CHÍNH SÁCH VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu bài giảng quản trị kỹ thuật (Trang 37 - 40)

A Năng lực quản lý là một tiêu chí đề cử

B Hệ thống giám sát 2 chiều C Bản chất công tác quản lý

III Bản chất của nhà khoa học và kỹ sư dưới góc độ ngành nghề A Khuynh hướng chủ động

B Phân tích thất bại

C Nỗi sợ mất liên hệ với chuyên môn D Chuyên gia kỹ thuật thuần túy E Người ủy thác tồi

F Không đủ kỹ năng giao tiếp

Hơn nữa những tiêu chí để thành công đối với kỹ sư, nhà khoa học và đối với quản lý là không giống nhau. Việc đào tạo kỹ sư và nhà khoa học nhằm hướng tới giải quyết các vấn đề trên cơ sở đo đạc hoặc thiết lập công thức dựa trên các quy tắc chung có thể dự đoán được; thế giới quản lý không có sự chính xác và dự đoán được như thế này. Nếu dựa trên việc nhà khoa học và kỹ sư có thể sử dụng thành thạo các phương pháp khoa học, đọc các thông số và xây dựng các mô hình toán phức tạp thì không có gì đảm bảo họ có thể trở thành một giám đốc giỏi. Điểm cần lưu ý ở đây là giải pháp cho các vấn đề kỹ thuật khác xa các giải pháp cho kinh doanh và quản lý.

Việc này khẳng định một kết luận thực tế: do không được chuẩn bị đầy đủ về nghiệp vụ quản lý nên nhiều chuyên gia kỹ thuật có năng lực không dễ trở thành nhà quản lý giỏi.

CHÍNH SÁCH VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY

Một số vấn đề mà các chuyên gia kỹ thuật phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp có liên quan đến hệ thống quản lý và chính sách của công ty chủ quản. có 3 nội dung chính đáng được quan tâm:

1. Việc sử dụng năng lực kỹ thuật như một điều kiện tiến cử vị trí quản lý. 2. Hệ thống kiểm tra 2 chiều

3. Bản chất tự nhiên của nghiệp vụ quản lý.

Năng lực kỹ thuật

Trong rất nhiều công ty, những chuyên gia giỏi nhất thường là các ứng cử viên sáng giá cho chức vụ giám quản lý. Tuy nhiên các nghiên cứu lại chỉ ra rằng thông thường họ là những giám đốc tệ nhất. Các nghiên cứu cũng chỉ ra có nhiều điều không vừa ý giữa các kỹ sư và nhà khoa học với người quản lý mà họ nghĩ anh ta không đủ năng lực. Họ trông chờ người quản lý phải giỏi như các chuyên gia trong lĩnh vực nghề của họ vậy.

Tuy nhiên có nhiều giám đốc kỹ thuật là các chuyên gia thuần túy được đề bạt mà không qua bất kỳ khóa huấn luyện nào rất thiếu năng lực làm việc nếu so với chuyên môn kỹ thuật của họ. Bị hấp dẫn bởi những thứ mà vị trí quản lý có thể đem lại nhưng thiếu động lực và kỹ năng thì họ chính là các ứng cử viên cho thất bại trong quản lý. Việc này thực tế diễn ra ở tất cả các lĩnh vực ngành nghề trong đời sống xã hội và có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của đất nước, chúng ta phải cảnh giác không để hiện tượng này trở nên phổ biến vì điều đó thật sự là thảm họa.

Vậy có nên chăng trong công ty chúng ta hãy tìm hiểu những người ít có năng lực kỹ thuật hơn? Điều này dĩ nhiên là không dễ trả lời một chút nào! Là một quản đốc chỉ đạo kỹ thuật tất nhiên là người này phải giỏi chuyên môn nếu không cấp dưới chẳng có ai nghe anh ta cả. Tuy nhiên cá nhân này không nhất thiết phải là chuyên gia hàng đầu trong nhóm. Thật vậy, các chuyên gia có thể đứng ở vị trí cố vấn còn chức vụ quản lý nên dành cho người có kiến thức chuyên môn cơ bản, có kỹ năng quản trị, năng lực ra quyết định, năng lực chỉ đạo con người, phong cách lãnh đạo, và có khả năng làm việc trong hệ thống quản lý của công ty. Tất cả các yếu tố trên đều là nhân tố quan trọng trong xác định một người quản lý kỹ thuật tiềm năng.

Sự cân bằng giữa kỹ thuật và năng lực quản lý là rất tinh tế và thực tế không có nhiều những người có thể đảm nhiệm tốt cả hai vai trò. Năng lực kỹ thuật bản thân nó không phải là tiền đề quan trọng cho thành công trong quản lý. Việc thực hành tiến cử người có năng lực kỹ thuật vào vị trí quản trị có thể gây rối loạn chức năng nên thông thường bị lãng quên. Điều kiện chủ yếu trong việc xác định ứng cử viên tiềm năng nên là năng lực thể hiện của họ trong việc thu hẹp khoảng cách giữa kỹ thuật với định hướng quản lý. Cho tới khi điều kiện

này được nhận biết và áp dụng đầy đủ thì rất nhiều giám đốc kỹ thuật vẫn còn nhiều điều cần phải làm với công tác quản lý của họ.

Hệ thống kiểm soát 2 chiều

Khái niệm kiểm soát 2 chiều rất gần gũi với các kỹ sư và nhà khoa học. Trong 3 thập kỷ vừa qua, hệ thống này được phát triển và ứng dụng trong nhiêu công ty như Bell, Mill, Westinghouse, IBM, .. Hệ thống kiểm soát 2 chiều là hệ thống bao gồm cả 2 bộ phận quản trị và kỹ thuật trong công ty cùng tham gia việc giám sát đề cử và thăng tiến của các cá nhân trong tổ chức. Mỗi người có quyền lựa chọn đi theo con đường quản lý hoặc chuyên môn tùy thuộc năng lực của bản thân và lựa chọn nghề nghiệp. Hệ thống này được thiết lập nhằm tạo ra sự mềm dẻo và linh hoạt cho các chuyên gia kỹ thuật trong việc lựa chọn hướng phát triển và điều quan trọng là nó tạo ra sự hấp dẫn như nhau từ cả hai công việc do đề xuất phân phối lợi ích bình đẳng ở cả hai nhóm.

Để hệ thống này làm việc có hiệu quả thì nó cần thỏa mãn một số điều kiện cơ bản sau:

1. Phải công bằng trong hệ thống phân phối lợi ích trên cơ sở các mức lương hợp lý cho cả 2 lĩnh vực, hình tượng biểu tượng và các phần thưởng khác. 2. Không một lĩnh vực nào có thể chấp nhận là sự lựa chọn thay thế cho lĩnh

vực kia trong trường hợp cá nhân không thể đảm đương được công việc chuyên môn của mình.

3. Điều kiện để tiến cử chuyên gia kỹ thuật phải dựa trên năng lực và thành tích cá nhân.

4. Cả hai lĩnh vực phải được hỗ trợ đầy đủ dưới góc độ quản lý.

5. Hệ thống này phải được mọi kỹ thuật viên trong công ty chấp nhận.

Như mục đích ban đầu của việc xây dựng hệ thống đánh giá 2 chiều thì đây quả thực là một lý thuyết đúng đắn. Để thảo luận chi tiết thì chương này không tương xứng với phạm vi của vấn đề, tác giả không muốn đi quá sâu vào điều đó. Tuy nhiên bản thân cơ chế này cũng có vấn đề của nó. Lý đo đầu tiên cần phải được xem xét là trên thực tế khi ứng dụng vào vận hành rất nhiều công ty đã vi phạm vào nguyên tắc bình đẳng của cơ chế và tạo ra sự khác biệt về “văn hóa” giữa 2 lĩnh vực: hình ảnh, vai trò, trách nhiệm và các công việc liên quan được xây dựng cụ thể và rõ ràng cho lĩnh vực quản lý hơn là cho lĩnh vực kỹ thuật. Điều đó tạo ra sự bất công, bức xúc cho các chuyên gia kỹ thuật nói chung.

Vấn đề thứ 2 liên quan đến lĩnh vực quản lý bởi sự khác biệt trong văn hóa đã tạo ra cái nhìn thiên lệch rằng quản lý là chìa khóa của thành công và được xã hội công nhận trong khi chuyên gia kỹ thuật rất vất vả mới khiến mọi người công nhận công lao và vai trò của mình.

Vấn đề thứ 3 có liên quan đến điều kiện để thành công đối với chuyên gia kỹ thuật và lĩnh vực này chịu nhiều áp lực hơn: các chuyên gia chỉ có thể tiến hành nghiên cứu sâu rộng hơn nếu họ nằm trong danh sách tiến cử làm quản lý. Điều này ngăn cản việc phát triển chuyên môn của mỗi cá nhân và là một thực tế thường thấy ở nhiều nơi.

Một phần của tài liệu bài giảng quản trị kỹ thuật (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)