Tổ chức hệ thống sổ kế toán (Bảng tính giá) để tính giáthành sản

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty đtpt nhà và đô thị-bqp (Trang 31 - 122)

phẩm xây lắp.

Để phục vụ cho kế toán quản trị của doanh nghiệp, thì phải tính giá thành cụ thể cho từng đối tượng cụ thể (từng công trình). Kế toán mở sổ (bảng) tính giá thành tuỳ thuộc vào phương pháp tính giá thành mà kế toán trưởng thiết kế mẫu sổ (bảng tính giá thành) thích hợp.

1.6. Kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành trong điều kiện sử dụng kế toán máy.

1.6.1. Chức năng, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành trong điều kiện sử dụng kế toán máy.

Để tổ chức tốt kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu quản lý CPSX và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, từ đó tổ chức mã hoá, phân loại các đối tượng cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động.

- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. Tuỳ theo yêu cầu quản lý để

xây dựng hệ thống danh mục tài khoản, kế toán chi tiết cho từng đối tượng để kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm.

- Tổ chức tập hợp, kết chuyển, hoặc phân bổ CPSX theo đúng từng trình tự đã xác định.

- Tổ chức xác định các báo cáo cần thiết về CPSX và giá thành sản phẩm để chương trình tự động xử lý, kế toán chỉ việc xem, in và phân tích CPSX và giá thành sản phẩm. Ngoài ra, có thể xây dựng hệ thống sổ báo cáo có tính tự động và xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản để thuận tiện cho việc bổ sung và phân tích.

- Tổ chức kiểm kê, xử lý, cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng, số lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang đầu tháng,... Xây dựng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý để xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác.

1.6.2. Nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán

- Việc tập hợp các CPSX hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ CPSX trong kỳ. Do đó, từng khoản mục chi phí phải được mã hoá ngay từ đầu tương ứng với các đối tượng chịu chi phí.

- Căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang cuối kỳ vào máy.

- Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kỳ trên cơ sở hướng dẫn có sẵn.

- Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra các báo cáo cần thiết.

1.6.3. Kế toán chi phí giá thành trong điều kiện áp dụng kế toán máy.

Sau khi cài đặt và khởi động chương trình, những công việc tiếp theo mà người làm kế toán máy phải thực hiện là:

- Xử lý nghiệp vụ (phân loại chứng từ, định khoản, xử lý trùng lặp, mã hoá) - Nhập dữ liệu:

+ Nhập các dữ liệu cố định (nhập 1 lần): Lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho (khai báo các thông số, nhập các dữ liệu vào các danh mục) + Nhập dữ liệu phát sinh của kỳ báo cáo: Vào màn hình nhập dữ liệu, các thông báo và chỉ dẫn khi nhập, quy trình nhập dữ liệu mới, quá trình sửa/xoá dòng dữ liệu, quá trình phục hồi dòng dữ liệu đã xoá,...

- Xử lý dữ liệu: Công việc này phải làm mỗi khi ta nhập thêm dữ liệu mới, sửa hay xoá dữ liệu đã nhập.

- Phân bổ, kết chuyển cuối kỳ - Xem và in sổ sách báo cáo

Chương 2

Thực trạng kế toán chí phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm xây lắp tại Công ty ĐTPT nhà và đô thị-BQP.

2.1. Đặc điểm chung của Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị-BQP.

2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty.

Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị-BQP là một doanh nghiệp nhà nước ra đời ngay trong những năm Đảng và Nhà nước ta có sự chuyển biến từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Đến nay, Công ty đã nhanh chóng nắm bắt kịp thời đường lối của Đảng và Nhà nước, đổi mới tư duy, chuyển hướng trong sản xuất kinh doanh, vượt qua mọi khó khăn thử thách vươn lên trong cơ chế thị trường, tạo sức mạnh cả về thế và lực, được nhiều người biết đến.

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị-BQP được đánh dấu qua các mốc lịch sử như :

- Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị-BQP (Tên quân sự: Ban xây dựng và quản lý nhà ở-BQP) được thành lập theo Quyết định số 970/QĐ- QP ngày 14/10/1995 của Bộ trưởng BQP về việc đổi tên Công ty xây lắp 234 thành Công ty kinh doanh nhà Hà Nội-BQP; Quyết định số 191/2003/QĐ-QP ngày 15/9/2003 của Bộ trưởng BQP về việc đổi tên Công ty kinh doanh nhà Hà Nội-BQP thành Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị-BQP trực thuộc Tổng công ty Thành An-Tổng cục Hậu cần; Quyết định số 36/2005/QĐ-BQP ngày 31/03/2005 của Bộ trưởng BQP về việc điều

chuyển nguyên trạng Công ty ĐTPT nhà và đô thị-BQP thuộc Tổng công ty Thành An-Tổng cục Hậu cần về trực thuộc Bộ Quốc phòng.

- Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị- BQP được công nhận là Doanh nghiệp Quốc phòng an ninh theo Quyết định số 187/2005/QĐ-QP ngày 02/12/2005 của Bộ trưởng BQP. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công ty có trụ sở chính đặt tại số 86 Lê Trọng Tấn-Phường Khương Mai-Quận Thanh Xuân-Hà Nội.

Trong suốt quá trình hình thành phát triển Công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị-BQP đã tham gia xây dựng nhiều công trình kiến trúc vừa và lớn (chủ yếu là khối trường học, nhà ở, văn phòng…) và các công trình chuyên dụng của hạ tầng kỹ thuật tại các địa bàn được phép hoạt động như:

- Học viện kỹ thuật quân sự (Tam Đảo Vĩnh Phúc) - Viện mỏ địa chất (Gia Lâm - Hà Nội)

- Hội trường + Giảng đường N28 (Học viện kỹ thuật quân sự Hà Đông) - Trường trung học Mỏ - Địa chất (Mê Linh - Vĩnh Phúc)

- Trường PTTH Bình Mỹ - Hà Nam Ninh

- Khu nhà ở cao tầng: Nghĩa Tân, Nam Đồng, Chương Dương Hà Nội - Hệ thống xử lý nước thải Viện 103 Hà Đông

……….

Với phương châm lấy chất lượng sản phẩm, uy tín với khách hàng làm ưu tiên hàng đầu, các công trình do Công ty xây dựng đã được các chủ đầu tư đánh giá tốt cả về chất lượng, mỹ thuật. Các sản phẩm của đơn vị đã và đang khẳng định sự vững chắc và phát triển của mình trên thị trường.

Tại thời điểm cuối năm 2007 Công ty có tổng vốn kinh doanh là: 115.493.647.430đ.

Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của Công ty trong những năm gần đây:

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng doanh thu 46.320.328.964 371.916.564.769 398.898.093.637 Lợi nhuận trước thuế 10.137.747.329 64.063.745.950 145.113.836.583 Lợi nhuận sau thuế 7.299.178.077 46.118.697.083 104.481.926.234 Thu nhập bình quân

đầu người (đ/người/tháng)

2.258.089 2.996.035 3.996.993

2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.

Công ty vừa thực hiện nhiệm vụ công ích do BQP giao vừa tiến hành kinh doanh.

Nhiệm vụ công ích BQP giao cho Công ty:

- Tiếp nhận và quản lý thống nhất quỹ nhà ở tại Hà Nội của các cơ quan, đơn vị Quân đội theo Quyết định số 33/TTg ngày 05/02/1993 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 786/CT-QP ngày 24/12/1993 của Bộ trưởng BQP.

- Bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước do Công ty quản lý cho người đang thuê theo NĐ61/CP, xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo NĐ60/CP, ngày 05/7/1994 của Chính phủ và triển khai thực hiện quyết định số 20/2000/TTg cho cán bộ lão thành cách mạng.

- Thực hiện việc cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật của các khu nhà ở do Công ty quản lý bằng nguồn tiền bán nhà theo NĐ61/CP. Bàn giao các khu nhà ở Quân đội do Công ty quản lý ra Thành phố Hà Nội theo quy định của Chính phủ, chỉ đạo chung của UBND Thành phố Hà Nội và Bộ Quốc phòng.

- Cải tạo nhà ở, thực hiện các dự án tái định cư nhà ở, các dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở mới, khu đô thị mới bảo đảm phục vụ chính sách nhà ở,

đất ở cho cán bộ Quân đội được mua hoặc thuê để ở theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng. Quản lý, khai thác dịch vụ khu nhà ở, khu đô thị mới sau đầu tư.

Ngành nghề kinh doanh:

Ngoài nhiệm vụ công ích được Bộ Quốc phòng giao, Công ty được hoạt động sản xuất, kinh doanh các ngành nghề quy định trong Quyết định 191/2003/QĐ-BQP ngày 15/09/2003 và Quyết định 1421/QĐ-BQP ngày 15/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0106000136 ngày 13/04/2007 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp cho Công ty gồm các ngành nghề chính:

- Đầu tư phát triển quỹ nhà, kinh doanh nhà, dịch vụ tư vấn về mua, bán, chuyển nhượng nhà.

- Lập dự án đầu tư xây dựng.

- Tư vấn và quản lý dự án các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và kỹ thuật hạ tầng đô thị.

- Khảo sát thiết kế và lập tổng dự toán các công trình dân dụng, công nghiệp và kỹ thuật hạ tầng đô thị, thẩm tra thiết kế và tổng dự toán.

- Lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây lắp công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, trang trí nội, ngoại thất. - Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.

- Khảo sát đo đạc, đo vẽ bản đồ địa hình.

- Quản lý kinh doanh dịch vụ tại các khu chung cư, khu đô thị mới. - Quản lý, thực hiện các dự án di dời, tái định cư.

Căn cứ đặc điểm sản xuất kinh doanh và đặc trưng của Công ty, Công ty đã chọ mô hình tổ chức quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng với bộ máy quản lý hoàn chỉnh, bao gồm: Ban Giám đốc, các Phòng ban chức năng và các đơn vị trực thuộc được thể hiện qua Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị-BQP.

* Giám đốc: Là người có thẩm quyền cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người điều hành mọi hoạt động và phân công công việc trong công ty.

* Các phó giám đốc: Là người giúp giám đốc điều hành các lĩnh vực chuyên môn. Giám đốc Phó giám đốc Bí th ư đảng u -ỷ QMR) Phòng Kinh doanh Phòng Chính trị P.T i à chính P.D ự án u t đầ ư Phó giám đốc (Kinh doanh) Phó giám đốc (K ho ch-K thu t)ế ạ ỹ ậ P.KH t ngổ h pợ V nă phòng Ban qu n lý dả ự

án Khu TM MĐ Đ XN t v n kh osát thi t kư ấế ếả Các đội xây l pắ

XN qu n lý nhả à v K T s 1à Đ ố Phòng QLNĐ S 2ố Phòng QLN Đ S 1ố Ban qu n lý dả ự án s IIố

* Giúp việc cho các phó giám đốc có các phòng ban chức năng. Mỗi phòng ban chức năng, nhiệm vụ quyền hạn riêng nhất định, cùng chịu sự giám sát điều hành trực tiếp của ban giám đốc và giám đốc. Đồng thời giúp ban giám đốc có được những quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh.

Cơ cấu tổ chức của công ty tương đối chặt chẽ, thống nhất. Một mặt tập trung được công việc, mặt khác tạo được mối quan chặt chẽ giữa các bộ phận trong Công ty, góp phần xây dựng đi sâu chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh. Đây là thế mạnh và cũng là yếu tố quan trọng giúp Công ty hoàn thành công việc có hiệu quả.

2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty.

* Cơ cấu bộ máy kế toán.

Việc tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin đầy đủ chính xác kịp thời, thường xuyên và hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin, đồng thời còn giúp cho các cán bộ kế toán nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Nhận thức được điều đó, Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - BQP căn cứ vào tình hình cụ thể, bộ máy kế toán được tổ chức theo hệ hình thức kế toán tập trung.

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị-BQP

K toán trế ưởng K toán ế t ng h pổ ợ K toán ế doanh thu, TSC ,Đ Thuế K toán ế ti n lề ương v cácà kho nả trích theo lương K toán ế NVL, t pậ h p chi phíợ v tính giáà th nhà K toán ế ti n m tề ặ v cácà TGNH, thanh toán Th quủ ỹ

- Kế toán trưởng: Giúp Ban giám đốc tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán, thống kê các thông tin trong toàn công ty. Đồng thời tổng hợp số liệu, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các phần hành chuyển đến, lập báo cáo quyết toán nộp cho lãnh đạo, thực hiện quản lý sổ sách, cuối mỗi tháng đối chiếu số liệu với kế toán phần hành.

- Kế toán doanh thu, TSCĐ, thuế: Có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh chính xác kịp thời, thường xuyên đầy đủ về tình hình biến động của TSCĐ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về các loại thuế.

- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Có nhiệm vụ theo dõi tiền lương và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ.

- Kế toán NVL, tập hợp chi phí và tính giá thành: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh thường xuyên đầy đủ tình hình biến động giá thành nhập, xuất, tồn của NVL, theo dõi các khoản chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng cơ bản, lắp đặt thiết bị thực hiện tính giá thành công trình.

- Kế toán tiền mặt, TGNH, thanh toán: Có nhiệm vụ ghi chép phản ánh các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, TGNH, và theo dõi các khoản thanh toán với khách hàng.

- Thủ quỹ: quản lý tiền mặt căn cứ vào các chứng từ hợp lý hợp lệ để nhập, xuất tiền mặt.

Tại các đội xây dựng, Công ty không tiến hành tổ chức bộ máy kế toán riêng, mà chỉ sắp xếp các nhân viên kinh tế thực hiện phân loại tổng hợp các chứng cứ ban đầu và định kỳ chuyển về phòng kế toán - tài chính theo quy định chung để kế toán ghi sổ kịp thời.

* Hệ thống chứng từ kế toán công ty sử dụng:

Để theo dõi các hoạt động tài chính diễn ra hàng ngày công ty sử dụng hệ thống chứng từ do BTC ban hành thống nhất: Phiếu thu (01-TT), phiếu chi (02-TT) giấy đề nghị tạm ứng (03-TT), bảng thanh toán tiền lương (02- LĐTL), phiếu nhập kho (01-VT), phiếu xuất kho (02-VT)…Bên cạnh đó công

ty còn sử dụng hệ thống tài khoản kế toán do BTC ban hành theo quy định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính, sau đó có sự thay đổi

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty đtpt nhà và đô thị-bqp (Trang 31 - 122)