ĐẦU TƯ CHO CÁC VẤN ĐỀ PHÚC LỢI XÃ HỘ

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động đầu tư cho công bằng xã hội tại việt nam (Trang 26 - 29)

1. Tình hình đầu tư cho gáo dục và tính CBXH trong giáo dục.

1.1. Tình hình đầu tư cho Giáo dục và đào tạo.

Phát triển GD ĐT nhằm tạo ra các cơ hội về việc làm mới và nâng cao thu nhập qua đó thúc đẩy xoá đói giảm nghèo và thực hiện CBXH .

Nhà nước ta từ trước tới nay đều rất chú trọng đầu tư cho giáo duc. Ngân sách giáo dục từ năm 1995 trở đi mỗi năm tăng 1% và năm 2000 ngân sách giáo dục đạt 15% tổng ngân sách tiêu dùng. Giai đoạn 1996- 2000, vốn đầu tư cho giáo dục là 15400 tỷ đồng chiếm 2,7 % vốn đầu tư toàn xã hội. Tỷ lệ đầu tư cho giáo dục từ vốn NSNN giai đoạn 1996-2000 là 6,6%. Trong giai đoạn 2001- 2003, đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, tăng 15,2%/năm, nên tỷ trọng vốn đầu tư cho các lĩnh vực này đó đạt tương ứng là 12,7% và 8,1% vốn đầu tư toàn xã hội. Cũng trong giai đoạn 2001- 2003, tỷ lệ đầu tư cho khoa học và cụng nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao từ nguồn NSNN chiếm 21,1%. Năm2003, tỷ lệ đầu tư cho giáo dục và đào tạo là chiếm 3,2% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Đầu tư cho giáo dục đã bước đầu tập trung xây dựng các cơ sở giáo dục trọng điểm, đã hình thành cơ sở vật chất ban đầu cho các cơ sở giáo dục lớn. Vốn viện trợ và vay nước ngoài (ODA) đã được ưu tiên đầu tư cho giáo dục chưa kể các dự án viện trợ không hoàn lại. Nhà nước đã thực hiện một số dự án thành công như như dự án phát triển giáo dục tiểu hoc (gần 80 triệu USD

vay vốn WB), dự án phát triển giáo dục dạy nghề (trên 100 USD, vay vốn ADB), chương trình kiên cố hoá trường học…

Tình trạng thất thoát trong đầu tư xây dựng trường học là rất lớn. Cũng như trong đầu tư xây dựng cơ bản khác, trong khâu lập và thẩm định dự án, hiện tượng lập dự toán vượt khối lượng so với thiết kế rất phổ biến. Ngoài ra, quy trình lập, phê duyệt đầu tư không chặt chẽ, sử dụng vốn không đúng mục đích đã gây lãng phí rất lớn.

1.2. Tình hình CBXH trong đầu tư cho giáo dục.

Đầu tư cho Giáo dục cho đã tăng nhưng tính bất bình đẳng trong giáo dục cũng tăng nhanh. Trong thành thị xu hướng đầu tư vào giáo dục ngày càng tăng trong lúc ở nông thôn đặc biệt là vùng sâu, vùng xa giáo dục bị xuống cấp nghiêm trọng. Người dân ở những khu vực này ít có xu hướng đầu tư cho giáo dục. Chính vì vậy, trong khi cơ hội giáo dục ở khu vực thành thị có rất nhiều thì ở khu vực nông thôn lại rất ít. Và khu vực thành thị có 47% dân số tốt nghiệp PTTH trở lên thì ở nông thôn chưa quá 30% số dân tốt nghiệp PTCS (số liệu năm 2000).

Cũng theo số liệu thống kê năm 2000, chúng ta thấy khoảng 90% người nghèo chỉ có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn. Kết quả điều tra mức sống cho thấy, trong số người nghèo, tỷ lệ số người chưa bao giờ đi học chiếm 12%, tốt nghiệp tiểu học chiếm 39%; trung học cơ sở chiếm 37%. Chi phí cho giáo dục đối với người nghèo còn lớn, chất lượng giáo dục mà người nghèo tiếp cận được còn hạn chế, gây khó khăn cho họ trong việc vươn lên thoát nghèo.

Tỷ lệ nghèo giảm xuống chỉ khi trình độ giáo dục tăng lên. 80% số người nghèo làm các công việc trong nông nghiệp có mức thu nhập rất thấp. Trình độ học vấn thấp hạn chế khả năng kiếm việc làm trong khu vực khác, trong các ngành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao hơn và ổn định hơn.

Năm 2003, đầu tư cho y tế và cứu trợ xã hội cũng tăng, chiếm khoảng 1,3% so với vốn đầu tư toàn xã hội. Trong giai đoạn 2001- 2003, đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, tăng 15,2%/năm, nên tỷ trọng vốn đầu tư cho các lĩnh vực này đó đạt tương ứng là 12,7% và 8,1% vốn đầu tư toàn xã hội. Theo Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2003- 2005, ngành y tế cần đầu tư khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, con số trên vẫn còn quá nhỏ bé so với nhu cầu về y tế của người dân. Hầu hết các xã có cơ sở y tế nhưng thuốc men, trang thiết bị nghèo nàn, đội ngũ thầy thuốc còn nhiều hạn chế. Chi phí sử dụng dịch vụ y tế và tiền thuốc chữa bệnh trung bình của một người là 35000 đồng cho 1 lần khám và điều trị tại các trạm y tế xã; 77000 đồng cho một lần đi khám và chữa bệnh ngoại trú tại bệnh viện và con số này là 210000 đồng cho một lần chữa bệnh nội trú tại bệnh viện. Số liệu trên cho thấy các gia đình đã phảI trả khá nhiều tiền cho việc sử dụng các y tế. Do đó, cơ hội chữa bệnh cho người có thu nhập thấp lại càng khó hơn khi 1 tháng thu nhập của họ chỉ khoảng hơn 100000 đồng. Do vậy tính bình đẳng trong y tế cũng khó thực hiện.

CHƯƠNG III.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘIỞ VIỆT NAM TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘIỞ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động đầu tư cho công bằng xã hội tại việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w