- Mục tiêu trợ giúp việc làm
4. Những nguyên tắc của một xã hội bền vững
57 Toàn thể các dạng sống trên trái đất tạo thành một hệ thống vĩ đại lệ thuộc nhau, tác
Toàn thể các dạng sống trên trái đất tạo thành một hệ thống vĩ đại lệ thuộc nhau, tác
http://www.ebook.edu.vn
động lên nhau và cùng phụ thuộc vào các yếu tố của sinh quyển. Giữa các xã hội loài người cũng liên quan đến nhau và các thế hệ tương lai chịu ảnh hưởng của những hành động của con người thế hệ hiện tại. Thế giới tự nhiên ngày càng bị tác động mạnh mẽ của con người vì vậy phải làm sao cho những tác động đó không đe doạ sự sống còn của muôn loài khác để chúng ta còn có cơ hội dựa vào đó để sinh tồn và phát triển. Vì vậy nguyên tắc này vừa thể hiện tránh nhiệm vừa thể hiện đạo đức của con người.
Nguyên tắc 2: Cải thiện chất lượng cuộc sống con người
Mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội của con người là không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, đây là đặc thù mà con người từ thế hệ này sang thế hệ khác hướng tới. Phát triển kinh tế là rất quan trọng nhưng nó không mang ý nghĩa tự nhân, các dân tộc có chiến lược, sách lược và mục tiêu cụ thể khác nhau nhưng cái chung nhất có thể thống nhất được là xây dựng một cuộc sống lành mạnh no đủ, có một nền giáo dục tốt, có quyền sống tự do về chính trị được bảo đảm an toàn và không có bạo lực, có đủ tài nguyên cho sự phát triển lâu dài ... Tóm lại là con người ngày một đầy đủ hơn, cuộc sống tốt hơn trong sự phát triển chân chính.
Nguyên tắc 3: Bảo vệ sự sống và tính đa dạng của trái đất
Cuộc sống mà loài người hoàn toàn phụ thuộc vào những hệ thống thiên nhiên trên trái đất. Vì vậy sự phát triển trên cơ sở bảo vệ phải bảo vệ được cấu trúc, chức năng và tính đa dạng của những hệ thống ấy. Vì thế chúng ta phải:
- Bảo vệ hệ thống nuôi dưỡng sự sống, đó là các quá trình sinh thái nuôi dưỡng và bảo tồn sự sống, nó điều chỉnh khí hậu, điều hoá chất lượng không khí, nguồn nước, chu chuyển các yếu tố cơ bản làm các hệ sinh thái luôn được hồi phục.
- Bảo vệ tính đa dạng sinh học không chỉ là tất cả các loài động thực vật cùng các tổ chức sống khác mà còn bảo vệ nguồn gen di truyền có trong mỗi loài và các dạng sinh thái khác nhau.
Nguyên tắc 4: Bảo đảm chắc chắn việc sử dụng các nguồn tài nguyên.
Nguồn tài nguyên tái tạo bao gồm đất, nước, không khí, thế giới động thực vật… phải được sử dụng sao cho chúng có thể phục hồi được. Nguồn tài nguyên không tái tạo phải được kéo dài quá trình sử dụng bằng cách tái sinh tài nguyên, dùng tài nguyên có thể tái tạo để thay thế hoặc sử dụng tiết kiệm. Chỉ có như vậy mới có nguồn tài nguyên cung cấp cho hàng trăm triệu người tăng lên hàng năm và cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp.
Nguyên tắc 5: Giữ vững trong khả năng chịu đựng của Trái đất
Khả năng chiu đựng của Trái đất thực chất là tổng hợp khả năng chịu đựng của tất cả các hệ sinh thái có trên Trái đất. Các tác động lên các hệ sinh thái do đó tác động tới sinh quyển sao cho chúng không bị biến đổi theo hướng xấu đi nguy hiểm,
http://www.ebook.edu.vn
chúng có thể tự phục hồi, chúng "chịu đựng" được. Khả năng chịu đựng này thay đổi theo từng vùng và rõ ràng rất phụ thuộc vào mật độ tác động tức là phụ thuộc vào số lượng con người và hành vi sử dụng của con người. Chính sách kinh tế, chính sách dân số và cách sống của con người trên một địa bàn và khả năng chịu đựng của thiên nhiên ràng buộc chặt chẽ với nhau và cần quản lý chặt chẽ.
Nguyên tắc 6: Thay đổi thái độ và thói quen sống của mọi người
Cuộc sống bền vững được xây dựng trên những cơ sở đạo đức mới do đó con người phải xem xét lại các giá trị và thay đổi cách ứng xử. Cuộc sống xã hội phải xây dựng, đề ra các tiêu chuẩn đạo đức và phê phán lối sống không dựa trên nguyên tắc bền vững. Dùng mọi hình thức giáo dục chính thức và không chính thức để mọi người có cách ứng xử có các hành vi cần thiết trong việc tác động lên thiên nhiên hướng tới thiên nhiên vững bền.
Nguyên tắc 7: Cho phép các cộng đồng tự quản lý lây môi trường của mình.
Phần lớn các hoạt động sáng tạo và có hiệu quả của cá nhân và các nhóm đều xảy ra trong cộng đồng, các cộng đồng thường tạo ra những điều kiện thuận lợi và sẵn sàng thực hiện các hành động có ích cho xã hội vì các cộng đồng hơn ai hết biết quan tâm đến đời sống của chính mình. Nhờ nắm vững tình hình môi trường xung quanh nên khi họ có quyền lực họ có thể tự quản lý môi trường họ sống một cách thích hợp nhất, tiết kiệm và hiệu quả nhờ đó mà chất lượng môi trường được nâng cao.
Nguyên tắc 8: Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất cho việc phát triển và bảo vệ.
Mỗi xã hội tiến bộ phải dựa trên cơ sở nguồn thông tin phong phú, kiến thức dồi dào, cơ cấu luật pháp vững chắc, giáo dục toàn diện, một nền kinh tế ổn định và chính sách xã hội phù hợp. Tuy vậy, để cho xã hội phát triển bền vững các quốc gia phải xây dựng chất lượng phát triển tính đến tất cả các quyền lợi dự kiến cũng như ngăn chặn các trở lực có thể xảy ra do sự suy thoái điều kiện phát triển là chất lượng môi trường, các chính sách điều chỉnh liên tục hoạt động phát triển để phù hợp các nhu cầu mới của xã hội cũng như bảo vệ được điều kiện môi trường. Vì vậy, chính sách quốc gia phải gắn liền chính sách kinh tế với khả năng chịu đựng của môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo đảm sao cho nguyên tắc người sử dụng tài nguyên phải trả giá cho việc sử dụng đó.
Nguyên tắc 9: Kiến tạo một cơ cấu liên minh toàn cầu