MỘT SỐ MỤC TIÊU TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CBXH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA.

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động đầu tư cho công bằng xã hội tại việt nam (Trang 29 - 31)

CBXH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA.

1. Mục tiêu về giảm tỷ lệ nghèo đói.

Đến năm 2010 giảm 2/5 tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo quốc tế và giảm 3/4 tỷ lệ nghèo về lương thực thực phẩm so với năm 2000. Đến năm 2005 giảm 2/5 tỷ lệ hộ nghèo và đến 2010 giảm 3/5 tỷ lệ hộ nghèo so với năm 2000 theo chuẩn của Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm.

2. Đảm bảo công trình hạ tầng thiết yếu cho người nghèo, cộng đồng nghèo và xã nghèo đồng nghèo và xã nghèo

Tiếp tục cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các công trình hạ tầng thiết yếu (thuỷ lợi nhỏ, trường học, trạm y tế xã, đường giao thông, điện chiếu sáng, nước sinh hoạt, chợ, các điểm bưu điện văn hóa xã, nhà hội họp...) bảo đảm đến năm 2005 cung cấp cho 80% xã nghèo và đến 2010 cho 100% xã nghèo có các cơ sở hạ tầng thiết yếu. Đến năm 2005 mở rộng điện lưới quốc gia đến trung tâm 900 xã nghèo, bảo đảm 90% số xã có điện. Bảo đảm có đường ô tô về tới trung tâm xã. Phấn đấu 80% đường xã có kết cấu mặt đường phù hợp, trong đó 30% mặt đường được rải nhựa hoặc xi măng.

Đến năm 2005, phấn đấu 80% dân số thành thị, đặc biệt là ở những khu vực xa đường giao thông chính, và 60% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch với số lượng 50 lít/người/ngày.

3. Tiếp tục giải quyết việc làm đặc biệt cho người nghèo.

Giải quyết thêm việc làm cho khoảng 1,4-1,5 triệu lao động/năm. Nâng tỷ lệ lao động nữ trong tổng số việc làm mới lên 40% vào năm 2005 và 50% vào năm 2010. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào năm 2005 và 40% vào năm 2010. Nâng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên 80% vào năm 2005 và 85% vào năm 2010, trong đó tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của nữ là 75% vào năm 2005 và 80% vào năm 2010.

Giảm tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở thành thị xuống khoảng 5,4% trong tổng số lao động trong độ tuổi vào năm 2005 và xuống dưới 5% vào năm 2010.

4. Tăng cường hệ thống giáo dục và đưa giáo dục vè tay người nghèo. nghèo.

Củng cố, duy trì và phát huy thành quả phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, đặc biệt ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thực hiện phổ cập trung học cơ sở trong cả nước. Tăng tỷ lệ trẻ em dưới 3 tuổi đến nhà trẻ từ 12% năm 2000 lên 15% năm 2005 và 18% năm 2010. Tăng tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi lên 97% vào năm 2005 và lên 99% vào năm 2010. Tăng tỷ lệ học sinh học xong tiểu học lên 85-95% vào năm 2010. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố, khu đô thị và một số nơi khác vào năm 2005 và toàn quốc vào năm 2010. Tăng tỷ lệ học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi lên 80% vào năm 2005 và 90% vào năm 2010.Tăng tỷ lệ học sinh trung học phổ thông trong độ tuổi lên 45% vào năm 2005 và 50% vào năm 2010. Phấn đấu đến năm 2010, phần lớn các trường tiểu học và phổ thông cơ sở có đủ điều kiện cho học sinh học tập và hoạt động hai buổi tại trường.

Phấn đấu xóa mù chữ cho 95% số phụ nữ bị mù chữ ở độ tuổi dưới 40 tuổi vào năm 2005 và 100% vào năm 2010. Thu hút học sinh trong độ tuổi vào các trường trung học chuyên nghiệp đạt 10% vào năm 2005, 15% năm 2010; thu hút học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào các trường dạy nghề từ 6% năm 2000 lên 10% năm 2005 và 15% năm 2010. Cải thiện chất

lượng giáo dục ở mọi cấp học và cho mọi đối tượng, đặc biệt chú ý đến các học sinh nghèo. Nâng cao chất lượng giáo dục cho tất cả mọi người, đặc biệt cho người nghèo.

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động đầu tư cho công bằng xã hội tại việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w