B. PHẦN NỘI DUNG
2.2.2. Thực tiễn áp dụng thi hành án tử hình tại tỉnh Quảng Trị:
Theo thống kê, báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị thì trong 6 năm, từ 2008 đến 2014, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép chưa giảm. Hàng hóa nhập lậu chủ yếu qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và qua biên giới Việt Lào đã phát hiện 4255 vụ buôn lậu, chủ yếu là xử lý hành chính, chỉ khởi tố, điều tra 5 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.
Trong lĩnh vực quản lý, thực hiện các chương trình, vẫn còn nhiều hiện tượng sử dụng sai mục đích các nguồn kinh phí đầu tư cho các chương trình, mục tiêu kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc y tế ban đầu, phòng chống sốt rét, HIV...
Trong 6 năm (2008 đến 2014), các cơ quan chức năng đã khởi tố 1.767 vụ án, có 3.031 bị can. Diễn biến của các loại tội phạm trên địa bàn tỉnh như sau:
Bảng 2.1
Tội danh Số vụ án Tỷ lệ (%)
Giết người 70 3.9
Cố ý gây thương tích 127 7.1
Trộm cắp tài sản 513 29
Gây rối trật tự công cộng 259 14.6
Tội phạm về ma túy 68 3.8
Tội phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải
164 9.2
Bảng 2.2
Tội danh Số bị can Tỷ lệ (%)
Giết người 86 2.8
Cố ý gây thương tích 161 5.3
Trộm cắp tài sản 806 26
Gây rối trật tự công cộng
483 15.9
Tội phạm về ma túy 211 6.9
Tội phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải
162 5.2
Các tội khác 1122 37.9
Trong 1.767 vụ án, có một số vụ thuộc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Qua nghiên cứu 3.031 bị can, cho thấy:
Bảng 2.3 Độ tuổi Số bị can Tỷ lệ (%) Dưới 18 tuổi 229 7.6 Từ 18 tuổi đến 30 tuổi 1876 61.9 Từ 30 tuổi đến 45 tuổi 545 17.9 Từ 45 tuổi trở lên 381 12.6
Người chưa thành niên phạm tội chiếm tỷ lệ 7,6% nhưng có chiều hướng tăng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng như hiếp dâm tập thể, cướp tài sản công dân có sử dụng vũ khí và hoạt động theo băng nhóm, điều này là rất đáng báo động cho tình trạng xuống cấp của lứa tuổi chưa thành niên về đạo đức, lối sống, cách ứng xử có văn hóa của một bộ phận không nhỏ người chưa thành niên.
Nữ phạm tội chiếm tỷ lệ thấp (3%), thường phạm các tội lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và trộm cắp tài sản, buôn bán hàng cấm, kinh doanh trái phép.
Đối tượng hình sự và cải tạo trở về phạm tội chiếm tỷ lệ tương đối cao khoảng 10%. Đây là vấn đề phải chú ý quan tâm, vì chúng còn lôi kéo người chưa thành niên phạm tội hoặc phạm tội với những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý.
Trong tổng số 1.767 vụ án với 3.031 bị can thì từ năm 2008 đến 6/2014 TAND tỉnh Quảng Trị đã xét xử nhiều vụ án về tội giết người, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trong đó có 4 vụ án thì các bị cáo đã bị tuyên phạt tử hình. Điển hình nhất là vụ án giết hại 5 phu trầm tại khu vực rừng núi giáp biên giới Việt – Lào đã làm rúng động dư luận thời gian qua. Theo hồ sơ vụ án khoảng đầu tháng 3-2013, Hồ Văn Thành (tức Pả Thục, SN 1974, Hướng Sơn, Hướng Hóa, Quảng Trị) thua bạc nên đã cầm cố xe mô tô của bố vợ. Vì cần tiền để chuộc lại xe nên Thành đến nhà Hồ Văn Công (tức Pả Trí, SN 1975, Hướng Việt, Hướng Hóa, Quảng Trị) bàn cách kiếm tiền chuộc lại xe. Sau khi trao đổi và thống nhất với nhau, cả hai rủ nhau sang Lào gặp Nguyên (Sê Pôn, Savannakhet, Lào) dùng súng AK khống chế bắt trói phu trầm để cướp tài sản và đòi tiền chuộc, sau đó giết người để che giấu tội. Cả 3 cùng nhau đi vào rừng để thực hiện ý đồ đã dựng sẵn. Khi đi, các đối tượng mang theo hung khí cùng lương thực, thực phẩm tiếp tế trong những ngày ở rừng. Dọc đường, Công và Thành đã tháo những đoạn dây phanh xe đạp ở các bẫy thú rừng để làm dây trói người.
Tới 10 giờ ngày 22-3-2013, lúc đi ngang qua khe Tà Rụi thuộc bản Tà Poọng (Lào), các đối tượng nghe thấy tiếng đào đất. Tiếp cận khu vực có tiếng người, Công, Thành, Nguyên phát hiện thấy anh Nguyễn Thanh Liêm (SN 1967), Hoàng Lê Dũng (SN 1984), Trần Minh Tuấn (SN 1989, cùng trú tại Quảng Minh, Quảng Trạch, Quảng Bình) đang đào trầm. Nguyên lên đạn rồi chĩa sung về phía 3 phu trầm để khống chế, còn Công và Thành trói 3 người lại rồi dẫn giải về lán trói vào gốc cây. Trong lúc các đối tượng trên đang lục tìm lấy tài sản thì anh Liêm, Dũng, Tuấn cởi trói được và trốn thoát.
Đến sáng 23-3-2013, Công, Thành, Nguyên mang lương thực, súng và tài sản cướp được đi tìm những phu trầm khác để bắt, cướp tài sản và đòi tiền chuộc. Khi đến địa phận Khe Cha Lỳ, bản Cợp (Hướng Hóa) thì phát hiện 2 lán nằm kề nhau, trong lán có 7 người gồm: Nguyễn Văn Sáu, Trần Văn Trị, Nguyễn Văn Thắng, Trương Thanh Hiền, Đinh Văn Thân, Đỗ Văn Hiền,
Hoàng Văn Hà. Lập tức, Nguyên hùng hổ cầm súng xông vào khống chế bắt tất cả ra khỏi lán đứng thành một hàng. Lục tìm tài sản xong, các đối tượng dẫn 7 phu trầm băng rừng hướng về bản Tà Poọng (Lào). Anh Hoàng Văn Hà được các đối tượng cử về lấy tiền chuộc với số tiền là 120 triệu đồng.
Tối cùng ngày, Công và Nguyên tiếp tục dùng súng canh giữ 6 người trong khi Thành đi đào hố với mục đích giết người xong sẽ chôn xác phi tang. Thành cùng Công dẫn anh Nguyễn Văn Sáu đến sát miệng hố, Công cầm gậy đánh mạnh vào vùng sau gáy và đầu của anh Sáu rồi vứt xác xuống hố. Cũng bằng thủ đoạn trên, phu trầm Trần Văn Trị bị cả 2 đưa ra “hành quyết”. Thấy nạn nhân chưa chết, Công dùng gậy đánh mạnh vào vùng ngực tới lúc anh Trị chết hẳn. Cứ như vậy, chúng lần lượt giết chết phu trầm Nguyễn Văn Thắng, Trương Thanh Hiền, Đinh Văn Thân rồi kéo xác xuống hố. Nhân lúc sơ hở, anh Đỗ Văn Hiền may mắn trốn thoát.
Do có người trốn, sợ sự việc bị bại lộ nên Nguyên, Công, Thành thu dọn đồ đạc trở về bản Tà Poọng. Nguyên ở lại trong rừng đi săn với một số người quen. Trưa 29-3-2013, lo sợ hành vi phạm tội của mình sẽ bị phát hiện nên Công và Thành trốn vào rừng ma, bản Tà Rùng. Đến chiều 2-4-2013, cả 2 đều bị cơ quan điều tra bắt giữ. Tại phiên tòa sơ thẩm HĐXX TAND tỉnh Quảng Trị đã tuyên phạt bị cáo Hồ Văn Công tử hình về tội giết người, 10 năm tù về tội cướp tài sản, 8 năm tù về tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản, 2 năm về tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, tổng mức án là tử hình.
Tuyên phạt bị cáo Hồ Văn Thành tử hình vì tội giết người, 8 năm tù về tội cướp tài sản, 7 năm tù về tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản, 1 năm về tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, tổng mức án là tử hình.
Về trách nhiệm dân sự, HĐXX buộc các bị cáo liên đới bồi thường cho gia đình các bị hại tổng số tiền 880 triệu đồng. Ngoài ra, các bị cáo phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi các con bị hại cho đến tuổi trưởng thành.
Tại phiên xử phúc thẩm vừa diễn ra vào sáng ngày 4-9-2014, HĐXX Tòa phúc thẩm TAND tối cao thành phố Đà Nẵng đã bác đơn kháng cáo của Công và Thành, giữ nguyên bản án sơ thẩm đã tuyên.
Xã hội phát triển, mỗi cá nhân, mỗi gia đình đều quý trọng thời gian, công việc, quan hệ, kiếm tiền… vì thế, các bậc cha mẹ, và những người lớn tuổi trong gia đình không có nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc, chia sẻ những niềm vui nỗi buồn và cả những tâm sự riêng tư trong cuộc sống của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em, người chưa thành niên. Đã có nhiều gia đình bị rạn nứt về chuyện tình cảm, hôn nhân gia đình không được hạnh phúc… Các thành viên trong gia đình không có sự kính trọng, thương yêu, giúp đỡ, chăm sóc lẫn nhau mà chỉ tình cảm hoá sự chân thành, tình yêu thương bằng những nghĩa vụ và bổn phận cần phải thực hiện nên đã vô hình chung tạo ra sự xa cách, lãnh cảm, không có sự thân mật giữa các bậc cha mẹ, ông bà với con cái như trước đây, đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay có rất nhiều em nhỏ, trẻ em đã mắc phải bệnh trầm cảm, nhiều em cảm thấy mình bị lạc lõng và bị bỏ rơi nên lao vào con đường nghiện game online, các trò chơi điện tử, các tệ nạn xã hội… với mục đích tìm các cảm giác lạ, tìm các niềm vui mới trong xã hội vốn đã đầy rẫy sự phức tạp với vô vàn các tác động xấu. Từ đó hình thành trong họ tính ăn thua ngày càng gay gắt, họ quan trọng hóa mọi vấn đề, và ai trong số họ cũng đều muốn mình là anh hùng.
Hơn nữa, trong thời gian gần đây đã có nhiều gia đình, trong đó cha mẹ không quan tâm đến việc giáo dục nhân cách cho con cái, mà phần lớn đều có tâm lý chung là chuyển giao nghĩa vụ này cho nhà trường và các thầy cô giáo. Nhưng nhà trường và các thầy cô giáo chỉ chú trọng đến việc giáo dục và chăm lo đến sự phát triển về tri thức, vì thế việc giáo dục về nhân cách cho con cái và thế hệ học sinh, sinh viên vẫn cần sự quan tâm chăm sóc, chia sẻ, động viên, giúp đỡ giáo dục nhân cách từ bố mẹ, ông bà, người thân trong gia đình. Chính vì sự lơ là không quan tâm đó mà đã có nhiều vụ án nghiêm trọng
xảy ra mà người phạm tội lại chính là các em, đau lòng hơn có những vụ án nạn nhân là những người thân trong gia đình, và vụ án sau đây là một ví dụ. Theo hồ sơ vụ án, vào ngày 19/6, Trần Đình Tri đi chơi game ở thị trấn Gio Linh, đến khoảng 16h30 thì về nhà ở thôn Nhĩ Trung, xã Gio Thành. Khi vào nhà, Tri lấy cơm ăn và lên gác 2 năm ngủ. Khoảng 17h cùng ngày, bà Trần Thị Ánh (mẹ đẻ của Tri) đi làm về, biết Tri đang ngủ nên gọi dậy nói chuyện về việc Tri đã nghỉ học rồi mà không biết giúp đỡ cha mẹ, suốt ngày lêu lổng, chơi bời. Không những không giúp bố mẹ mà Tri còn vác lúa trong nhà đi bán để chơi game. Nói chuyện được khoảng 30 phút thì bà Ánh không nói nữa và gọi con trai út là Trần Đình Thành Luân, SN 2001 về tắm rửa và giúp mẹ một số việc lặt vặt. Cũng lúc này Tri từ trên gác đi xuống và bà Ánh nói tiếp: “Mi vác lúa đi bán có tiền rồi thì đi nhà khác mà ăn, đừng ăn trong nhà nữa”. Nghe vậy Tri rất tức giận và nảy sinh ý định dùng dao thường gọt trái cây của gia đình để giết bà Ánh. Lúc này Luân ở nhà nên Tri sai Luân ra quán mua dầu gội đầu để y có thời gian thực hiện ý định giết mẹ. Nhưng do Luân đi mua dầu gội đầu về rất nhanh nên Tri không thực hiện được hành vi phạm tội. Ngay lúc đó Tri nảy sinh ý định giết Luân rồi giết bà Ánh.
Thấy Luân đang ngồi xem tivi ở phòng khách, Tri dùng hai tay bóp cổ và nhấc bổng em trai lên khỏi mặt đất rồi dùng chân đá ghế Luân đang ngồi sang một bên khiến Luân rơi xuống bất tỉnh. Thấy Luân không có phản ứng gì, tưởng Luân đã chết nên Tri đặt Luân xuống đất. Sau đó, Tri tiếp tục đi xuống nhà bếp, thấy bà Ánh đang còn giã đậu lạc để nấu ăn. Tri đến giá để bát lấy con dao giấu sau lưng.
Lúc này bà Ánh không giã đậu nữa mà quay mặt lại thì bất ngờ Tri dùng tay đẩy bà Ánh xuống nền bếp rồi dùng dao đâm một nhát vào bụng của bà Ánh. Khi nghe bà Ánh kêu cứu, Tri tiếp tục đâm nhát thứ hai vào bên trái ngực, lúc này bà Ánh vẫn còn thở nên Trí đâm tiếp một nhát vào cổ và cắt liên tiếp 3 nhát vào cổ với mục đích giết chết bà Ánh nhanh hơn. Khi thấy bà Ánh đã chết, Trí quay lại nhà bếp dùng khăn lau chùi các vết máu.
Đến 19h30, ông Trần Đình Trị, bố đẻ của Tri đi làm về. Luân lúc này đã tỉnh dậy nên chạy ra mở cửa. Ông Trị đi xuống nhà bếp thì gặp Tri và hỏi: “Mẹ đi đâu”, Tri trả lời: “Không biết, mẹ mới đi đâu đó”. Sau đó, ông Trị gọi Tri đi xuống nhà bếp ngồi nói chuyện Tri tự ý lấy lúa đi bán để chơi game, không biết lo cho gia đình. Lúc này Tri tỏ ra biết nghe lời và hứa không tái phạm nữa. Ông Trị bảo Tri viết bản kiểm điểm hứa không tái phạm, Tri nói để con đi vệ sinh vào rồi sẽ viết sau, lúc này Tri đi xuống nhà vệ sinh bồng xác bà Ánh đị dọc hành lang nhà bếp và chuồng lợn. Khi đến cuối hành lang thì Tri đặt xác bà Ánh xuống và quay vào nhà lấy cây dao gây án đặt vào tay trái của bà Ánh để tạo hiện trường giả.
Sau đó Tri quay lại vệ sinh để lau chùi các vết máu đồng thời vào phòng tắm giặt bộ áo quần của y bị dính máu do y gây án trước đó. Ông Trị sau khi tìm kiếm bà Ánh ngoài vườn không thấy liền đi vào nhà bếp thì hoảng hồn phát hiện bà Ánh ở tư thế ngồi lưng tựa vào nhà bếp. Tưởng bà Ánh bị trúng gió nên ông Trị dùng tay xoa bóp cấp cứu thì phát hiện ở cổ có nhiều vết cứa đang chảy máu. Ông hốt hoảng bồng bà Ánh lên đặt ở nhà, lúc này Luân biết mẹ chết nên chạy đến oà khóc thì Tri vờ dỗ dành em và nói đừng khóc. Rồi sau đó Tri chạy ra ngoài sân gọi điện thoại cho ông nội nói là mẹ Tri đã chết. Khi ông nội Tri hỏi: “Tại sao mẹ chết”, Tri trả lời: “Không biết”. Được biết, Tri là đối tượng có nhiều tiền sự, đã bị địa phương xử lý nhiều lần nhưng vẫn chứng nào tật ấy, cho đến khi gây ra tội ác tày đình. Tại phiên toà xét xử, ngoài những tình tiết và hành vi đã được xác định trước đó truy tố về tội “Giết người”, đặc biệt là giết người thân, và giết nhiều người, VKSND tỉnh Quảng Trị tiếp tục bổ sung truy tố thêm tình tiết giết trẻ em. Xét mức độ và hành vi phạm tội của bị cáo là quá tàn ác, không thể cải tạo nên TAND tỉnh Quảng Trị đã quyết định tuyên án tử hình đối với Trần Đình Tri.
CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ HỆ THỐNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT
VỀ THI HÀNH ÁN TỬ HÌNH