Đối tượng tính giáthành sản phẩm trong các DNXL

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty đtpt nhà và đô thị-bqp (Trang 27 - 122)

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, lao vụ … do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải được tính giá thành và giá thành đơn vị, công việc tính giá thành là nhằm xác định được giá thành thực tế của từng loại sản phẩm và toàn bộ sản phẩm đã hoàn thành.

Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm, lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất cung cấp sử dụng của chúng để xác định đối tượng tính giá thành thích hợp.

Với đặc điểm riêng của ngành, các doanh nghiệp xây lắp xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí trùng với đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình, khối lượng công tác xây lắp hoàn thành.

Kỳ tính giá thành:

- Đối với sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành là hàng tháng.

- Đối với những loại sản phẩm được tổ chức sản xuất đơn chiếc, hoặc chu kỳ sản xuất dài chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành là thời điểm kết thúc sản phẩm.

1.4.4. Phân biệt đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căc cứ các TK, các sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu chi phí sản xuất chi tiết từng đối tượng chịu chi phí, từng địa điểm phát sinh giúp cho công tác quản lý chi phí sản xuất có hiệu quả.

Còn đối tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán lập các biểu chi tiết giá thành theo từng đối tượng phục vụ cho việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch tính giá thành sản xuất, tính toán hiệu quả, xác định chính xác thu nhập phát hiện khả năng tiềm tàng để không ngừng hạ giá thành sản xuất.

Tuy nhiên giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Về bản chất chúng đều là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí. Số liệu về chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ là cơ sở, căn cứ để tính giá thành.

1.4.5. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong DNXL.

- Phương pháp tính giá thành giản đơn.

Theo phương pháp này tập hợp tất cả các chi phí phát sinh trực tiếp cho một công trình,hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình.

Trong trường hợp công trình đó chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì:

Giá thành thực tế của KLXL hoàn thành, bàn giao = CP thực tế DD đầu kỳ + CP thực tế phát sinh trong kỳ - CP thực tế DD cuối kỳ Nếu các công trình có thiết kế khác nhau, dự toán khác nhau nhưng thi công trên một địa điểm do một đội đảm nhận mà không có điều kiện quản lý theo dõi việc sử dụng các loại chi phí khác nhau cho từng hạng công trình thì từng loại chi phí đã tập hợp được trên toàn bộ công trình đều phải phân bổ cho từng hạng mục công trình.

Khi đó giá thành thực tế của công trình Gdt x TT

% 100 1 x Gdt C H n l i ∑ = ∑ = Trong đó:

∑C: Tổng chi phí thực tế của cả công trình, hạng mục công trình. ∑Gdt1: Tổng dự toán của tất cả công trình.

TT: Hệ số phân bổ giá thành thực tế.

Theo phương pháp này, hàng tháng chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng. Khi nào hoàn thành công trình thì toàn bộ chi phí tập hợp đượccũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng.

- Phương pháp tính giá thành theo định mức. Chênh lệch do thoát ly định mức = CPTT theo từng khoản mục - CPĐM theo từng khoản mục Giá thành thực tế của SPXL = Giá thành DM của SPXL ± Chênh lệch do

thay đổi ĐM ± Chênh lệch do thoát ly ĐM

1.5. Tổ chức hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán.

1.5.1. Tổ chức hệ thống chứng từ và hạch toán ban đầu với chi phí sản xuất.

Chứng từ gốc liên quan đến các chi phí phát sinh là các chứng từ thuộc về các yếu tố như: vật tư (phiếu nhập kho, xuất kho), tiền lương (Bảng tính tiền lương phải trả), khấu hao tài sản cố định (bảng tính hao mòn tài sản cố định), tiền mặt.

Trong doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công trình, hạng mục công trình. Kế toán trưởng tổ chức lập chứng từ kế toán cho từng đối tượng tập hợp chi phí chung thì lập chứng từ kế toán theo khoản mục chi phí chung.

1.5.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán để ghi chép, tập hợp chi phí sản xuất.

Sổ kế toán để ghi chép, tập hợp chi phí sản xuất có hai hệ thống sổ - Sổ kế toán tổng hợp: Tuỳ theo hình thức kế toán mà doanh nghiệp xây lắp áp dụng mà kế toán sẽ tổ chức hệ thống sổ kế toán tổng hợp tương ứng với từng hình thức để thực hiện kế toán các chỉ tiêu tổng hợp về chi phí sản xuất. Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chung thì sổ tổng hợp bao gồm: Nhật ký chung, sổ cái TK621,622,623,627… Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ, sổ tổng hợp gồm sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái TK.

- Sổ kế toán chi tiết: Tuỳ theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp về chi phí sản xuất và giá thành mà kế toán sẽ mở các sổ chi tiết để kế toán các chỉ tiêu chi tiết về chi phí sản xuất đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin của các doanh nghiệp. Thông thường mở sổ chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

- Căn cứ ghi sổ: Các chứng từ gốc.

Quy trình ghi sổ kế toán và báo cáo chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm.

S k toán v t ổ ế ậ t , ti n lư ề ương, TSC , v n b ng Đ ố ằ ti n...ề S k toán t ng ổ ế ổ h p TK 621, 622, ợ 623, 627 S k toán ổ ế t ng h p ổ ợ TK 154 - Báo cáo s n xu t.ả ấ - Báo cáo chi phí s n xu t, ả ấ giá th nh.à Ch ng t , t i ứ ừ à li u ph n ánh ệ ả chi phí s n ả xu t phát sinhấ S chi ti t ổ ế CPSX theo đối tượng k toán ế t p h p CPSXậ ợ - B ng t ng ả ổ h p chi phí s n ợ ả xu tấ - Tính giá th nh s n à ả ph mẩ S chi ti t chi ổ ế phí s n xu t ả ấ chung T i li u h ch toán v kh i à ệ ạ ề ố lượng s n ph m s n ả ẩ ả xu t...ấ Chi phí tr c ti pự ế Phân b ổ chi phí SXC Chi phí SXC Ghi chú: Ghi h ng ng yà à i chi u, ki m tra Đố ế ể Ghi nh k , cu i kđị ỳ ố ỳ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5.3. Tài liệu để tính giá thành sản phẩm.

Tuỳ thuộc vào phương pháp tính giá thành mà có tài liệu cụ thể. Những tài liệu cần thiết cho mọi phương pháp tính giá thành là:

- Chi phí đã tập hợp được trong kỳ.

- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ (nếu có) căn cứ vào bảng kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

- Khối lượng công tác xây lắp đã hoàn thành.

Ngoài ra còn tuỳ thuộc vào phương pháp tính giá thành mà bổ xung như sau: Sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm., giá thành, định mức….

1.5.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán (Bảng tính giá) để tính giá thành sản phẩm xây lắp. phẩm xây lắp.

Để phục vụ cho kế toán quản trị của doanh nghiệp, thì phải tính giá thành cụ thể cho từng đối tượng cụ thể (từng công trình). Kế toán mở sổ (bảng) tính giá thành tuỳ thuộc vào phương pháp tính giá thành mà kế toán trưởng thiết kế mẫu sổ (bảng tính giá thành) thích hợp.

1.6. Kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành trong điều kiện sử dụng kế toán máy.

1.6.1. Chức năng, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành trong điều kiện sử dụng kế toán máy.

Để tổ chức tốt kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu quản lý CPSX và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, từ đó tổ chức mã hoá, phân loại các đối tượng cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động.

- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. Tuỳ theo yêu cầu quản lý để

xây dựng hệ thống danh mục tài khoản, kế toán chi tiết cho từng đối tượng để kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm.

- Tổ chức tập hợp, kết chuyển, hoặc phân bổ CPSX theo đúng từng trình tự đã xác định.

- Tổ chức xác định các báo cáo cần thiết về CPSX và giá thành sản phẩm để chương trình tự động xử lý, kế toán chỉ việc xem, in và phân tích CPSX và giá thành sản phẩm. Ngoài ra, có thể xây dựng hệ thống sổ báo cáo có tính tự động và xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản để thuận tiện cho việc bổ sung và phân tích.

- Tổ chức kiểm kê, xử lý, cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng, số lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang đầu tháng,... Xây dựng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý để xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác.

1.6.2. Nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán

- Việc tập hợp các CPSX hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ CPSX trong kỳ. Do đó, từng khoản mục chi phí phải được mã hoá ngay từ đầu tương ứng với các đối tượng chịu chi phí.

- Căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang cuối kỳ vào máy.

- Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kỳ trên cơ sở hướng dẫn có sẵn.

- Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra các báo cáo cần thiết.

1.6.3. Kế toán chi phí giá thành trong điều kiện áp dụng kế toán máy.

Sau khi cài đặt và khởi động chương trình, những công việc tiếp theo mà người làm kế toán máy phải thực hiện là:

- Xử lý nghiệp vụ (phân loại chứng từ, định khoản, xử lý trùng lặp, mã hoá) - Nhập dữ liệu:

+ Nhập các dữ liệu cố định (nhập 1 lần): Lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho (khai báo các thông số, nhập các dữ liệu vào các danh mục) + Nhập dữ liệu phát sinh của kỳ báo cáo: Vào màn hình nhập dữ liệu, các thông báo và chỉ dẫn khi nhập, quy trình nhập dữ liệu mới, quá trình sửa/xoá dòng dữ liệu, quá trình phục hồi dòng dữ liệu đã xoá,...

- Xử lý dữ liệu: Công việc này phải làm mỗi khi ta nhập thêm dữ liệu mới, sửa hay xoá dữ liệu đã nhập.

- Phân bổ, kết chuyển cuối kỳ - Xem và in sổ sách báo cáo

Chương 2

Thực trạng kế toán chí phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm xây lắp tại Công ty ĐTPT nhà và đô thị-BQP. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1. Đặc điểm chung của Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị-BQP.

2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty.

Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị-BQP là một doanh nghiệp nhà nước ra đời ngay trong những năm Đảng và Nhà nước ta có sự chuyển biến từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Đến nay, Công ty đã nhanh chóng nắm bắt kịp thời đường lối của Đảng và Nhà nước, đổi mới tư duy, chuyển hướng trong sản xuất kinh doanh, vượt qua mọi khó khăn thử thách vươn lên trong cơ chế thị trường, tạo sức mạnh cả về thế và lực, được nhiều người biết đến.

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị-BQP được đánh dấu qua các mốc lịch sử như :

- Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị-BQP (Tên quân sự: Ban xây dựng và quản lý nhà ở-BQP) được thành lập theo Quyết định số 970/QĐ- QP ngày 14/10/1995 của Bộ trưởng BQP về việc đổi tên Công ty xây lắp 234 thành Công ty kinh doanh nhà Hà Nội-BQP; Quyết định số 191/2003/QĐ-QP ngày 15/9/2003 của Bộ trưởng BQP về việc đổi tên Công ty kinh doanh nhà Hà Nội-BQP thành Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị-BQP trực thuộc Tổng công ty Thành An-Tổng cục Hậu cần; Quyết định số 36/2005/QĐ-BQP ngày 31/03/2005 của Bộ trưởng BQP về việc điều

chuyển nguyên trạng Công ty ĐTPT nhà và đô thị-BQP thuộc Tổng công ty Thành An-Tổng cục Hậu cần về trực thuộc Bộ Quốc phòng.

- Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị- BQP được công nhận là Doanh nghiệp Quốc phòng an ninh theo Quyết định số 187/2005/QĐ-QP ngày 02/12/2005 của Bộ trưởng BQP.

- Công ty có trụ sở chính đặt tại số 86 Lê Trọng Tấn-Phường Khương Mai-Quận Thanh Xuân-Hà Nội.

Trong suốt quá trình hình thành phát triển Công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị-BQP đã tham gia xây dựng nhiều công trình kiến trúc vừa và lớn (chủ yếu là khối trường học, nhà ở, văn phòng…) và các công trình chuyên dụng của hạ tầng kỹ thuật tại các địa bàn được phép hoạt động như:

- Học viện kỹ thuật quân sự (Tam Đảo Vĩnh Phúc) - Viện mỏ địa chất (Gia Lâm - Hà Nội)

- Hội trường + Giảng đường N28 (Học viện kỹ thuật quân sự Hà Đông) - Trường trung học Mỏ - Địa chất (Mê Linh - Vĩnh Phúc)

- Trường PTTH Bình Mỹ - Hà Nam Ninh

- Khu nhà ở cao tầng: Nghĩa Tân, Nam Đồng, Chương Dương Hà Nội - Hệ thống xử lý nước thải Viện 103 Hà Đông

……….

Với phương châm lấy chất lượng sản phẩm, uy tín với khách hàng làm ưu tiên hàng đầu, các công trình do Công ty xây dựng đã được các chủ đầu tư đánh giá tốt cả về chất lượng, mỹ thuật. Các sản phẩm của đơn vị đã và đang khẳng định sự vững chắc và phát triển của mình trên thị trường.

Tại thời điểm cuối năm 2007 Công ty có tổng vốn kinh doanh là: 115.493.647.430đ.

Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của Công ty trong những năm gần đây:

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng doanh thu 46.320.328.964 371.916.564.769 398.898.093.637 Lợi nhuận trước thuế 10.137.747.329 64.063.745.950 145.113.836.583 Lợi nhuận sau thuế 7.299.178.077 46.118.697.083 104.481.926.234 Thu nhập bình quân

đầu người (đ/người/tháng)

2.258.089 2.996.035 3.996.993

2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.

Công ty vừa thực hiện nhiệm vụ công ích do BQP giao vừa tiến hành kinh doanh.

Nhiệm vụ công ích BQP giao cho Công ty:

- Tiếp nhận và quản lý thống nhất quỹ nhà ở tại Hà Nội của các cơ quan, đơn vị Quân đội theo Quyết định số 33/TTg ngày 05/02/1993 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 786/CT-QP ngày 24/12/1993 của Bộ trưởng BQP.

- Bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước do Công ty quản lý cho người đang thuê theo NĐ61/CP, xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo NĐ60/CP, ngày 05/7/1994 của Chính phủ và triển khai thực hiện quyết định số 20/2000/TTg cho cán bộ lão thành cách mạng.

- Thực hiện việc cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật của các khu nhà ở do

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty đtpt nhà và đô thị-bqp (Trang 27 - 122)