LĨNH VỰC QUAN TÂM – XUẤT KHẨU THỦY SẢN

Một phần của tài liệu toàn cầu hoá và môi trường văn hoá châu âu nga và pháp (Trang 40 - 46)

Hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam là xuất khẩu. Chúng ta sẽ định hướng phát triển và xuất khẩu mặt hàng thủy sản đến hai nước Nga và Pháp vì:

Thủy sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất thế giới đạt 18%/năm giai đoạn 1998-2008. Với lợi thế của một quốc gia có nhiều hồ ao, sông ngòi, và bờ biển dài, vùng biển rộng, hằng năm ngành thủy sản tạo việc làm cho hơn bốn triệu lao động Năm 2008, tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn, trong đó nuôi trồng đạt gần 2,5 triệu tấn và khai thác đạt trên 2,1 triệu tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản trên thế giới. Sản phẩm thủy sản không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu đến 170 quốc gia, vùng lãnh thổ, với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, trong đó năm 2009 đạt 4,2 tỷ USD, và năm nay dự kiến có thể đạt 4,5 tỷ USD, đưa nước ta trở thành một trong sáu nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Ngoài ra Pháp đại diện cho khối EU và Nga là một thị trường lớn của thủy sản chúng ta. Xét về sản phẩm cá basa và cá tra, thị trường Nga chiếm đến 14.4% kim ngạch xuất khẩu trong khi EU là 39.2%.

Cụ thể chọn thị trường nào để đầu tư trọng tâm chúng ta sẽ xem xét nhiều khía cạnh môi trường (kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hóa…). Để tập trung phân tích sâu một khía cạnh, chúng tôi chọn môi trường văn hóa làm thước đo để chọn nước đầu tư. Kết quả của việc

phân tích này chỉ là sản phẩm của sự tương đồng và thuận lợi văn hóa, không nên lấy đó làm căn cứ hoàn toàn và ra quyết định đầu tư mà phải phối hợp tất cả các yếu tố môi trường khác.

1. Phân tích yếu tố văn hóa của Pháp khi chọn để xuất khẩu thủy sản

1.1.Tình hình ngành thủy hải sản tại Pháp

EU là nhà nhập khẩu sản phẩm thủy hải sản lớn nhất thế giới, với giá trị nhập khẩu tăng khoảng 5,8% mỗi năm. Nhu cầu thủy hải sản của EU rất lớn nhưng đánh bắt thủy hải sản ngày càng cạn kiệt nên khoảng cách giữa nhu cầu và khả năng tự cung cấp cách xa nhau rất nhiều và để bù đắp nhu cầu của người tiêu dùng thì nhập khẩu là điều tất yếu.

Các nước thuộc Địa trung hải và Bắc Âu có thói quen dùng nhiều đồ thủy hải sản, trong khi các nước thuộc trung tâm châu Âu lại ít có truyền thống ăn các loại thủy sản. Pháp là nước có tổng lượng tiêu thụ thủy hải sản lớn nhất châu Âu, tiếp đến là Tây Ban Nha và Anh (Tây Ban Nha đồng thời là nước đứng thứ hai về lượng thủy hải sản tiêu thụ tính trên đầu người (sau Malta)). Tiêu thụ thủy hải sản của Pháp năm 2010 vào khoảng 1.951 nghìn tấn, Tây Ban Nha khoảng 1.590 nghìn tấn và Anh vào khoảng 1.469 nghìn tấn. Pháp là thị trường có mức tăng trưởng cao đồng thời giá nhập khẩu cũng cao hơn so với những nước khác

Năm 2010, Việt Nam đã XK sang EU 364.000 tấn thủy sản, trị giá 1,18 tỷ USD, tăng 4% về khối lượng và 9,6% về giá trị so với năm 2009. Đầu năm 2011, xuất khẩu thủy sản sang Pháp tăng 14% về giá trị và xuất khẩu tôm tăng 20% si với cùng kỳ, đống thời việc xuất khẩu cũng gặp nhiều thuận lợi về giá cả dù việc thiếu nguyên liệu đang gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp.

1.2.Cơ hội

Sự giao lưu văn hóa lâu đời giữa Việt Nam và Pháp là một trong những điều kiện thuận lợi giúp cho việc giao lưu kinh tế giữa hai nước trở nên dễ dàng hơn. Điều này được thể hiện qua việc tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước ngày càng tăng.

Pháp là một quốc gia đa sắc tộc với một thành phần lớn là dân nhập cư, trong đó tỉ lệ đồng bào Việt kiều chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Cộng đồng Việt kiều tại Pháp được coi là cộng đồng người Việt ở hải ngoại đông đảo nhất trên thế giới (ước tính 200.000 đến 250.000 người). Thủy hải sản đang được người Pháp ưa chuộng bởi họ đã biết quan tâm đến sức khỏe cùa mình hơn. Họ đã nhận ra việc ăn quá nhiều thịt sẽ gây nguy cơ dẫn đến các bệnh về tim mạch,… Mặt khác , thủy hải sản không phải là món ăn cấm kỵ của đa số các tôn giáo tại Pháp. Hiện nay, Pháp là nước nhập khẩu thủy hải sản nhiều nhất trong Liên minh Châu Âu (EU).

Hội những người Việt Nam tại Pháp (UGVF) là một hội khá mạnh tại Pháp và được Chính phủ Việt Nam công nhận sẽ là nhà tư vấn đắc lực trong việc tìm hiểu sâu hơn về thị trường Pháp và tình hình cộng đồng người Việt tại nơi đây.

Tiếng Pháp là một ngoại ngữ được nhiều người biết và sử dụng thành thạo ở Việt Nam, do đó đây việc tìm kiếm nhân lực làm việc tại Pháp cũng không phải là một điều quá khó khăn. Ngoài ra, những nét tương đồng về văn hóa trong quá trình giao lưu và hòa nhập thời kỳ trước cũng là một lợi thế vô cùng to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thâm nhập tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng Pháp.

1.3.Thách thức

Tuy nhiên, những thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn làm ăn tại Pháp cũng không hề nhỏ. Hiện nay, hoạt động kinh doanh quốc tế Việt Nam vào Pháp chủ yếu thông qua xuất khẩu nên cần phải có những sự chuẩn bị kỹ càng, đặc biệt là khâu nghiên cứu thị trường để nhằm giảm thiểu những rủi ro khi đầu tư vào Pháp.

Người Pháp khá là sành ăn. Họ thường yêu cầu rất cao về những món ăn. Sự chuẩn bị kỹ càng, tập trung vào những chi tiết nhỏ nhặt nhất và sử dụng những nguyên liệu tươi sống là những yêu cầu tiên quyết cho những món ăn của người Pháp. Đối với thủy hải sản, người Pháp thích các loại cá tươi và cá phi lê hơn là các loại cá nguyên con. Ngoài ra, họ cũng rất ưa chuộng các loại động vật thân mềm như hến.

Hai mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu chính của Việt Nam là tôm và cá da trơn.

• Tôm: Việt Nam là nhà cung cấp tôm lớn thứ 5 cho thị trường Pháp trong năm 2010, sau Ecuador, Ấn Độ, Madagascar và Thái Lan. Tuy vậy, lượng tôm chế biến và có giá trị gia tăng cao chỉ chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Pháp. Hiện giá tôm Việt Nam vẫn không cạnh tranh bằng giá tôm Thái Lan và Ấn Độ.

• Cá da trơn: cá tra, cá basa Việt Nam hiện đang được ưa chuộng tại Pháp. Tuy nhiên, các sản phẩm cá da trơn của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được yêu cầu là chế biến thành các loại cá phi lê tiện lợi cho việc chế biến món ăn, trong khi về mặt ‘tươi’ thì rõ ràng không thể cạnh tranh với các nhà xuất khẩu đến từ Na Uy, Hà Lan,… Mặt khác, người tiêu dùng Pháp thực sự vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận thủy hải sản vào thực đơn hằng ngày vì họ cảm thấy cá là món ăn chuẩn bị khá phức tạp. Đặc biệt các loại cá da trơn nước ngọt của Việt Nam cần khá nhiều nguyên liệu chế biến (nước mắm, ớt, tiêu, bột nêm,…) chưa chắc phù hợp với khẩu vị của người Pháp.

Người Pháp thích ăn các loại thủy hải sản chất lượng cao và tươi sống. Đặc biệt, họ rất thích ăn các loại cá biển, hàu, hến, trứng cá muối,… Các mặt hàng thủy hải sản Việt Nam

mặt hàng này của Việt Nam vẫn chưa được khẳng định rõ ràng nên rất khó để những thực khách khó tính người Pháp đưa vào trong các bữa ăn sang trọng tại các nhà hàng hay các dịp lễ hội quan trọng.

EU có quy định kiểm soát rất chặt chẽ mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu vào khu vực này. Họ rất nghiêm ngặt trong việc yêu cầu nguồn gốc xuất xứ, kiểu dáng bao bì và chất lượng thủy hải sản. Ngoài các quy định chung của EU, Pháp còn có thêm những quy định riêng của nước này còn chặt chẽ và khắt khe hơn.

Người Pháp đặc biệt coi trọng những tin tức về chất lượng thực phẩm. Chỉ cần một scandal về chất lượng thực phẩm nào đó, họ sẽ sẵn sàng phản đối hoặc tấy chay các loại sản phẩm đó. Điển hình dịch bò điên ở Anh hay rau củ quả bị nhiễm khuẩn E-coli ở Đức.

Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần thận trọng việc đảm bảo chất lượng mặt hàng thủy hải sản của mình.

2.Phân tích yếu tố văn hóa của Nga khi chọn để xuất khẩu

2.1.Tình hình kinh doanh thủy hải sản ở Nga

Việt Nam xuất khẩu sang Nga tăng ở các mặt hàng truyền thống như: nông sản, sản phẩm may mặc, giày thể thao, thủy hải sản trong đó các mặt hàng thủy hải sản là chủ đạo trong năm 2008 (chiếm hơn 77%).

Liên bang Nga là thị trường tiềm năng của thủy sản Việt Nam, dưới 20 triệu USD năm 2005; trên 120 triệu năm 2006, 7 tháng đầu 2007 là 63,974 triệu USD, năm 2008 Nga nhập khẩu 217,76 triệu USD thủy sản từ Việt Nam (trong đó nhập khẩu cá tra Việt Nam đạt trị giá 188,45 triệu USD).

Trong tháng 9 năm 2011, xuất khẩu cá tra sang Nga đạt 5,1 triệu USD, tăng so với 4,7 triệu USD của tháng 8 nhưng giảm 20% so với cùng kỳ năm 2010, đưa giá trị xuất khẩu cá tra sang Nga trong tháng 9 đầu năm đạt 43,6 triệu USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2010.

Nga là thị trường lớn (Năm 2008: LB Nga đứng thứ 5 về nhập khẩu thủy sản Việt Nam; đứng thứ hai (13%) sau EU (40%) về nhập khẩu cá tra, basa của Việt Nam). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

.

2.2.Cơ hội

• Văn hóa ẩm thực nga ưa chuộng sản phẩm thủy sản

Người Nga có thói quen ăn thủy hải sản, nhưng đa số họ chỉ được ăn các loại cá từ vùng biển lạnh, biển ấm. Cũng đã có thời gian sản lượng cá của Liên Xô trước đây đứng đầu thế giới. Sau khi có điều ước quốc tế về Luật biển, tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và một số vấn đề khác thì việc đánh bắt của Nga giảm. Đó cũng là lúc nhu cầu thủy sản của họ sản đặc biệt là thủy sản nước ngọt tăng cao.

Một lý do nữa đó là người nga rất thích uống rượu Vodka trong bữa ăn, mà rượu Vodka thì lại rất thích hợp với thủy sản. Do đó người ta chuộng chế biến các món ăn từ thủy sản để dùng với rượu ngon.

Cơ Đốc giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo và Phật giáo là các tôn giáo truyền thống của Nga, Những con số ước tính về các tín đồ rất khác biệt tuỳ theo các nguồn, và một số báo cáo đưa ra con số người vô thần ở Nga là 16–48% dân số. thế nhưng ở mỗi tôn giáo lại có một số con vật kiêng cử không được ăn như:

Do Thái giáo và Hồi giáo đều thiết lập những luật lệ nghiêm khắc trong kiêng cữ thức ăn như luật kosher của Do Thái giáo và luật halaal của Hồi giáo. Cả hai đều cấm ăn thịt heo

và cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo, chuột, v.v.)

Cơ Đốc giáo trước đây không cho phép dùng thịt (không phải cá) vào các ngày thứ sáu trong một vài thời gian trong năm, nhưng luật này hoặc bị huỷ bỏ hoặc làm giảm nhẹ tại nhiều giáo hội.

Do đó thủy sản xuất vào nước này một mặt không bị các tôn giáo cấm và khai trừ, mặt khác giảm được độ cạnh tranh của các thực phẩm từ các con vật khác.

• Văn hóa Việt - Nga đã được thiết lập và phát triển bền vững nên hai bên sẽ không bị shock về văn hóa của nhau.

• Trong thời đại ngày nay, nhất là tại Nga. Người dân không có nhiều thời gian để chế biến các bữa ăn và xu hướng hạn chế ăn các loại thịt đỏ ( heo, bò) và chuyển sang ăn thịt trắng (cá, gà, …) thủy sản đông lạnh đang được ưa chuộng.

Một số số liệu:

Số liệu thực tế: Với dân số gần 144 triệu, Nga là thị trường tiêu thụ lớn về thực phẩm. Nhu cầu thủy sản của Nga tăng 15% so với năm ngoái, đạt 15,5 tỷ USD tương đương 8% tổng doanh thu về thực phẩm. Thủy sản chế biến chiếm 30% (4,6 tỳ USD) doanh thu bán lẻ.

Gần 30% sản lượng cá bán thong qua chợ và quầy hàng, 40% bán ờ các cửa hàng trong khu vực, siêu thị chiếm khoảng 25% và đang có xu hướng tăng. Theo các nhà bán buôn, cá tươi và đông lạnh là các sản phẩm bán lẻ được ưa chuộng nhất, trong đó cá trích chiếm 27% doanh số, cá vượt măng (Theragra chalcogram-ma) chiếm 26%, cá thu 18%, cá hồi 10% và các loài khác 9%.

2.3.Thách thức

Ngôn ngữ: Tiếng Nga không được phổ biến nhiều ở Việt Nam, tạo rào cản cho các công ty xuất nhập khẩu.

Bài học: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nga bị dừng lại vào cuối năm 2008 khi Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nga có quyết định tạm ngừng nhập cá tra, basa của các doanh nghiệp Việt Nam kể từ ngày 20/12/2008.

Lý do mà phía Nga đưa ra là do các sản phẩm cá tra và basa của Việt Nam không bảo đảm an toàn vệ sinh và bao bì sản phẩm không đảm bảo một số tiêu chuẩn kỹ thuật.

Một phần của tài liệu toàn cầu hoá và môi trường văn hoá châu âu nga và pháp (Trang 40 - 46)