Các chỉ số phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 1 doc (Trang 38 - 41)

- Mục tiêu trợ giúp việc làm

3. Các chỉ số phát triển bền vững

Khái niệm cũng như nội dung "Phát triển bền vững" như đã trình bày ở trên, đây là vấn đề rộng lớn, mang tính tổng hợp cao. Để đo lường phát triển bền vững có nhiều chỉ tiêu khác nhau, có những chỉ tiêu định lượng được, nhưng cũng có những chỉ tiêu khó định lượng mà chỉ dừng ở mức độ định tính, có thể dùng các chỉ số về sinh thái, chỉ số phát triển con người (Human Developed Index - HDI) do UNDP đưa ra (xem UNDP. Human Developing Report 1992).

Làm thế nào đề đánh giá được sự phát triển là bền vững trên một lãnh thổ? Có thể định lượng được không? Mức độ chấp nhận sự định lượng đó ra sao? Đây là vấn đề khó khăn nhất, phức tạp nhất mà con người phải vượt qua để chấp nhận và thực hiện. Xã hội loài người gồm các dân tộc rất khác biệt về văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng, chính trị, giáo dục và truyền thống, họ cũng rất khác nhau về mức độ phồn thịnh về chất lượng cuộc sống và điều kiện môi trường mà sự nhận thức về sự khác biệt đó cũng rất khác nhau, hơn nữa sự khác biệt đó lại thường xuyên vận động khi tăng lên khi giảm đi. Bởi vậy, đánh giá thế nào là phát triển bền vững mang tính tuỳ thuộc rất lớn. Điều dễ thống nhất hơn cả là ngày nay nhu cầu có một cuộc sống ấm no dễ chịu, điều kiện sống ngày một nâng cao, tính đa dạng sinh học và năng suất sản xuất của tự nhiên luôn giữ vững đang là nguyện vọng và quyết tâm bảo vệ của nhân loại. Chính vì vậy mà qua một thời gian dài thảo luận, tranh luận quyết liệt,

http://www.ebook.edu.vn

các chính phủ và các nhà khoa học cũng đã thống nhất được các chỉ tiêu để đánh giá phát triển bền vững. UNDP đã đưa ra một hệ thống nhiều chỉ tiêu tập trung ở chỉ tiêu phát triển của con người (Human Development Index HDI) và chỉ tiêu về sự tự do của con người (Human Free Index HFI). Tuy vậy, hiện nay chỉ có 2 nhóm chỉ tiêu chủ yếu sau đây được vận dụng nhiều nhất.

3.1 Ch s v sinh thái: Chỉ số này rất khó lượng hoá vì tuỳ thuộc rất nhiều vào

hoàn cảnh tự nhiên trên từng lãnh thổ. Một cách tổng quát là sự phát triển gọi là đạt chỉ tiêu này khi sự phát triển ấy vừa giải quyết được nhiệm vụ tăng trưởng triển kinh tế nhưng vẫn bảo vệ được các hệ sinh thái cơ bản trên lãnh thổ xác định, tức là bảo vệ được môi trường nền trên một phạm vi rộng của không gian lãnh thổ. Đo lường chỉ tiêu này trên một lãnh thổ cụ thể thường người ta căn cứ vào sự đa dạng sinh học, mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên tái sinh và không có khả năng tái sinh.

3.2. Ch s phát trin con người (HDI).

Từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ XX, các tổ chức quốc tế có khuyến nghị sử dụng chỉ số phát triển con người HDI để làm thước đo phân loại trình độ phát triển kinh tế-xã hội của các nước. Người ta cũng khuyến nghị nên sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá và phân loại các nước giàu nghèo. Vậy nội dung và bản chất của HDI là gì?

Chỉ số HDI là thước đo tổng hợp về sự phát triển của con người trên phương diện sức khỏe, tri thức và thu nhập.

Ký hiệu và cách tính ba chỉ tiêu thành phần như sau: - Trình độ giáo dục : D

- Tuổi thọ : E - Thu nhập đầu người: I

3.2.1. Chỉ số phát triển giáo dục.

Đối với mỗi vùng (Hay mỗi nước) thứ k, trình độ giáo dục D được cấu thành bởi hai thành tố: tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học. Ta có chỉ tiêu tổng hợp:

DIk = a x Tỷ lệ người lớn biết chữ (Dik) + b x tỷ lệ nhập học các cấp (Dik). Trong đó, a và b là hai hệ số dương, người ta đã xác định được a = 2/3 và b = 1/3. Đối với các chỉ tiêu thành phần, chỉ số phát triển giáo dục DIk của vùng (hay nước) thứ k được tính theo công thức:

http://www.ebook.edu.vn Dk - Dmin Dik = Dmax - Dmin 56 Trong đó: Dik là chỉ số thành phần. Dk là giá trị thực.

Dmin và Dmax là giá trị tối thiểu và tối đa.

3.2.2. Chỉ số tuổi thọ bình quân.

Chỉ số tuổi thọ bình quân của một nước hay một vùng thứ k được tính theo công thức sau đây: Ek - Emin EIK = Emax - Emin Trong đó: EIk là chỉ số tuổi thọ trung bình.

EK là tuổi thọ bình quân tính từ khi sinh

Emin và Emax là tuổi thọ tối thiểu và tối đa của dân cư.

3.2.3. Chỉ số thu nhập đầu người.

Chỉ số thu nhập được đo bằng GDP thực tế đầu người theo sức mua tương đương tính bằng đô la Mỹ (PPP USD).

Ik - Imin IIk =

Imax - Imin Trong đó:

IIk là chỉ số thu nhập đầu người ở vùng (hay nước) thứ k. Ik là giá trị thu nhập đầu người tối đa ở vùng (hay nước) thứ k. Imin là giá trị thu nhập đầu người tối thiểu ở vùng (hay nước) thứ k. Chỉ số phát triển con người tổng hợp HDI của vùng (hay nước) thứ k được tính như

http://www.ebook.edu.vn sau:

HDIk = DIk1/3 + EIk1/3 + IIk1/3

Đối với sự phát triển của con người ngoài chỉ số HDI, hiện nay người ta còn dùng các chỉ số khác như HPI-1; HPI-2 là các chỉ số nghèo khổ con người cho các nước đang phát triển; Chỉ số GDI là chỉ số phát triển giới....

Ngoài ra, còn có những chỉ số được các nước trên thế giới sử dụng, đặc biệt là ở các nước phát triển như chỉ sô về sự tự do con người (HFI - Human Free Index): việc làm, tôn trọng quyền con người, an sinh, không có bạo lực, v.v...

Tóm lại, so với phát triển kinh tế đơn thuần, phát triển bền vững là một bài toán hết sức phức tạp, không phải lúc nào cũng có thể giải quyết một cách tối ưu được, bởi vì trong thực tế, người ta thường đứng trước một sự lựa chọn không dễ dàng, hoặc cái này hoặc cái kia. Song xuất phát từ một cách nhìn tổng thể, một chiến lược phát triển có tính toán đầy đủ tất cả các nhân tố, các khía cạnh, từ kinh tế đến phi kinh tế và một khả năng dự báo tương lai có tính hiện thực, thì phát triển bền vững vẫn được đánh giá là một phương pháp phát triển lành mạnh và có giá trị nhất dễ được xã hội thừa nhận.

Một phần của tài liệu Kinh tế và quản lý môi trường ( Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh ) - Chương 1 doc (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)