.

Ngay cả trong thời điểm hiện nay, khi mà cuộc chạy đua phát triển giữa các quốc gia, giữa các khu vực kinh tế của thế giới đang diễn ra ngày càng gay gắt, khốc liệt, thì khuynh hướng "phát triển với bất cứ giá nào" vẫn được tôn sùng trên thực tế, đặc biệt là ở các nước đang phải đối đầu với nghèo đói, lạc hậu, kinh tế chậm phát triển. Trong bối cảnh đó, người ta dễ có khuynh hướng hi sinh môi trường và các yếu tố khác cho phát triển kinh tế. Những người quá sốt ruột trước tình trạng lạc 47

http://www.ebook.edu.vn

hậu, kém phát triển của nước mình thường lập luận rằng "cứ phát triển kinh tế đã rồi sẽ tính sau". Kết quả là môi trường bị suy thoái làm cho cơ sở của phát triển bị thu hẹp; tài nguyên của môi trường bị giảm sút về số lượng và chất lượng, trong điều kiện dân số ngày càng tăng lên, chính là nguyên nhân gây nên sự nghèo khó, cùng cực của con người. Tấn thảm kịch ở một số nước châu Phi (như Xômali, Êtiopia, Uganda, Ruanđa, v.v...) là một bằng chứng cho sự "ô nhiễm do nghèo đói" (Pollution of Poverty) ở các nước đang phát triển.

- Ngược lại với khuynh hướng trên là khuynh hướng "tăng trưởng bằng không

hoặc âm" (Zero or Negative Growth) để bảo vệ các nguồn tài nguyên hữu hạn,

hoặc "chủ nghĩa bảo vệ" chủ trương không can thiệp vào các nguồn tài nguyên sinh học để bảo vệ chúng: hay "chủ nghĩa bảo tồn" (Conservationism) chủ trương không đụng chạm vào thiên nhiên, nhất là tại các địa bàn chưa được điều tra, nghiên cứu đầy đủ. Tất cả những khuynh hướng, quan điểm trên đều là không tưởng, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, nơi mà tài nguyên thiên nhiên là nguồn vốn cơ bản cho mọi hoạt động phát triển của con người.

Lý thuyết không tưởng về"đình chỉ phát triển" thường xuất hiện ở các nước phát triển, bởi vì trước đây và ngay cả hiện nay phần lớn các nguồn tài nguyên của các nước đang phát triển bị khai thác lạm dụng, tiêu thụ quá mức để phục vụ cho các lợi ích của các nước công nghiệp hoá phát triển và chính tại đây lại xảy ra hiện tượng "ô nhiễm do giàu có" (Pollution of affluence).

Như vậy, tình trạng thiếu lương thực, nước uống, nhà ở, thuốc men, vệ sinh, nghèo đói, mù chữ, thiên tai ở các nước đang phát triển, hay nói cách khác là hiện tượng "ô nhiễm do nghèo đói" một phần bắt nguồn từ "ô nhiễm do giàu có".

-Từ những điều trình bày trên, ta thấy: phát triển và môi trường không phải là hai vế luôn luôn đối kháng và mẫu thuẫn nhau theo kiểu loại trừ, có cái này thì không có cái kia. Do đó, không thể chấp nhận cách đặt vấn đề "phát triển hay môi trường", mà phải đặt vấn đề "phát triển và môi trường", nghĩa là phải lựa chọn và coi trọng cả hai, không hy sinh cái này vì cái kia.

4. Các mô hình chiến lược phát triển

Tổng kết kinh nghiệm phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới, có thể phân ra ba mô hình chiến lược phát triển sau đây:

4.1 Mô hình tăng trưởng tân c đin.

Mô hình loại này hoạt động theo cơ chế thị trường kế hoạch hoá dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân, tích luỹ vốn từ trong nước và thu hút vốn từ nước ngoài.

48Hiện nay, mô hình này tỏ ra không có hiệu quả do những nhược điểm thường thấy Hiện nay, mô hình này tỏ ra không có hiệu quả do những nhược điểm thường thấy

http://www.ebook.edu.vn

ở các nước đang phát triển về cơ cấu và thể chế kinh tế - xã hội như: thiếu một thị trường năng động, thiếu hạ tầng cơ sở, thiếu kiến thức về kỹ thuật và quản lý, ảnh hưởng tiêu cực của các thế lực chính trị bảo thủ ở trong và ngoài nước gây ra những trở lực lớn cho phát triển.

Tình trạng này đòi hỏi phải có những thay đổi cơ bản về cơ cấu kinh tế, cải cách triệt để về kinh tế - xã hội tại các nước đang phát triển.

Đối với bảo vệ môi trường và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ chế của mô hình này có ưu điểm là xác định sở hữu tư nhân rõ ràng, tuy nhiên trong nhiều trường hợp nó cũng thể hiện tính kém hiệu quả, bởi lẽ sở hữu tư nhân có những mặt hạn chế nhất định trong việc quản lý những nguồn tài nguyên sở hữu chung, khả năng kiểm soát của Nhà nước sau khi đã giao quyền sở hữu.

4.2 Mô hình cơ cu tân mácxí.

Mô hình này dựa trên cơ sở kế hoạch hoá tập trung, sở hữu Nhà nước về các tư liệu sản xuất chủ yếu, Nhà nước thống nhất quản lý kinh tế, tiến hành những cải cách về cơ cấu và cơ chế xã hội chủ nghĩa, bỏ qua chế độ phong kiến và tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội XHCN.

Trong mô hình này các quốc gia cũng quan tâm nhiều tới bảo vệ môi trường và duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ chế của nó có ưu thế là sức mạnh quản lý Nhà nước tập trung cao độ, tuy nhiên do tính chất sở hữu chung trong điều kiện thiếu luật pháp nên dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”, tài nguyên sở hữu chung là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện “người ăn không”. Do sở hữu Nhà nước đè nặng lên toàn bộ hoạt động kinh tế, nên cơ chế kế hoạch hoá tập trung thường mang tính chủ quan duy ý chí, nó cũng là nguyên nhân của “con dao hai lưỡi” trong điều hành và kiểm soát, nếu chính sách đúng thì có tác dụng tốt cho bảo vệ môi trường và duy trì các nguồn tai nguyên thiên nhiên, nhưng nếu chính sách sai thì nó là nguyên nhân dẫn đến những thiệt hại cho tài nguyên và môi trường không lường trước được. Điều này đã từng gặp phải ở các nước XHCN trước đây.

4.3 Mô hình cơ cu tư bn ch nghĩa.

Mô hình này hoạt động trên cơ sở sở hữu tư nhân và cơ chế thị trường tự do, kế hoạch hoá phát triển kinh tế, nhưng những kế hoạch do Nhà nước đề ra chỉ mang tính định hướng, có tiến hành một số cải cách về cơ cấu và thể chế kinh tế như cải cách ruộng đất, tăng cường một số biện pháp kiểm tra và quản lý của Nhà nước đối với công nghiệp, có xây dựng một số xí nghiệp Nhà nước làm chủ lực cho nền kinh tế, có chú ý đến phân phối công bằng những thành quả phát triển kinh tế trong xã hội.

49Thực tế cho thấy hiện nay mô hình này đang có tính phổ biến trên thế giới, nó là sự Thực tế cho thấy hiện nay mô hình này đang có tính phổ biến trên thế giới, nó là sự kế thừa tiếp theo của hai mô hình trên. Đối với bảo vệ môi trường và duy trì, khai

http://www.ebook.edu.vn

thác, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ chế của mô hình này đã thể hiện được những tính ưu việt của nó, đó là sự kết hợp giữa phân định sở hữu tư nhân rõ ràng và sự điều hành kiểm soát của Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật, cơ chế của mô hình này cho phép phản ánh thông tin hai chiều, kết hợp cơ chế thị trường, vai trò sở hữu tư nhân và sự điều hành kiểm soát của Nhà nước. Cơ chế của mô hình này cũng có những mặt trái của nó, gây ra những thiệt hại cho tài nguyên và môi trường, đặc biệt là việc buông lỏng quản lý, thực thi luật pháp thiếu nghiêm minh.

5. Mô hình chiến lược phát triển của Việt Nam

5.1. Trước Đại hi VI ca Đảng (1986)

Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất, hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung.

5.2. Sau Đại hi VI ca Đảng.

- Sau Đại hội VI, đặc biệt là Đạir hội VII (1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng

đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH Chiến lược ổn định và phát triển kinh

tế - xã hội đến năm 2000. Trong đó, đã xác định mô hình chiến lược phát triển kinh

tế của nước ta như sau: Xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước

- Đến đại hội Đảng cộng sản việt nam lần thứ IX (2000), trong chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 2001-2010, về mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm của Việt nam là: "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta

cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại".

Liên quan đến chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội 2001-2010, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản việt nam đã khẳng định " Phát triển nhanh, bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ

môi trường"" Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi

trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học. Chủ động phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của sự biến động khí hậu bất lợi và tiếp tục giải quyết hậu quả chiến tranh còn lại đối với môi trường. Bảo vệ và cải tạo môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, tăng cường quản lý Nhà nước đi đôi với nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người dân. Chủ động gắn kết yêu cầu cải thiện môi trường trong mỗi quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế-xã hội, coi yêu cầu về môi trường là một tiêu chí quan trọng đánh giá các giải pháp phát triển.

Việt nam được thế giới xác định là quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, thực tế như

http://www.ebook.edu.vn

đã nêu ở trên, từ cương lĩnh đại hội Đảng lần thứ VI, đến đại hội Đảng lần thứ IX, trải qua 15 năm đổi mới và phát triển đã thể hiện tính đúng đắn của nó. Kinh tế liên tục tăng trưởng, xã hội ổn định, chúng ta là một trong những quốc gia tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường, duy trì và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tham gia nhiều công ước quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, duy trì đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, thực tiễn thời gian vừa qua, với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước cũng đã thể hiện những mặt trái của nó. liên quan đến bảo vệ môi trường và bảo tồn, duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên,

Một phần của tài liệu Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 1 doc (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)