thông thường đi liền với giá trị kỹ thuật hơn là với lĩnh vực khoa học (phương pháp khoa học, tìm ra chân lý, nghiên cứu cơ bản cho chính các môn khoa học). Triết lý ngành nghề là khác nhau, đối với khoa học thì “tri thức vị tri thức” nhưng đối với kinh tế thì “tri thức vị kinh doanh”.
Bạn có là kỹ sư hay nhà khoa học thì trách nhiệm hành chính của bạn đều tăng lên khi bạn thăng tiến. Bạn phải nhớ một điều rằng do bản chất tự nhiên của tổ chức dự án kỹ thuật, kỷ luật nhóm và chuyên môn nên sớm hay muộn thì bạn sẽ đều phải đóng vai trò chủ nhiệm dự án, quản đốc hay trưởng bộ phận mà không phải do động lực nghề nghiệp thúc đẩy.
LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP VÀ CHUYỂN ĐỔI QUA CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUẢN LÝ
Bạ đã từng lựa chọn những ngành nghề nào? Dĩ nhiên quản lý chẳng phải là nghề tốt nhất cho mọi người. Trong quá trình chuyển đổi qua công tác quản lý thì bạn có 3 lựa chọn. Những nhân tố quyết định cho các lựa chọn bao gồm có mục tiêu nghề nghiệp và cách nhìn nhận của bạn về hệ thống phân phối lợi ích trong công ty. Như được trình bày trong bảng 3.1 những lựa chọn được xem xét gồm có:
1. Bạn muốn chuyển qua quản lý bởi bạn có mục đích to lớn và có khả năng để làm quản lý. Động lực thúc đẩy bạn ở đây chính là với việc trở thành giám đốc bạn có thể thõa mãn với công việc của mình. Như trong bảng 3.1 thì bạn là chuyên gia kỹ thuật chuyển qua làm quản lý và bạn cũng chính là đối tượng nghiên cứu chính của cuốn sách này. Trên thực tế hơn một nữa số kỹ sư chuyển đổi đều ở trong nhóm này.
2. Mặc dù bạn rất hài lòng với công việc của mình trong lĩnh vực kỹ thuật thì công tác quản lý vẫn rất hấp dẫn đối với bạn. Tuy nhiên bạn hơi miễn cưỡng trong việc quyết định do bạn không biết chắc mình có “bơi” được trong biển nước quản lý hay không. Đây là tình trạng chưa chắc chắn thường thấy ở các chuyên gia kỹ thuật. Quyết định cuối cùng phải dựa vào chính bản thân bạn trên cơ sở năng lực bản thân và tất nhiên phải kể đến mức độ hấp dẫn của việc chuyển đổi này. Mục tiêu trước mắt và lâu dài, tình hình hiện tại của bạn trong công ty, đánh giá chung của bạn về năng lực bản thân đều có vai trò trong việc đưa ra quyết định. Trong khi động lực của bạn để chuyển nghề không mạnh mẽ như ở nhóm đầu tiên nhưng điều đó chẳng hề ảnh hưởng gì đến hiệu quả của việc thay đổi mình cho phù hợp với công tác quản lý. Ngay cả trong trường hợp bạn
không chắc chắn về việc chuyển đổi thì kết quả vẫn có thể làm bạn thỏa mãn và thậm chí là bất ngờ vì nó còn lớn hơn mong đợi. khoảng 25%- 35% các kỹ sư rơi vào trường hợp thứ 2. Cuốn sách này cũng quan trọng đối với nhóm 2 như nhóm 1.
3. Công việc quản lý chẳng có gì thú vị với bạn cả và bạn chỉ muốn ở lại với lĩnh vực chuyên gia của mình. Bạn là chuyên gia kỹ thuật trung thành, tập trung vào chuyên môn và do đó công tác quản lý chẳng hấp dẫn một tý tẹo nào. Nếu có lúc nào bạn từng muốn chuyển qua công tác quản lý – chẳng hạn như để tăng lương – thì kinh nghiệm đã cho thấy việc này chẳng thoải mái tý nào mà chỉ toàn chuyện bực mình.
Các phép đo chỉ ra rằng có khoảng 10%-20% kỹ sư rơi vào nhóm này nhưng kinh nghiệm bản thân của tác giả lại cho thấy một điều khác. Là một nhà tư vấn tiến hành các cuộc phỏng vấn mục tiêu nghề nghiệp và tư vấn kỹ thuật viên trong một số tổ chức công nghệ cao tác giả đã thấy quá nhiều giám đốc và quản đốc thiếu năng lực. Hiệu quả công việc của họ không đáng kể, họ cũng chẳng có cái nhìn rõ ràng về định hướng nghề nghiệp và thậm chí bản thân họ còn không biết rõ tại sao hay làm sao mà mình lại là quản lý. Những kỹ thuật viên trong số này thì chỉ nên đứng máy mà thôi! và đây mới đúng là vị trí tốt cho họ để họ có thể cống hiến cho công ty. Nếu có thể, trên khía cạnh tuyển dụng nhân sự, thì những cá nhân này phải được xếp vào nhóm ít tiềm năng cho công tác quản lý. Đối với nhóm trung thành với kỹ thuật thì cuốn sách này chỉ cho họ thấy cần phải có những gì để có thể thành công trong công tác quản lý, chỉ cho họ thấy rõ sự khác biệt giữa kỹ thuật và quản lý đồng thời đưa ra một số cách an toàn để họ không vô tình rơi vào cái bẫy quản lý mà họ không mong muốn.
Mặc dù cả 3 lựa chọn đều đã được giới thiệu trong bảng 3.1 tuy nhiên trên thực tế không hẳn là như vậy và đây chỉ là một cách nhìn nhận của tác giả. Chẳng khó khăn gì để tìm được một người vừa trung thành với công việc chuyên môn kỹ thuật (nhóm 3) nhưng đồng thời không thể tách rời quản lý (nhóm 1), vì vậy ở đây 3 nhóm này không thực sự là lựa chọn hoặc chỉ cái này hoặc chỉ cái kia mà có thể kết hợp với nhau. Khả năng là cao hơn cho mỗi cá nhân có thể thay đổi giữa các nhóm này tùy thuộc vào kỹ năng và năng lực quản lý do năng lực mỗi cá nhân không giống nhau tùy thuộc vào kỹ thuật, vai trò và kỹ năng của họ. Nói tóm lại thì lựa chọn nghề nghiệp và năng lực quản lý trong bảng 3.1 chỉ mang tính cơ sở để phân tích và thảo luận. Tuy nhiên bạn nên xem xét các khía cạnh này cùng với nhau để có cái nhìn toàn diện về vấn đề.
Năng lực quản lý (hoặc tiềm năng) Phân loại Kiến thức về quản
lý Kỹ năng quản lý và năng lực thực tế Động lực quản lý Chuyên gia kỹ thuật chuyển thành quản lý
Cao Cao Cao Người chưa chắc
chắn Trung bình Trung bình Trung bình Chuyên gia kỹ
thuật trung thành Thấp Thấp Thấp
Quản lý thông thường được xem là con đường thăng tiến trong mỗi công ty, nhưng đối với nhiều chuyên gia kỹ thuật và nhà khoa học thì quá trình chuyển đổi nghề nghiệp thực sự là khó khăn và thậm chí là không mong muốn. Kinh nghiệm của tác giả cho thấy các chuyên viên kỹ thuật và người quản lý cấp trên không hoàn toàn hiểu được bản chất tự nhiên của vấn đề hay những khó khăn vất vả trong quá trình chuyển đổi. Có rất nhiều kỹ sư và nhà khoa học chuyển qua quản lý với động lực sai lầm và do đó một số cá nhân được tiến cử không phù hợp khiến công việc quản lý của họ thất bại. Trước khi chúng ta thảo luận về các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp chúng ta hãy tìm hiểu tại sao các chuyên gia kỹ thuật lại chuyển thành quản lý trước đã.