MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHO CBXH.

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động đầu tư cho công bằng xã hội tại việt nam (Trang 31 - 36)

TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHO CBXH.

1. Tiếp tục tăng cường và đa dạng hoỏ nguồn vốn đầu tư cho Công bằng xã hội. bằng xã hội.

Một trong những tồn tại trong hoạt động đầu tư cho CBXH mà chúng ta đã tìm hiểu ở trên chính là nguồn vốn đầu tư cho các lĩnh vực này còn quá nhỏ bé. Vì vậy, nhiệm vụ trước mắt là cần tăng nguồn vón đầu tư cho CBXH. Tuy nhiên, nguồn vốn NSNN lại hạn chế do vừa thực hiện mục tiêu cho phát triển kinh tế vừa thực hiện CBXH trong khi nguồn vón từ các khu vực tư nhân, nước ngoài lại ít khi đầu tư vào CBXH. Vì vậy để đạt được mục tiêu tăng vốn đầu tư cho CBXH, chúng ta cần phải tiếp tục có một số biện pháp thúc đẩy quá trình xã hội hoá đầu tư cho CBXH để không còn lệ thuộc vào một nguồn từ NSNN.

Đối với nguồn vốn cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh và bổ sung Luật khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài; mở rộng phạm vi hình thức ưu đãi để thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư của xã hội cho nông nghiệp và nông thôn. Chúng ta cũng cần công bố rộng rãI kế hoạch phát triển, danh mục các chương trình các dự án đầu tư trung hạn và dài hạn của ngành nông nghiệp, dịch vụ nông thôn để định hướng cho các nhà đầu tư lựa chọn, làm cơ sở cho việc huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển. Năm 2004, Bộ Nông nghiệp vừa đưa ra định hướng kêu gọi vốn đầu tư FDI vào các ngành lương thực, rau quả, cà phê, cao su, chè, chăn nuôi, trồng rừng và chế biến gỗ.

Đối với nguồn vốn cho sự phát triển của các vùng sâu, vùng xa, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư bằng các chính sách thuế, giá thuế đất.. có lợi hơn cho nhà đầu tư ở vùng khác. Ngoài ra, các vùng

này cần phảI thực hiện tốt công tác cải cách nền hành chính và chống tham nhũng có hiệu quả. Có như vậy mới tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư có điều kiện kinh doanh đạt hiệu quả.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần khuyến khích xã hội hoá của vấn đề phúc lợi xã hội. Bởi nó khai thác được nguồn lực to lớn của xã hội đồng thời khơi dậy lòng nhân ái, đùm bọc chia sẻ khó khăn của người khác. Tiếp tục khuyến khích tập thể và tư nhân tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động xã hội khác.

2. Nâng cao hiệu quả đầu tư cho xoá đói giảm nghèo và công bằng xã hội. xã hội.

Hiệu quả đầu tư cho CBXH trong thời gian qua chưa cao, chưa tương xứng với nguồn lực mà xã hội phải bỏ ra. Chính vì vậy, tác dụng tích cực của nó đối với CBXH chưa cao. Do đó, chúng ta cần tiếp tục nâng cao hiệu quả đầu tư cho CBXH.

a) Để khắc phục hiện tượng đầu tư trong nông nghiệp nông thôn, trong xoá đói giảm nghèo còn phân tán, dàn trải, chúng ta cần đầu tư tập trung có trọng điểm, đầu tư cần theo quy hoạch chung của Nhà nước. Trước hết, chúng ta cần tập trung đầu tư hơn nữa cho phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống đường giao thông nông thôn, coi đây là khâu đột phá có tính quyết định tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời, cần nhanh chóng triển khai đầu tư để hình thành các trung tâm cụm xã, tạo điều kiện phát triển giao lưu hàng hoá, cải thiện đời sống đồng bào ở những vùng khó khăn. Bên cạnh đó, chúng ta cần tiếp tục khắc phục hoàn toàn tình trạng “xin cho” dự án và “chạy” để có dự án; thực hiện phân phối vốn ngân sách trên cơ sở có căn cứ khách quan, xác đáng.

Đối với mỗi vùng khó khăn, đầu tư tập trung trọng điểm sẽ giúp cho các vùng này nhanh chóng rút ngắn khảng cách với các vùng khác. Đối với vùng trung du và miền núi Bắc, cần hướng tới một số trọng tâm: tuyến đường

bộ biên giới nố các tỉnh trong vùng; một số trung tâm kinh tế văn hoá xó hội trong vựng; hệ tống rừng phũng hộ.

Đối với vùng Tây nguyên trọng tâm là: tuyến đường Hồ Chí Minh trên địa bàn các tỉnh trong vùng; một trung tâm kinh tế văn hoá chung cho toàn vùng; hệ thống các tiểu vùng sản xuất hàng hoá mà vùng có thế mạnh như chè, cà phê, cao su, ngô, đậu, hồ tiêu,…

Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, cần hoàn thiện hệ thống đường bộ nối liền các tỉnh; hỡnh thành vựng sản xuất lỳa hang hoỏ nhằm đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và xuất khẩu.

b) Một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả đầu tư cho CBXH là tình trạng thất thoát lãng phí rất lớn. Nguyên nhân của tình trạng trên có rất nhiều song chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau.

Chúng ta cần đầu tư một cách đồng bộ, toàn diện và có hiệu quả thiết thực. Trong nông nghiệp, chúng ta cần đầu tư từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ cho từng loại sản phẩm, ưu tiên đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tránh tình trạng một số nhà máy đã hoàn thành song chưa hoạt động vì không có nguyên liệu. Ngoài ra, tại các vùng sâu, vùng kém phát triển, chúng ta cần tạo lập môi trường đồng bộ như phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực để làm cơ sở cho xoá đói giảm nghèo được thực hiện vững chắc. Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch tổng thể về phát triển vùng và phát triển ngành.

Bên cạnh đó, chúng cần tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường công tác giám sát trong việc thực hiện các dự án đầu tư cho xoá đói giảm nghèo, nông nghiệp. Có thể phân cấp trách nhiệm giám sát dự án cho từng địa phương để người dân có thể trực tiếp tham gia lập kế hoạch và xem xét quá trình thực hiện dự án. Bảo đảm người dân được cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động kinh tế, các chỉ tiêu kế hoạch và nguồn tài chính cho các dự án, chương trình phát triển ở địa phương, được quyền tham gia, góp ý kiến xây dựng kế hoạch phát triển, tham gia thực hiện, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và đóng góp công

lao động, thể hiện vai trò chủ nhân để nâng cao trách nhiệm trong sử dụng và quản lý công trình cơ sở hạ tầng.

Cần tiếp tục tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong trong đầu tư và thực hiện dự án. Nhà nước cũng cần giảm bớt mối đầu tư, khắc phục tình trạng đầu tư qua nhiều khâu, nhiều cấp để chống đầu tư trùng lặp và cắt xén vốn đầu tư. Phải quy định rõ trách nhiệm của cơ quan cấp vốn là phải cấp đúng tiến độ, quy mô và bảo đảm nguồn vốn đó đến được tận tay người dân.

c) Vốn đầu tư phát huy tác dụng hiệu quả đến đâu phụ thuộc vào cán bộ lãnh đạo, các ngành mà trực tiếp là những cán bộ làm công tác quản lý đầu tư từ TW đến cơ sở. Thực tiễn cho thấy, địa phương nào mà cán bộ có năng lực cao thì hiệu quả đầu tư cũng cao. Do vậy chúng ta cần tiếp tục tăng cường năng lực cán bộ quản lý cấp xã cả về số lượng và chất lượng để sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn. Cần phải phân công thêm cán bộ chuyên trách cho các chương trình dự án Xoá đói giảm nghèo đồng thời tăng cường cán bộ kỹ thuật chuyên môn trong công tác đào tạo về quản lý chương trình lập kế hoạch, giám sát và đánh giá dự án. Về chất lượng, các cán bộ cấp xã, bản cần được đào tạo một cách bài bản với những nội dung như: phương pháp xây dựng, quản lý và cách thức phối hợp lồng ghép các dự án nhỏ trên địa bàn xã; quản lý sử dụng và khai thác các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống. Tiếp tục thực hiện chính sách đẩy mạnh các chính sách thu hút nhân tài về các địa phương.

d) Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần khuyến khích các thành phần kinh tế khác tiếp tục đầu tư phát triển ở các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, tránh tình trạng nguồn vốn từ NSNN chỉ tập trung cho các doanh nghiệp Nhà nước. Bởi chúng ta đều biết rằng các doanh nghiệp này hoạt động không mấy hiệu quả làm lãng phí nguồn lực của Nhà nước, lãng phí đồng vốn đầu tư cho nông nghiệp và xoá đói giảm nghèo. Nhà nước khuyến khích các hộ nông dân đầu tư và làm giàu chính đáng. Chúng ta cũng cần phải thu hồi mặt bằng đối

với những doanh nghiệp sử dụng kém hiệu quả để cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thuê lại; biểu dương và tôn vinh các nhà doanh nghiệp có chí hướng phát triển lâu dài trong một số lĩnh vực đã kinh doanh đạt hiệu quả, đóng góp Ngân sách và tạo nhiều việc làm cho người nghèo.

e) Cuối cùng, cũng sẽ rất cần thiết nếu chúng ta quan tâm đến việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực; đặc biệt là việc đầu tư giáo dục đưa kiến thức về tận người dân tại các vùng khó khăn. Có như vậy họ mới biết cách sử dụng vốn và đầu tư có hiệu quả hơn.

Tóm lại, hiệu quả đầu tư nói chung và đặc biệt là hiệu quả đầu tư cho CBXH chưa cao đòi hỏi các biện pháp khắc phục trước mắt cũng như lâu dài. Như thủ tướng Phan Văn Phải nói tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2002 -2007: “ Từ nay trở đi phải soát xét rất kỹ về đầu tư. Chúng ta đã có những bài học đau xót về sự ấu trĩ trong đầu tư, không mang lại hiệu quả kinh tế. Từng bộ, ngành phải soát xét lại cách đầu tư, bảo đảm đầu tư tập trung, đúng hướng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh, tạo việc làm cho người lao động.”

3. Tiếp tục hoàn thiện các chính sách đầu tư cho công bằng xã hội.

Để hoàn thiện các chính sách đầu tư, trước hết chúng ta cần phảI xác định rõ mục tiêu đầu tư và có chính sách đầu tư cụ thể cho các ngành và lĩnh vực. Có như vậy, các chính sách đầu tư cho CBXH mới không bị chồng chéo lẫn nhau.

Tiếp tục rà soát, điều chinh bổ sung các quy hoạch, các chương trình dự án đang triển khai đầu tư phù hợp với yêu cầu phát triển của các ngành, địa phương và hội nhập của nền kinh tế; đồng thời làm căn cứ cho đầu tư xây dựng các chương trình, dự án tiếp theo của ngành, vùng.

Đối với các chương trình dự án Nhà nước đang tập trung đầu tư như đầu tư thuỷ lợi trong ngành nông nghiệp, chương trình định canh, định cư trong đầu tư cho các xã khó khăn,..hoặc Nhà nước đầu tư 100% vốn ngân sách thì chuyển sang hình thức đầu tư khỏc bằng nhiều nguồn vốn, để các

thành phần kinh tế khác cũng tham gia vào các dự án này. Nhà nước chỉ đầu tư hỗ trợ các hạng mục chủ yếu như thuỷ lợi, đường giao thông chính, các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho người nghèo. Có như vậy, nguồn vốn từ NSNN sẽ được tập trung trọng diểm hơn, ít phân tán dàn trải.

Nhà nước cũng cần tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện các chính sách đầu tư phát triển để huy động mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư của xã hội, nhất là vốn đầu tư của khu vực tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh Luật khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài; mở rộng phạm vi hình thức ưu đãi để thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư của xã hội cho nông nghiệp và nông thôn và các vùng khó khăn.

Tiếp tục tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị quản lý dự án xoá đói giảm nghèo trong việc đưa ra các chính sách đầu tư phù hợp để tránh tình trạng các chính sách chồng chéo nhau, các chính sách của vùng này lại làm kìm hãm và cạnh tranh với vùng khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, cần đẩy mạnh các chính sách thu hút nhân tài về các vùng khó khăn. Có thể đào tạo với những người ở ngay tại địa phương đó hoặc ưu tiên những cán bộ nhiều tâm huyết về với vùng cao, đưa các sinh viên trẻ có khả năng cống hiến cao về các xã, bản, mường. Tất nhiên, chúng ta phải cụ thể các chính sách khuyến khích đó bằng các ưu đãi về tiền lương, công việc ổn định và nhà cửa tai các địa phương đó.

Cuối cựng, Nhà nước cần thực hiện các chính sách về đầu tư và tín dụng cho người nghèo nhằm mở rộng khả năng vay cho nông dân, chặn đứng tệ văy nặng lói thường phổ biến ở vùng nông thôn hay ở mốt số vùng người dân cũn cú trỡnh độ kém. Trong đó, nhà nước cần quy định lói suất cho vay hợp lý đối với từng vùng, từng hộ đặc biệt khó khăn để người đi vay có khả năng trả được nợ vay ngân hàng.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CBXH.

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động đầu tư cho công bằng xã hội tại việt nam (Trang 31 - 36)